Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 3

Một thế giới hoàn toàn mới. Được nằm trong bụng mẹ thật ấm áp biết bao! Sẽ mất một thời gian để bé thích nghi với khung cảnh, âm thanh xung quanh và cảm nhận cuộc sống bên ngoài cơ thể mẹ...

Bé phát triển như thế nào?

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 3

Một thế giới hoàn toàn mới. Được nằm trong bụng mẹ thật ấm áp biết bao! Sẽ mất một thời gian để bé thích nghi với khung cảnh, âm thanh xung quanh và cảm nhận cuộc sống bên ngoài cơ thể mẹ. Thời gian này bạn chưa thể phát hiện gì nhiều về tính cách của bé vì hầu hết thời gian bé dành để ngủ, thời gian thức khá ít và bé cũng chưa hoạt động gì nhiều.
Cách duy nhất bé dùng để giao tiếp là khóc, nhưng bạn có thể trò chuyện với bé bằng giọng nói và cử chỉ vuốt ve trìu mến của mình. (Bây giờ bé đã có thể nhận ra giọng nói của bạn và phân biệt với những giọng khác đấy.)
Bé rất thích được bế, vuốt ve, hôn, vỗ về và âu yếm. Thậm chí bé sẽ ê a khi nghe giọng nói hoặc nhìn ngắm khuôn mặt bạn, và nếu trong phòng có đông người, bé sẽ luôn đưa mắt tìm kiếm bạn.

Khóc dạ đề (Hội chứng quấy khóc)

Trong suốt 3 tuần, tuần nào bé cũng khóc nhiều hơn 3 tiếng liên tục trong 3 ngày liền mà không tìm ra nguyên nhân về mặt y học, thì có khả năng bé đã mắc hội chứng quấy khóc (một thuật ngữ mô tả hiện tượng khóc dai dẳng không nín và không kiểm soát ở những đứa trẻ khỏe mạnh).
Một em bé mắc hội chứng quấy khóc cảm thấy thật sự khó chịu và có thể hành động không kiểm soát - hết duỗi rồi lại co chân và xì hơi. Bé khóc và tỏ ra khó chịu bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng thường nhiều nhất từ giữa 6 giờ tối đến nửa đêm.
Thật may mắn là tình trạng này không kéo dài lâu. 60% trẻ sẽ hết sau 3 tháng và 90% trẻ sẽ đỡ hơn khi được 4 tháng tuổi.

Rốn của bé

Sau khi bé chào đời, bác sĩ sẽ cắt dây rốn và chừa lại phần cuống rốn của bé. Bạn sẽ thấy cuống rốn bắt đầu rụng trong vài tuần sau đó.
Trong thời gian cuống rốn chưa rụng, hãy dùng miếng bọt biển để tắm cho bé thay vì tắm bé trong chậu hoặc bồn tắm để giữ cho vùng rốn khô ráo. Khi cuống rốn đã rụng hẳn, bạn sẽ được nhìn thấy chiếc rốn xinh xắn của con yêu.

Cứ từ từ thôi!

Bé trở nên cáu kỉnh hoặc quấy khóc vào cuối ngày. Điều này bình thường thôi, có thể do bé bị choáng ngợp trước những khung cảnh và âm thanh mới. (Có quá nhiều thứ mới mẻ với bé ngay cả khi nhà bạn khá yên tĩnh.)
Nghe một âm thanh lạ cũng khiến nhịp tim bé thay đổi. Khi thấy bé khó chịu, bạn hãy mát xa, ôm ấp hoặc đung đưa nhẹ nhàng để giúp bé dễ chịu hơn.

Giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 3

SIDS là gì?

Sudden infant death syndrome (SIDS) hay hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh xảy ra khi trẻ dưới 1 tuổi chết đột ngột mà không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào, thông thường xảy ra khi trẻ ngủ.

Tôi có nên lo lắng?

SIDS rất hiếm xảy ra mặc dù đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ từ 1 tháng đến 1 năm tuổi. Tại Mỹ, có khoảng 1.500 trẻ bị đột tử mỗi năm, phổ biến nhất ở trẻ từ 1 - 4 tháng tuổi, 90% trường hợp tử vong xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Làm sao giảm nguy cơ đột tử ở trẻ?

