Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 27

Bé dùng tất cả các giác quan của mình để khám phá và tìm hiểu thế giới. Những thứ xung quanh bé cần phải đảm bảo an toàn để bé có thể sờ mó, cho vào miệng và chơi với chúng. Bé sẽ thích bóp quả bóng mềm cho nó kêu tít tít, vuốt ve chú gấu nhồi bông

Bé phát triển như thế nào?

Kích thích các giác quan của bé

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 27

Bé dùng tất cả các giác quan của mình để khám phá và tìm hiểu thế giới. Những thứ xung quanh bé cần phải đảm bảo an toàn để bé có thể sờ mó, cho vào miệng và chơi với chúng. Bé sẽ thích bóp quả bóng mềm cho nó kêu tít tít, vuốt ve chú gấu nhồi bông, gặm đồ chơi và nghe tiếng chuông leng keng trên cổ thú cưng.
Một trò chơi thú vị cho bé: Sưu tầm nhiều chất liệu vải khác nhau và đặt các miếng vải lần lượt trên nền nhà rồi quan sát biểu hiện của bé khi xê dịch vị trí các miếng vải đó.

Thích thú với những giờ đọc sách

Cùng xem sách với bé giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ và bồi dưỡng niềm yêu thích đọc sách sau này của bé. Thể loại sách bạn chọn không quan trọng. Những quyển sách có giấy bìa cứng và nhiều màu sách, hoặc những cuốn truyện cổ tích 3D có nhiều họa tiết đều rất phổ biến.
Bé chưa đủ khéo léo để mở hoặc lật từng trang sách cho đến khi bé được 9 - 12 tháng tuổi, và bé cũng không đủ kiên nhẫn để ngồi im nghe bạn đọc truyện đâu, nhưng bạn đừng bỏ cuộc. Dù bé bao nhiêu tuổi thì việc đọc sách là cơ hội tốt để bé cởi mở và thích nghi với xã hội.

Bốc thức ăn

Thời điểm này, bé có thể giành muỗng khi bạn đang đút cho bé hoặc chụp lấy thức ăn trên đĩa. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để thử ăn bốc. Bạn hãy để bốn hoặc năm miếng thức ăn trên khay hoặc đĩa nhựa cho bé. (Đặt bé trên ghế ăn dặm cao thay vì ghế xe hơi hay xe đẩy để tránh nguy cơ mắc nghẹn.)
Bé có thể thèm ăn nhưng lại chưa mọc nhiều răng, vì thế bạn chỉ nên cho bé bắt đầu với những thức ăn mềm hoặc tan dễ dàng trong miệng. Khi bé lớn hơn, bất kỳ thức ăn nào của bạn bé cũng có thể ăn với những mẫu nhỏ.
Bé đang trong quá trình học hỏi về chất liệu, màu sắc và mùi vị, vì thế hãy cho bé nếm thử nhiều loại thức ăn khác nhau. Một số loại thức ăn có thể bốc như chuối, xoài, mận, lê, đào, dưa hấu không hạt, đậu phụ, mì ống cắt nhỏ, viên pho mai, nho không hạt hoặc quả anh đào; một số rau củ nấu chín như cà rốt, khoai tây, bí ngòi, khoai lang, bông cải...

Những trường hợp cần đưa bé đi cấp cứu

Bé cần đi cấp cứu trong những trường hợp nào?

