Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 4

“Tummy time” dùng để chỉ khoảng thời gian bạn cho bé nằm sấp khi thức. Tư thế tốt nhất cho em bé khi ngủ là nằm ngửa, nhưng mỗi ngày bạn nên tập cho bé nằm sấp để tăng cường sự dẻo dai cho cơ cổ, giúp cổ nhanh cứng cáp.

Bé phát triển như thế nào?

Cho bé nằm sấp

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 4

“Tummy time” dùng để chỉ khoảng thời gian bạn cho bé nằm sấp khi thức. Tư thế tốt nhất cho em bé khi ngủ là nằm ngửa, nhưng mỗi ngày bạn nên tập cho bé nằm sấp để tăng cường sự dẻo dai cho cơ cổ, giúp cổ nhanh cứng cáp. Nhờ đó mà bé nhanh biết ngẩng đầu, lật, ngồi dậy và bò. Thay đổi tư thế nằm cũng giúp bé không bị bẹt đầu.
Đến cuối tuần này, bé có thể ngẩng đầu một lúc và nghiêng đầu sang hai bên khi đang nằm sấp bụng. Đưa mặt lại gần bé để khuyến khích bé ngẩng lên nhìn bạn. Gấp một cái khăn mềm hoặc chăn đặt dưới ngực để giúp bé dễ dành nâng đầu lên. Hệ thống thần kinh và cơ của bé sẽ sớm phát triển và những cử động vụng về sẽ nhanh chóng trở nên thuần thục và nhanh nhẹn hơn.

Tự làm dễ chịu

Bạn biết không trẻ rất yêu thích và cần được mút, vì thế đừng cố gắng ngăn cản bé. Thực tế cho thấy, núm vú giả có công dụng tuyệt vời giúp bé bình tĩnh lại. Khi không có núm vú giả hoặc tay bạn ở đó, bé thậm chí tự ngậm lấy ngón tay cái hoặc các ngón tay khác của mình để dỗ dành bản thân và cảm thấy dễ chịu hơn.
Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị cho bé dùng núm vú giả vào giờ ngủ trưa hoặc trước khi đi ngủ, dựa trên các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng núm vú giả có thể làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

Bỏ hút thuốc lá

Nếu bạn hay chồng bạn hút thuốc, hãy bỏ ngay thói quen ấy đi. Hút thuốc thụ động (tiếp xúc với người hút thuốc lá) vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của bé – làm phổi của bé yếu đi, bé dễ bị viêm tai, ngáy nhiều hơn và rối loạn nhịp thở trong lúc ngủ, làm tăng nguy cơ đột tử trẻ sơ sinh gấp 2 lần, gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, hành vi của bé cũng như nhiều khó khăn khác trong học tập sau này. Ngay cả khi bạn không hút thuốc khi ở gần bé thì các hóa chất độc hại từ khói thuốc có thể lan truyền khắp nhà và lưu giữ lại khá lâu trong không khí.

Hãy nhớ rằng, em bé bây giờ là một cá thể độc lập

Mỗi đứa trẻ là duy nhất và sẽ có tốc độ phát triển riêng. Các thông tin liên quan đến sự phát triển trên đây chỉ đơn giản mô tả những gì bé sẽ thực hiện – nếu không phải là ngay hôm nay, thì cũng sẽ là một ngày gần đây. Nếu bé được sinh sớm (>3 tuần trước ngày dự sinh), hãy nhớ rằng những em bé sinh non thường cần thêm một chút thời gian để đáp ứng với điều kiện sống bên ngoài. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sự phát triển của bé, hãy Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ Nhi khoa nhé!

Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh (“Khóc dạ đề”)

Colic là gì?

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 4

Colic là thuật ngữ mô tả tình trạng khóc không kiểm soát ở những đứa trẻ khỏe mạnh. Khoảng 8 – 40% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này. Tất cả trẻ sơ sinh đều khóc nhiều hơn trong 3 tháng đầu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng hội chứng colic thì khác.

Một số bác sĩ định nghĩa hội chứng này theo quy luật: khóc 3 giờ liền, ít nhất 3 lần mỗi tuần, ít nhất trong 3 tuần liên tục – thường bắt đầu ở trẻ từ 3 – 6 tuần tuổi. Trẻ thường khóc đột ngột vào chiều tối. Nhiều trẻ khóc dữ dội, không thể dỗ nín được, tay nắm chặt và co chân lên. Tùy vào tình trạng và cơ thể mỗi bé nhưng thông thường hội chứng quấy khóc biến mất sau 3 tháng.

