Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 33

Trườn là cách đầu tiên bé dùng để di chuyển. Thông thường, lúc đầu bé tập đẩy người tới trước bằng tay và sau đó là dùng cả hai tay và đầu gối để đẩy người ngồi dậy. Kế đến, bé tìm cách để di chuyển tới và lui bằng cách đẩy 2 đầu gối...

Bé phát triển như thế nào?

Tập bò

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 33

Trườn là cách đầu tiên bé dùng để di chuyển. Thông thường, lúc đầu bé tập đẩy người tới trước bằng tay và sau đó là dùng cả hai tay và đầu gối để đẩy người ngồi dậy. Kế đến, bé tìm cách để di chuyển tới và lui bằng cách đẩy 2 đầu gối. (“Bò du kích” là kiểu bò dùng tay này và chân kia để đẩy và kéo người tới trước.)
Tất cả các cách bò khác nhau đều giúp tăng cường sự dẻo dai cho cơ và nhờ đó bé biết đi sớm hơn. Bạn sẽ cảm thấy thích thú khi nhìn bé loay hoay tìm cách để di chuyển.

Tập đứng và tập đi

Bé có thể tự đứng lên nhờ vịn tay vào đồ đạc trong nhà. Nếu bạn đặt bé đứng dựa vào ghế sofa, bé có thể đứng thẳng mặc dù phải rất cố gắng.
Ở giai đoạn này, một số phụ huynh cho con vào xe tập đi, nhưng đây không phải là một ý tưởng hay. Xe tập đi kiểu này thường không an toàn: Bé nhờ vào xe tập đi để với tới những vật dụng mà bình thường bé không với tới được, như bếp lửa hoặc chai thuốc tẩy. Ngoài ra, xe tập đi làm bé không được chơi đùa trên sàn nhà, không có cơ hội để bò, đứng và đi men - đều là những hoạt động giúp bé học đi.

An toàn là trên hết

Bé học được cách di chuyển mới cũng đồng nghĩa với việc bé sẽ thường xuyên bị u đầu sứt trán. Đây đều là những chuyện không thể tránh khỏi trong tuổi thơ của bé. Dù nhiều lúc sợ đến thót tim nhưng bạn nên cố gắng tận hưởng, quan sát cách bé khám phá thế giới xung quanh và phát hiện những khả năng của bé.
Kiềm chế bớt bản năng luôn muốn bảo vệ con để bé có cơ hội phát triển và tự học hỏi. Tuy nhiên bạn phải tạo một môi trường xung quanh an toàn cho trẻ. Cách tốt nhất là cúi người xuống thấp ngang tầm của bé để nhìn thấy hết các hiểm họa đối với bé. Ví dụ, cất đi các vật dễ vỡ để bé không hất đổ và chuyển những món đồ gỗ đã bị lung lay ọp ẹp vào những nơi mà bé ít lui tới.
Cũng đã đến lúc bạn cần di chuyển rèm cửa và dây kéo rèm ra khỏi tầm tay của bé, bọc các góc bàn lại, lắp đặt khóa nắp toilet, dời các cây trồng nguy hiểm lên cao, cho các loại chất tẩy rửa độc hại và thuốc men vào tủ khóa lại, bọc ổ điện, và lắp các thanh chắn cầu thang.

Chậm phát triển tâm thần vận động ở trẻ

Thế nào là chậm phát triển?

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 33

Chậm phát triển xảy ra khi trẻ đạt các mốc phát triển như ngồi dậy, bò, đi và nói chuyện chậm hơn bình thường. Đối với trẻ sơ sinh, mốc phát triển nên dựa trên độ tuổi đã được điều chỉnh. (adjusted age là tuổi của trẻ được tính dựa trên ngày dự sinh. Nếu trẻ được 6 tháng tuổi nhưng bị sinh non trước 2 tháng thì adjusted age là 4 tháng tuổi.)
Những trường hợp chậm phát triển có biểu hiện rõ ràng có thể cho thấy những rối loạn về phát triển lâu dài. Thực tế, hầu hết trẻ đều hồi phục khỏi chậm phát triển.
Tốc độ phát triển của mỗi trẻ là khác nhau, nhưng nhìn chung trẻ có xu hướng đạt được các kỹ năng lần lượt. Một số trẻ phát triển các kỹ năng vận động thô như ngồi dậy sớm hơn, trong khi các trẻ khác thì nhanh đạt được các kỹ năng vận động tinh như nhặt các đồ vật nhỏ lên. Một số trẻ chậm biết đi nhưng lại nhanh biết nói. Điều quan trọng ở đây là trẻ liên tục phát triển các kỹ năng về thể chất và tâm thần phức tạp hơn theo thời gian.

Nguyên nhân gây chậm phát triển?

Trẻ đơn giản là quá tập trung vào một kỹ năng cụ thể thay vì dành thời gian những kỹ năng khác. Tuy nhiên, việc chậm phát triển ngôn ngữ (không dễ để phát hiện) nên được theo kỹ càng hơn. Nguyên nhân là do trẻ thiếu cơ hội giao tiếp với người lớn hoặc có vấn đề về khả năng nghe. Một số nguyên nhân hiếm gặp khác bao gồm những rối loạn như tật nứt đốt sống (một khuyết tật của ống thần kinh) hoặc tự kỷ.

Làm gì khi trẻ chậm phát triển?

Tìm hiểu về biểu đồ phát triển thể chất và ngôn ngữ của trẻ và những dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển. Kiểm tra tốc độ phát triển, khả năng nghe và nhìn của bé. (Bác sĩ của bé nên theo dõi những chỉ số này thường xuyên).
Nói với bác sĩ về những lo lắng của bạn. Bạn cũng có thể Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Nhi khoa chuyên về sự phát triển thể chất, tâm thần, vận động của trẻ, hoặc liên hệ với các chuyên gia trị liệu về ngôn ngữ. Hãy tin vào trực giác của bạn. Bé có thể chỉ cần thêm một chút thời gian để đạt các mốc phát triển đó (thường hiếm có trường hợp chậm phát triển nghiêm trọng).

Cuộc sống của bạn: Thời gian hẹn hò

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 33

Nhiều phụ huynh cho biết sau khi sinh con, họ thấy mình ngày một xa cách nhau và đánh mất đi sự gần gũi trước đó. Sinh con là một sự kiện kì diệu trong cuộc sống vợ chồng. Thông thường việc điều chỉnh cuộc sống hằng ngày chủ yếu do một người đảm nhận, cho nên rất dễ nảy sinh cảm giác lạnh nhạt do người kia mang lại.
Nhận biết những cảm xúc này - trước tiên là ở bản thân bạn và sau đó là chồng/vợ mình - đây là bước đầu tiên để giải quyết vấn đề. Cho nửa kia biết là bạn rất nhớ anh ấy/cô ấy. Nếu bạn có cảm giác như vậy thì anh ấy/cô ấy cũng sẽ cảm nhận tương tự, và cảm thấy an tâm rằng bạn đang nỗ lực nuôi dưỡng tình yêu của hai người.
Lên kế hoạch cụ thể để dành thời gian cho nhau. Nghĩ xem bạn nhớ nhất điều gì khi ở bên nhau và hãy ưu tiên khơi gợi lại những kỷ niệm đẹp đó. Lên kế hoạch dành cho nhau, có thể là một buổi tối hẹn hò hàng tuần hoặc một dịp đặc biệt nào đó. Nghĩ ra một ám hiệu đặc biệt nào đó để nhắc nhở nhau khi cả hai nói quá nhiều đến con cái và việc nhà dang dở.
Đánh giá lại cách chăm sóc bé và và giải quyết công việc nhà. Điều này không chỉ giảm thiểu khối lượng công việc của bạn mà còn giúp hai vợ chồng có nhiều thời gian vui vẻ bên nhau. Từ đó bạn sẽ thấy mình giải quyết công việc hiệu quả hơn.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 06-01-2021 -

Bài viết liên quan