Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 48

Nếu bé chưa biết đi, thì sẽ sớm thôi, bé sẽ có những bước đi độc lập đầu tiên cho mình. (Lúc này nếu bé vẫn chưa đi được, thì bạn cũng không nên lo lắng, nhiều trẻ phát triển bình thường đến tận 16 hoặc 17 tháng tuổi mới bắt đầu đi).

Bé phát triển thế nào ?

Những bước đầu tiên

Dành cho năm đầu đời của bé – Tuần 48

Nếu bé chưa biết đi, thì sẽ sớm thôi, bé sẽ có những bước đi độc lập đầu tiên cho mình. (Lúc này nếu bé vẫn chưa đi được, thì bạn cũng không nên lo lắng, nhiều trẻ phát triển bình thường đến tận 16 hoặc 17 tháng tuổi mới bắt đầu đi).
Bạn có thể khuyến khích bé đi bằng cách đứng hoặc quỳ trước mặt bé, giữ hoặc nắm tay và dắt bé đi về phía bạn. Nếu bé giống như hầu hết những đứa trẻ khác, thì bé sẽ đi chập chững với hai cách tay giơ về phía trước và khuỷu tay cong lại, bụng hướng về trước và đẩy mông về phía sau để giữ cân bằng.
Luôn đảm bảo chỗ cho bé tập đi phải thật an toàn, được lót thảm hay khăn mềm mại. Thực hiện chính xác các hướng dẫn bảo vệ an toàn cho trẻ, tuyệt đối không để trẻ tập đi một mình.

Bỏ núm vú giả

Bạn có thể sẽ cảm thấy, dường như bé ngày càng yêu thích việc sử dụng núm vú giả, nhưng theo các chuyên gia thì đây là thời điểm tốt để bé bỏ vú giả.
Bé sử dụng núm giả càng lâu, thì sẽ càng khó bỏ, thêm nữa, đây là thời gian tốt để bé tập nói nên nếu ngừng sớm thì sẽ tốt hơn cho trẻ, vì chắc chắn rằng bé sẽ lười nói chuyện nếu như mãi ngậm một thứ gì đó trong miệng cả ngày.
Bỏ núm giả có thể sẽ khó khăn đối với cả bạn và trẻ. Vì thế hãy thực hiện từ từ là điều cần thiết. Hạn chế thời gian sử dụng vào ban ngày, bỏ hẳn việc cho bé sử dụng vào ban đêm.

Những trò chơi mới

Bây giờ bé có thể sẽ trở nên thành thạo hơn với những trò chơi vận động để luyện tập cho các cơ bắp trở nên chắc khỏe hơn. Một vài trẻ em ở độ tuổi này có khả năng dành 2 - 5 phút để tập trung chơi một trò chơi trong im lặng, mặc dù bé vẫn là một đứa trẻ thích ồn ào.
Bé có thể sẽ cảm thấy hào hứng với những trò như đẩy, ném hay đập một vật gì đó xuống đất, thích đưa cho bạn một vật gì đó sau đó lấy lại, hoặc tỏ ra vui vẻ khi đổ tất cả đồ chơi ra khỏi thùng rồi lại nhặt  trở về. Ngoài ra, bé cũng vô cùng thích thú với các âm thanh hỗn tập ồn tạo được tạo ra khi cho nhiều đồ vật đập tung tóe vào nhau.

Tìm hiểu về: Bệnh thủy đậu

Con tôi có thể bị thủy đậu không?

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 48

Có, mặc dù không chắc chắn. Tuy vậy, biết về những triệu chứng thủy đậu lúc này là điều cần thiết. Hãy chú ý những nốt mụn đỏ đặc biệt là nếu bé vừa mới tiếp xúc với bé khác đang mắc bệnh (Những triệu chứng thường xuất hiện sau 10 đến 21 ngày phơi nhiễm). Lúc đó, bạn sẽ thấy những nốt mẩn nhỏ đỏ trên da phát triển thành mụn nước chứa dịch lỏng màu hồng bên trong, sau đó sẽ đóng vảy màu nâu nhạt. Các nốt này đầu tiên xuất hiện trên thân và da đầu sau đó lan ra mặt, cánh tay, và chân. Bé cũng có đấu hiệu mệt mỏi, không có cảm giác đói và bị sốt nhẹ.

