Mẹ bị vỡ ối có cần mổ ngay không?

Vỡ ối không phải là chỉ định để mổ, bởi vì vỡ ối vẫn đẻ thường được.

Image result for vỡ ối

Mẹ bầu bị vỡ ối. (Ảnh minh họa)

Vỡ ối nhưng nếu đo tim thai bình thường thì bác sĩ sẽ cho theo dõi thêm để xem cổ tử cung có mở được hay không. Nguyên tắc là sẽ theo dõi đẻ thường, chỉ đi mổ khi không còn cách nào khác.

Bởi vì mổ không phải là phương pháp an toàn tuyệt đối mà số ít người (1/20.000 người) có thể bị sốc thuốc tê và tử vong.

Mặt khác nếu mổ một lần rồi thì lần sau 50% số người sẽ phải mổ lại.

Mổ thì bạn sẽ tốn nhiều tiền hơn, mất nhiều máu hơn, thuốc dùng nhiều hơn, sữa xuống chậm hơn, đau nhiều hơn… Nếu kiêng khem quá mức thì sức khỏe sẽ kém, từ đó có thể bị nhiễm trùng và toác vết mổ.

Mổ khi cổ tử cung đã mở 3 - 4 cm thì việc thoát sản dịch sẽ tốt hơn, tử cung sẽ co hồi nhanh hơn, mẹ sẽ hồi phục nhanh hơn. Bên cạnh đó, em bé được thử thách bởi những cơn gò chuyển dạ khi ra đời sức chống đỡ sẽ tốt hơn.

Nếu đẻ thường thì khi đi qua khung chậu ngực bé sẽ bị sức ép làm cho các thứ dịch bên trong phổi trào ra ngoài giúp phổi được sạch.

Khi vỡ ối, đủ thời gian quy định thì bác sĩ sẽ chích thuốc kháng sinh cho bạn để tránh nhiễm trùng.

Ối đã vỡ mà theo dõi sinh thường được sẽ tốt hơn cho sức khỏe của mẹ vì khi ối vỡ rồi, vết mổ sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn bởi vết rạch trên bụng khá dài.

Việc em bé nhiễm trùng ối thì không hẳn là do không mổ sớm mà còn phụ thuộc và nhiều yếu tố khác. 

Đối với em bé bị nhiễm trùng ối thì việc dùng kháng sinh là giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất, bởi kháng sinh là chống lại vi khuẩn, khi gọi là nhiễm trùng tức là nhiễm vi khuẩn, vì vậy, chỉ có kháng sinh là cách điều trị tốt nhất.

Có nhiều trường hợp khi nằm chờ sinh, bác sĩ không khám nhiều sẽ khiến bệnh nhân lầm tưởng rằng bác sĩ không quan tâm. Điều đó không đúng. Bởi vì nếu khám liên tục thì sẽ dễ làm cho cổ tử cung sưng nề lên và khó mở ra. Kèm theo đó, cho dù bác sĩ dùng găng vô khuẩn để khám nhưng âm đạo, âm hộ của bạn là không vô khuẩn, do vậy, mỗi lần đưa tay vào thì vi khuẩn sẽ vào theo, đặc biệt khi đã vỡ ối thì càng phải khám càng ít lần càng tốt, có nghĩa là chỉ khám khi thật sự cần thiết.

Trong phòng sinh bao giờ cũng có một cái bàn để y, bác sĩ làm việc, bạn không nhìn thấy họ nhưng họ vẫn nhìn thấy bạn, có việc gì cần bạn chỉ cần gọi là họ sẽ nghe thấy.

Tuy nhiên, thai phụ thì cũng có nhiều kiểu người, có người thì chịu đựng tốt nhưng có người thì nhát gan gọi liên tục mặc dù không có vấn đề gì quan trọng.

Cho nên hãy cố gắng, đẻ thì đau là tất nhiên, không đau thì đâu có đẻ được? Bạn chỉ nên gọi nhân viên y tế khi cần trợ giúp bởi nếu gọi quá nhiều ngay cả khi không có vấn đề gì thì dễ gây hiểu lầm, dẫn đến việc khi bạn có vấn đề thực sự thì lại bị bỏ qua vì trước đó họ đã tới nhiều lần nhưng bạn không có vấn đề gì nghiêm trọng.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe của mẹ và thai nhi cần giải đáp, hãy Gọi thoại - Gọi Video Khám Từ Xa với bác sĩ Phụ sản khoa để được tư vấn và hướng dẫn cách xử trí.  

BS Lường Thị Thiềm

Bệnh viện Quận Thủ Đức

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan