Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 14

Bé cũng đã có thể tự nắm hai tay của mình với nhau, đóng và mở các ngón tay xinh xắn. Bạn nên khuyến khích bé phối hợp giữa tay và mắt bằng các đưa món đồ chơi ra xa rồi sau đó để bé với lấy, nhưng phải đảm bảo rằng nó không quá xa với tầm tay của bé.

Bé phát triển như thế nào ?

Phối hợp cánh tay, chân và bàn tay

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 14


Bé ở giai đoạn này đã có thể vẫy tay và đung đưa chân lên xuống, hông và đầu gối đã trở nên linh hoạt hơn vì thế mà những cú đá cũng mạnh mẽ hơn hẳn.
Bé cũng đã có thể tự nắm hai tay của mình với nhau, đóng và mở các ngón tay xinh xắn. Bạn nên khuyến khích bé phối hợp giữa tay và mắt  bằng các đưa món đồ chơi ra xa rồi sau đó để bé với lấy, nhưng phải đảm bảo rằng nó không quá xa với tầm tay của bé.

Chạm thật nhẹ nhàng

Về cơ bản các bé thích được vuốt ve. Và thực tế, đây là một phần thiết yếu trong quá trình phát triển của bé. Tiếp xúc thân mật với bé không chỉ làm cho hai mẹ con gắn kết sâu sắc mà còn tạo cho bé cảm giác an ủi khi bé khó chịu, hay xoa dịu đau đớn khi bé bị kích ứng.
Nuôi dưỡng xúc giác cho bé bằng cách để bé tiếp xúc với nhiều loại chất liệu phong phú như lông thú, vải nỉ, quần áo bông… Đặc biệt, lúc này bé có xu hướng muốn bỏ tất cả mọi thứ bé thấy vào miệng. Vì thế hãy lựa chọn đồ chơi cẩn thận, đừng bao giờ để bé một mình với những thứ mà bé có thể ngậm vào miệng.
Chạm nhẹ nhàng hoặc mát-xa, bế và hôn nhẹ vào mũi bé là những cách hiệu quả để giúp bé thư giãn. Hơn thế nữa, nó còn giúp bé luôn tỉnh táo và giữ được sự chú ý lâu hơn.
Để bắt đầu một bài mát-xa đơn giản bạn hãy tìm một nơi ấm áp, kín gió và đặt bé nằm thẳng lên, tốt nhất đặt bé lên sàn có lót một lớp khăn lông (mền) dày. Sau đó bạn hãy đổ một lớp dầu em bé hoặc dầu thực vật lên lòng bàn tay rồi xoa hai tay vào nhau cho đến khi ấm lên. Nhìn vào mắt bé, hát hay trò chuyện với bé trong thời gian bạn thực hiện các động tác mát-xa.
Luôn chú ý đến các phản ứng của bé: Nếu như bạn thấy bé không hứng thú, hãy thử điều chỉnh mát-xa nhẹ hoặc mạnh hơn, thậm chí nên dừng lại tùy theo tình hình của bé. Không nhất thiết phải sử dụng cái động tác mát-xa chuyên nghiệp, tất cả những gì bé cần chỉ là những đụng chạm nhẹ nhàng và dịu dàng của bạn.

Tìm hiểu về: Nhỡ mũi tiêm phòng

Phải làm gì khi bé bị nhỡ một mũi tiêm phòng?

Dành cho năm đầu đời của bé – Tuần 14


Nếu bé bị nhỡ một mũi chích ngừa vì bị bệnh hay một lí do nào khác thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Bác sĩ đã quản lý và sẽ tiêm phòng đúng loại vắc-xin đó cho bé vào kì sau khi bạn mang bé đến khám theo định kì. Tuy các bác sĩ đã lên lịch tiêm phòng cho bé rõ ràng và các y tá cũng theo dõi thường xuyên và kĩ càng nhưng để an tâm hơn bạn cũng nên nhắc cho bác sĩ đúng mũi tiêm mà bé đã bị nhỡ.

Trường hợp nào thì không nên cho bé đi tiêm phòng?

Mặc dù tiêm vắc-xin khi bé bị cảm hoặc sốt nhẹ vẫn an toàn và hiệu quả. Song, trong một vài trường hợp bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Nhi khoa, nếu bé có những triệu chứng sau:

  • Sốt cao hoặc mới bị bệnh.
  • Rối loạn hệ miễn dịch hoặc đang điều trị và sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bé.
  • Bệnh động kinh
  • Co giật không kèm theo sốt.
  • Sử dụng steroids liều cao khoảng hơn hai tuần trong suốt ba tháng.
  • Có phản ứng nghiêm trọng với mũi tiêm trước, ví dụ như sốt cao ở khoảng 40,5 độ C hoặc cao hơn, co giật, quấy khóc hoặc suy nhược.

Đối với trẻ sinh non thì sao?

Trẻ sinh non và trẻ sinh nhẹ cân (dưới 2,5kg) cũng được tiêm phòng theo lịch như những trẻ sinh đủ tháng trừ khi có đề nghị riêng từ bác sĩ.

Cuộc sống của bạn: Vóc dáng sau khi sinh

Dành cho năm đầu đời của bé – Tuần 14


Sinh con đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải trải nghiệm một sự thay đổi khá lớn trong vóc dáng của mình. Phần hông và eo sẽ trở nên to hơn, cơ bụng cũng mềm hơn. Thực tế thì cơ thể bạn cần ít nhất chín tháng để lấy lại vóc dáng tương tự như trước khi mang thai. Nhiều phụ nữ cho biết, họ không thể lấy lại được cân nặng như ngày xưa. Nếu vậy, bạn cũng đừng nên quá lo lắng, mọi thứ hoàn toàn ổn miễn là cân nặng của bạn vẫn ở mức bình thường.
Còn nếu bạn đang cho con bú, thì không nên kiêng ăn uống quá khắt khe. Thay vì tập trung vào việc làm thế nào để giảm cân nhanh chóng thông qua chế độ ăn kiêng hay những bài thể dục không cần thiết, bạn nên nghĩ kĩ đến những thứ bạn ăn và ăn như thế nào. Dưới đây là một vài hướng dẫn:

  • Ăn ít hơn và nhai thật kĩ từng miếng: Bạn sẽ cảm thấy nhanh no hơn và tốt nhất là bạn nên dừng lại trước khi thấy quá no.
  • Uống nhiều nước: Mang theo một chai nước và nhâm nhi uống suốt cả ngày. Đây không những là một cách thông minh để cơ thể duy trì đủ lượng nước khi bạn đang cho con bú mà còn giúp lấp đầy dạ dày những khi đói cồn cào. Trà thảo mộc, nước trái cây tổng hợp hay vitamin cũng là lựa chọn tốt cho bạn lúc này.
  • Ăn nhiều thức ăn lành mạnh hơn và bỏ qua những thứ không lành mạnh: Đừng từ bỏ chế độ ăn giàu dinh dưỡng mà bạn đã xây dựng trong suốt quá trình mang thai.
  • Bữa nhẹ thông minh: Luôn ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng và lành mạnh như trái cây và rau sạch.
  • Bắt đầu tập lại các bài thể dục nhẹ nhàng: Hãy nhớ bắt đầu một cách chậm rãi. Nếu bạn muốn lấy lại thói quen tập luyện trước lúc mang thai, hãy cứ tập thoải mái và thả lỏng nhất có thể.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 06-01-2021 -

Bài viết liên quan