Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 42

Ngón tay của bé dần trở nên nhanh nhẹn hơn. Bé đã biết sử dụng ngón trỏ và ngón cái để nhặt những thứ nhỏ bé xung quanh. Giờ đây, bé có thể nhặt một mảnh ngũ cốc nhỏ rơi vãi khi ăn mà không cần bất cứ điểm tựa hay hỗ trợ bên ngoài nào.

Bé phát triển như thế nào?

Năng lực của những ngón tay

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 42

Ngón tay của bé dần trở nên nhanh nhẹn hơn. Bé đã biết sử dụng ngón trỏ và ngón cái để nhặt những thứ nhỏ bé xung quanh. Giờ đây, bé có thể nhặt một mảnh ngũ cốc nhỏ rơi vãi khi ăn mà không cần bất cứ điểm tựa hay hỗ trợ bên ngoài nào.
Bé dễ bị hấp dẫn bởi những thứ nhỏ bé cũng như thích nếm - thử nghiệm chúng. Điều này hoàn toàn tốt miễn đó là thứ có thể ăn được, và không được quá nhỏ, nếu không bé có thể bị nghẹt thở vì chúng.
Một lưu ý nhỏ để tránh cho bé ăn những thứ cứng và thô như một củ cà rốt sống hoặc cả một quả nho to. Hãy đưa cho bé những miếng rau được nấu mềm, phô mai, hay trái cây mềm được gọt vỏ và cắt nhỏ, để bé có thể luyện tập cho những ngón tay bé xinh của mình.

Di chuyển nhiều hơn

Trong tuần này, bé đã có thể bò vững bằng tay và đầu gối của mình, đẩy phần lưng song song với sàn nhà. (Nhiều trẻ học bò trước, trong khi một số khác qua giai đoạn bò mà đứng, và đi luôn.) Bây giờ bé thậm chí còn có thể bò lên cầu thang.
Ở lứa tuổi này, bé ngồi một cách tự tin và thậm chí có thể đi hoặc đứng lên bằng cách vịn vào bàn ghế xung quanh mà không cần hỗ trợ. Bé sẽ bước đến những vị trí mà bé muốn, cố gắng nhặt món đồ chơi yêu thích trong khi đang đứng.
Đây là một trong những bước đầu tiên cho sự tự lập của bé sau này. Hầu hết các bé có thể chập chững đi những bước đầu tiên vào khoảng 9 đến 12 tháng tuổi và có thể đi vững vào 14 hoặc 15 tháng tuổi.

Tìm hiểu về: Côn trùng cắn và đốt

Làm gì khi bé côn trùng đốt?

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 42

Hầu hết vết côn trùng đốt chỉ gây khó chịu chứ không quá nguy hiểm cho tính mạng, trừ khi bé bị dị ứng với nọc độc của côn trùng. Những bước dưới đây có thể giúp bạn bảo vệ bé:

  1. Lấy ngòi chích ra ngoài bằng cách khều nhẹ, tuyệt đối không được nặn.
  2. Rửa sạch vùng bị đốt bằng nước và xà phòng.
  3. Giảm đau bằng cách chườm đá khoảng 15 phút. Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi trước khi cho bé dùng thuốc giảm đau.
  4. Đến bác sĩ khi bé có các triệu chứng như tiêu chảy, sốt, ói mửa và chỗ sưng to ra sau 24 tiếng.
  5. Bạn cũng nên gọi bác sĩ nếu khu vực xung quanh vết cắn có dấu hiệu đỏ, đau và sưng hơn nhiều so với lúc ban đầu.

Làm sao biết bé có bị dị ứng hay không?

Sốc phản vệ khi bị đốt thường rất hiếm xảy ra trừ khi bé bị dị ứng. Tất nhiên là bạn có thể không biết bé bị dị ứng cho đến khi bé bị côn trùng đốt.
Nếu bé bị dị ứng, bé có thể gặp các vấn đề về thở và bắt đầu thở khò khè.
Bé có thể nôn mửa, đau bụng, mặt ửng đỏ, chóng mặt, phát ban, hoặc sưng (lưỡi, tay, mặt), buồn ngủ và khó chịu.
Nếu bé có những dấu hiệu này, quấn bé bằng khăn mềm và lập tức mang bé đến bệnh viện.

Ngăn chặn côn trùng đốt bằng cách nào?

Bạn không thể tiêu diệt hết tất cả các côn trùng ở xung quanh, cũng như không thể giữ bé trong nhà mãi được. Thế nên điều bạn có thể làm là giữ cho bé an toàn khỏi côn trùng bằng cách sử dụng thuốc xịt, hoặc thuốc bôi ngoài da chống côn trùng, mặc áo tay dài, quần dài và mặc vớ mỗi khi ra ngoài. Lưu ý nhỏ là bạn nên mặc cho bé đồ màu trắng hoặc những màu sáng vì những màu này ít hấp dẫn côn trùng và nó cũng dễ dàng hơn cho bạn trong việc phát hiện côn trùng. Nên tránh sử dụng những sản phẩm có nước hoa và mùi hương vì nó dễ thu hút côn trùng.

Cuộc sống của bạn: Truyền thống gia đình và các dịp lễ

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 42

Khi bạn chưa kết hôn, bạn cùng người thân chuẩn bị cho các dịp lễ lớn trong năm như tết nguyên đáng, tết trung thu, giỗ tổ hay những dịp lễ hội khác ra sao? Bạn tổ chức sinh nhật cho mình cũng như cho những người thân yêu nhất như thế nào? Đi đâu chơi xa trong những ngày lễ dài?
Khi bắt đầu cuộc sống gia đình, có lẽ bạn cũng sẽ suy nghĩ về những lễ nghi truyền thống của gia đình, dân tộc, gắn bó với bạn từ khi còn thơ ấu, và lúc này là lúc mà bạn phải tạo ra chúng trong chính gia đình nhỏ của mình. Em bé có lẽ hoàn toàn không hiểu hay không quá thích thú với những dịp lễ tết, nhưng nếu bạn cứ tiếp tục thực hiện những truyền thống tốt đẹp này, nó sẽ đem đến cho gia đình bạn cảm giác yên bình, đầm ấm, và hạnh phúc.
Hãy tự tạo ra truyền thống cho gia đình mình, dù đó là những điều thường xuyên và nhỏ nhặt như: bố mẹ cùng đọc sách cho con nghe trước giờ đi ngủ, chào và chúc nhau mỗi sáng và tối, cho thú cưng ăn, và cùng nhau đi dạo sau bữa cơm tối... Bạn có thể tổ chức những chuyến đi chơi xa cho cả gia đình, nhưng khi đó hãy đảm bảo bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 06-01-2021 -

Bài viết liên quan