  • Luôn cho trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa - không nằm sấp hoặc nằm nghiêng. Từ khi các bác sĩ Nhi khoa và các nhà nghiên cứu SIDS khuyến nghị cho trẻ nằm ngửa khi ngủ năm 1994, tỷ lệ tử vong do SIDS giảm đến 50%.
  • Ngủ cùng phòng, nhưng không cùng giường với trẻ. (Có thể sử dụng giường đôi hoặc di chuyển cũi, nôi của trẻ cạnh bên giường bạn.)
  • Không cho trẻ ngủ ở nơi có các vật dụng có thể phủ lên miệng và ảnh hưởng đến khả năng thở của trẻ như bộ ga giường, gối chèn, đồ chơi mềm, hoặc tấm chắn nôi. Đặt trẻ ngủ trên tấm nệm cứng, bằng phẳng mà không có bất kỳ thứ gì khác ngoại trừ tấm chắn phía dưới chân. (Có thể trải miếng lót mỏng vừa khít với nệm để tránh bị bẩn do chất thải từ tã tràn ra.)
  • Không mặc quá nhiều quần áo cho trẻ khi ngủ. Nếu bạn nghĩ rằng trẻ bị lạnh, cho trẻ mặc đồ giữ ấm như bộ đồ ngủ có quần dài hoặc áo khoác không tay phủ dài đến chân giống như cái túi bằng vải cotton.
  • Tuyệt đối không hút thuốc khi ở cạnh trẻ. Cho trẻ bú hoặc ngậm núm vú giả khi ngủ.

Cuộc sống của bạn: Hội chứng “baby blues” (Trầm cảm sau khi sinh)

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 3

Thật vô lý khi tại thời điểm lẽ ra bạn phải cảm thấy hạnh phúc thì bạn lại ủ rũ, buồn bã, chán nản, dễ khóc hoặc cáu kỉnh. Thực tế, có một số nguyên nhân khiến hơn một nửa số bà mẹ mắc phải tình trạng này (chứng trầm cảm sau sinh).
Trong suốt những tuần đầu ở nhà với bé, do thiếu ngủ trầm trọng, thiếu kinh nghiệm chăm sóc cho bé, không nhận được nhiều sự hỗ trợ từ người thân khiến bạn cảm thấy cực kỳ căng thẳng. Ngoài ra, những thay đổi về nội tiết tố sau khi sinh cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, đặc biệt nếu bạn từng bị hội chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng. Thêm vào đó là sự kỳ vọng và quan điểm cho rằng người mẹ có thể 'làm mọi thứ' và được làm mẹ phải tỏ ra vui vẻ, hạnh phúc cũng tác động khiến bạn bị trầm cảm.

Xem đó là những cảm giác hoàn toàn bình thường

Tâm sự với những người bạn yêu thương và tin tưởng như chồng, cha mẹ bạn hoặc bạn bè thân thiết để nhận sự giúp đỡ. Kết nối với những anh chị vừa trở thành cha mẹ để thấy rằng bạn không đơn độc và không chỉ có bạn gặp phải tình trạng này.

Dành thời gian cho bản thân

Hãy nhờ chồng hoặc ông bà chăm sóc bé để thỉnh thoảng bạn có thời gian đi chơi với bạn bè, đi mua sắm hoặc đơn giản chỉ là tắm và thư giãn. Ngoài ra, đưa bé đi dạo để hít thở không khí trong lành cũng rất có lợi cho tâm trạng của bạn.

Gác công việc sang một bên

Đây là khoảng thời gian bạn nghỉ thai sản nên hãy tận dụng nó để nuôi dưỡng và gắn kết tình cảm với gia đình.

Nếu những cảm giác này kéo dài nhiều tuần, hãy gọi bác sĩ

Rất có thể bạn đã mắc chứng trầm cảm sau sinh (PPD - postpartum depress). Triệu chứng bao gồm lo lắng quá độ, hoảng loạn, thay đổi thói quen ăn uống (ăn quá nhiều hoặc mất cảm giác ngon miệng), mất ngủ và có suy nghĩ sẽ làm hại con hoặc làm hại chính bản thân mình.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 06-01-2021 -

Bài viết liên quan