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 27

Khả năng bé sẽ qua giai đoạn sơ sinh mà không phải đi cấp cứu lần nào là rất cao, nhưng tốt nhất bạn nên chuẩn bị một số kiến thức trong trường hợp cần thiết. Những trường hợp trẻ cần được cấp cứu ngay là phản ứng dị ứng nghiêm trọng, tắc ruột, hoặc lên cơn suyễn nặng. Khi bé bắt đầu biết đi và trở nên tò mò hơn, bé có thể nuốt hoặc hít phải vật lạ, ngã và chấn thương hoặc bị vết rách chảy máu cần phải khâu. Lúc này, bạn cũng cần đưa bé tới phòng cấp cứu.
Nếu bé bị khó thở vì bất kỳ lý do gì, sốc phản vệ hoặc có dấu hiệu bị chấn động (lờ đờ sau khi ngã hoặc đầu bị sứt mẻ mà không bị bầm), hãy gọi cấp cứu ngay. Trong hầu hết các trường khác, bạn có thể Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Nhi khoa trực tuyến để nhận tư vấn trước. Tuy nhiên, nếu bạn không biết chắc phải làm gì, đừng chần chừ đưa bé đến phòng cấp cứu gần nhất.

Cần chuẩn bị gì khi đưa bé đi cấp cứu?

Trước khi tình huống khẩn cấp xảy ra, bạn nên biết địa điểm phòng cấp cứu gần nhất (lý tưởng nhất là bệnh viện nhi đồng) và đường nào để đi đến đó. Nhân viên phòng cấp cứu sẽ yêu cầu bạn điền một số giấy tờ thủ tục, vì vậy tốt nhất bạn luôn có trong tay thông tin bảo hiểm y tế cũng như tên và số điện thoại bác sĩ của bé.

Làm sao để bé thấy dễ chịu khi đi cấp cứu?

Bạn nên bình tĩnh và kiểm soát mọi việc (ngay cả khi bạn không thực sự cảm thấy ổn). Bé chỉ cần được xoa dịu một chút, đừng quan tâm thái quá khiến bé sợ hãi. Mang theo túi tã lót, quần áo để thay, một vài cuốn sách hoặc đồ chơi yêu thích của bé và thức ăn cho một hai bữa. Khi làm thủ tục đăng ký, nên hỏi xem bạn có thể cho bé ăn trong lúc chờ đợi không (trong trường hợp bé cần thực hiện các kiểm tra hay xét nghiệm ví dụ như X-quang, bạn có thể phải đợi lâu hơn nếu vừa cho bé ăn).

Cuộc sống của bạn: Dành thời gian cho bản thân

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 27

Đối với hầu hết những người mới trở thành cha mẹ, ưu tiên hàng đầu vẫn là chăm sóc con cái, duy trì việc công ty và việc gia đình, rồi cuối cùng mới đến bản thân. Tuy nhiên ưu tiên cho bản thân là cực kỳ quan trọng, vì nếu không bạn khó có thể thực hiện tốt các công việc còn lại. Điều này cũng giống như việc cố vận hành một chiếc xe không có xăng vậy.
Mỗi ngày bạn chỉ có vỏn vẹn 24 giờ đồng hồ không hơn, vì thế hãy cố gắng phân bổ lại quỹ thời gian bạn có. Tự hỏi bản thân có thể bỏ bớt việc gì hay không - giống như việc giữ cho nhà cửa ngăn nắp như trước đây. Một cách khác để có thêm thời gian là tiết kiệm từng giây từng phút trong các hoạt động hằng ngày. Nếu cần, bạn đừng ngần ngại nhờ người khác giúp đỡ (và chấp nhận lời đề nghị giúp đỡ).
Cùng làm việc với chồng/vợ sẽ giúp bạn đỡ cảm thấy áp lực hơn. Mọi người trong gia đình có thể thay phiên chăm sóc bé.
Lên kế hoạch riêng cho một hoạt động thường xuyên của bạn như tham gia lớp học thể dục hoặc ăn trưa với bạn bè.
Học cách tận dụng từng phút bạn có bằng cách lập một danh các sở thích bạn đã bỏ quên từ lâu (đọc sách, thêu vá, viết blog) rồi tranh thủ làm khi bạn có thể.
Trò chuyện với những bậc phụ huynh khác để tìm hiểu xem cách họ quản lý thời gian và xoay sở ra sao để cuộc sống thoải mái hơn.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 06-01-2021 -

Bài viết liên quan