Bạn nên làm gì khi bé bị thủy đậu?

Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi để tránh tình trạng nhiễm trùng gây ra sẹo, cắt móng tay, đeo găng tay cho bé để bé không tự cào xước làm vỡ các bọng nước. Bạn có thể làm giảm cảm giác ngứa cho trẻ bằng cách cho bé tắm nước mát có bỏ vào một ít bột yến mạch (oatmeal) hoặc bột nở (baking soda), sau đó thoa kem dưỡng da calamime, giảm sốt cho bé  bằng acetaminophen (không được sử dụng aspirin).
Đưa trẻ đi khám bác sĩ khi thấy bệnh có những diễn biến xấu như: xuất hiện những vết loét, có bọng nước bên trong mắt và miệng, bé sốt liên tục trong vài ngày, hoặc da bé bị sưng to đỏ và đau rát.

Có nên tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu?

Hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ em trên 1 tuổi cần được tiêm liều vắc-xin thủy đậu lần đầu để dự phòng bệnh thủy đậu. Liều vắc-xin thủy đậu thứ hai thường được tiêm lúc bé được 4 - 5 tuổi thì mới hoàn toàn dự phòng được bệnh thủy đậu.
Vắc xin này gây ít tác dụng phụ ở trẻ em khỏe mạnh và bảo vệ đến 95% nguy cơ dẫn đến các tình huống bệnh nghiêm trọng. Việc tiêm không được khuyến khích nếu bé có tiền sử dị ứng nặng với gelatin, neomycin kháng sinh, hoặc mũi chủng ngừa trước.
Nếu bé bị ung thư hoặc bé mắc phải những căn bệnh nghiệm trọng gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bé, bé mới được truyền máu gần đây, hoặc đang dùng steroid liều cao, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để có những đánh giá cẩn thận trong việc tiêm chủng.

Cuộc sống của bạn: Đánh bay sự bất an khi làm bố mẹ

Phần lớn các ông bố bà mẹ cảm thấy không an toàn với vai trò mới của mình trong việc nuôi con. Hãy cố gắng tin tưởng vào bản năng làm bố mẹ của mình nhưng phải nhớ rằng những kỹ năng (và tự tin) đến từ những kinh nghiệm và cả giáo dục. Ai cũng phải mắc lỗi đôi lần khi bắt đầu làm một chuyện gì đó, nhưng nó cũng là cách mà ta học tập, lấy được nhiều kinh nghiệm hơn từ cuộc sống. Tự đặt câu hỏi và cố gắng tìm ra câu trả lời khi bạn không biết chắc chắn phải làm gì cho đúng. Cùng với thời gian, bạn sẽ ngày càng tiến bộ và cảm thấy tự tin hơn với khả năng nhận ra những nhu cầu của con và làm thế nào để đáp ứng và hoàn thành chúng. Cảm giác lo lắng sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn, nó trở thành một phần của cuộc sống làm cha mẹ.
Một trong những cách đáng thử để giúp bạn giảm đi phần nào những lo lắng và căng thẳng khi làm cha mẹ đó là tham gia vào những hội nhóm của các ông bố bà mẹ. Tại đó, bạn có thể tìm được những phụ huynh khác có nhiều trăn trở và lo lắng giống như bạn. Bạn có thể cùng họ chia sẻ kinh nghiệm hay đơn giản là tìm sự đồng cảm. Bạn cũng sẽ nhận ra rằng, mỗi ông bố bà mẹ điều có những kiếm khuyết riêng, vì vậy, bạn cũng đừng nên đòi hỏi và tạo áp lực cho bản thân quá nhiều.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 06-01-2021 -

Bài viết liên quan