Nguyên nhân

Chưa tìm ra nguyên nhân chính xác. Một số người đưa ra giả thuyết là do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt hoặc do dị ứng thức ăn. Một số khác thì tin rằng nguyên nhân có thể do hệ thần kinh của bé vẫn còn đang hoàn thiện hoặc do tính khí bé dễ bị kích động quá mức. Một giả thuyết khác cho rằng hội chứng quấy khóc đôi khi gây ra bởi sự mất cân bằng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sơ sinh bị hội chứng này có hệ vi sinh đường ruột rất khác biệt.

Bạn nên làm gì?

Bạn nên nói với bác sĩ về tình trạng của bé để loại trừ những nguyên nhân có thể xảy ra, như vấn đề về đường tiêu hóa hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Bác sĩ có thể kiểm tra xem việc ăn uống và chỉ số tăng trưởng của bé có bình thường không, cũng như cho bạn biết cần phải làm gì khi bé bị hội chứng quấy khóc.
Mỗi trẻ là riêng biệt và có cách xoa dịu khác nhau, vì thế bạn cần thử một vài kỹ thuật để tìm ra đâu là phương pháp hiệu quả nhất. Sau đây là một vài gợi ý để tạo ra một môi trường dễ chịu giống như khi bé còn trong bụng mẹ – ấm áp, thư giãn:

  • Quấn bé trong chăn hoặc cho bé nằm trong xe đẩy
  • Đung đưa bé trên cánh tay
  • Bế bé ở tư thế thẳng đứng để giúp bé xì hơi
  • Mở những vật có thể tạo ra tiếng ồn và rung động lập đi lặp lại như máy hút bụi, máy rửa chén, máy sấy quần áo
  • Cho bé đi dạo – sự chuyển động có tác dụng xoa dịu bé.

Những ý tưởng khác: tắm nước ấm, dùng khăn ấm hay chai nước ấm đặt ngay bụng bé (lưu ý nhiệt độ phải phù hợp với da bé), hoặc cho bé ngậm núm vú giả. Một số cha mẹ đã chia sẻ rằng triệu chứng quấy khóc của bé được cải thiện nhờ thuốc không kê đơn simethicone, giúp giảm khí ở đường ruột. Và điều trị với men vi sinh (đặc biệt là Lactobacillus reuteri) cũng cho thấy tác dụng đối với một số trẻ.
Nghe bé khóc dữ dội khiến bạn bực bội và mệt mỏi. Việc thay phiên nhau dỗ dành bé giúp bạn thoải mái hơn. Nếu bạn phải đặt bé trong nôi hoặc nơi nào đó an toàn trong một vài phút để đi tắm hoặc nghỉ ngơi, hãy đảm bảo việc để bé một mình sẽ không làm tổn thương bé, ngay cả khi bé đang khóc.

Cuộc sống của mẹ: Sợi dây liên kết

Dành cho năm đầu đời của bé – Tuần 4

Một vài mẹ nói rằng ngay từ khi bé vừa cất tiếng khóc chào đời, họ đã cảm nhận được một tình thương yêu kỳ lạ với bé. Đó chính là sợi dây liên kết của tình mẫu tử. Tuy vậy, mối liên kết này không đơn thuần chỉ là một khoảnh khắc kỳ diệu trong phòng sinh. Nhưng hơn một nửa các bà mẹ phải mất một thời gian sau mới cảm nhận được điều này.
Mang thai, sinh con và hồi phục sau khi sinh đều là những trải nghiệm khó khăn, đặc biệt trong trường hợp có biến chứng. Nếu bạn chưa bao giờ dành nhiều thời gian bên trẻ con hay phải một mình chăm sóc bé, bạn sẽ cảm thấy lo lắng và băn khoăn không biết mọi việc mình làm có đúng không. Mối quan hệ giữa bạn và con cũng giống như các mối quan hệ khác – đòi hỏi phải có thời gian và sự quan tâm để những cảm xúc yêu thương này lớn dần lên.
Thế nên không nhất thiết phải cảm thấy tội lỗi nếu bạn nhìn bé mà có cảm giác như đang nhìn vào một người xa lạ bé nhỏ. Hãy chờ đợi một thời gian và bạn sẽ không thể tưởng tượng được một cuộc sống mà không có bé.
Tuy nhiên nếu sau vài tuần, cảm giác xa lạ vẫn còn, có thể bạn đang bị trầm cảm sau sinh. 10% những bà mẹ trẻ khổ sở vì chứng trầm cảm, nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố sau khi sinh. Thêm vào đó là cảm giác mâu thuẫn kéo dài về việc làm mẹ, cùng với những triệu chứng mất ngủ, lo âu, thay đổi khẩu vị và có suy nghĩ làm hại bản thân và con mình.
Chứng trầm cảm sau sinh không liên quan gì đến thể lực của bạn. Mọi thay đổi có liên quan đến nội tiết mà bạn khó có thể kiểm soát được. Gọi bác sĩ ngay để nhận sự giúp đỡ càng sớm càng tốt.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 06-01-2021 -

Bài viết liên quan