Cơn ngưng thở ở trẻ

Thế nào là cơn ngưng thở?

Cơn ngưng thở xảy ra khi trẻ nín thở, thường là sau cơn cáu giận, buồn bực, giật mình hoặc đang bị đau. Các cơn ngưng thở đôi khi có thể khiến trẻ bị ngất đi hay mất ý thức.

Mẹ có thể sẽ bị hoảng sợ khi thấy bé bị ngưng thở, nhưng các cơn ngưng thở không hề nguy hiểm và kéo dài không quá một phút. Các cơn ngưng thở này thường tự hết mà không cần can thiệp điều trị.

Các cơn ngưng thở thường có bao nhiêu loại?

Có 2 loại ngưng thở:

  • Trường hợp mặt trẻ chuyển sang màu tái xanh, gọi là ngưng thở tím tái. Trẻ thường quấy khóc dữ dội sau đó mới ngưng thở. Ngưng thở tím tái thường là hệ quả của các cơn cáu giận, mệt mỏi đuối sức.
  • Trường hợp mặt trẻ chuyển sang trắng bệch, gọi là ngưng thở tái nhợt. Trẻ có thể không khóc hoặc chỉ hơi khóc một chút trước khi bị ngưng thở. Các cơn ngưng thở tái nhợt thường xảy ra khi trẻ bị giật mình hoặc khi trẻ đang bị đau.

Cả hai trường hợp đều có thể làm trẻ ngất đi hoặc mất ý thức trong không quá 1 phút. Trong trường hợp nặng nhất, có thể xảy ra các cơn co giật. Cơn co giật này hoàn toàn vô hại và không có nguy cơ gây bệnh động kinh ở trẻ.

Cơn ngưng thở xảy ra ở các trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi. Phổ biến nhất ở trẻ trong khoảng 6-18 tháng tuổi, và có khuynh hướng di truyền.

Các nguyên nhân dẫn đến ngừng thở?

Trẻ nhỏ không cố ý gây ra cơn ngưng thở. Các bé cũng không thể chủ động gây ra các cơn ngưng thở.

Các bác sĩ cũng không xác định được nguyên nhân chính xác gây ra các cơn ngưng thở. Đôi khi, thiếu máu do thiếu sắt cũng có thể gây ra các cơn ngưng thở. Điều trị chứng thiếu máu có thể giúp làm giảm tần suất xuất hiện các cơn ngưng thở.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ có cơn ngừng thở?

Khi con mới bị ngưng thở lần đầu, trẻ cần được chăm sóc y tế. Mặc dù cơn ngưng thở thường không nguy hiểm, nhưng vẫn sẽ tốt hơn nếu trẻ được kiểm tra kỹ lưỡng.

Khi trẻ có biểu hiện ngừng thở, cha mẹ nên:

  • Đặt trẻ nằm trong nôi hoặc trên sàn nhà.
  • Giữ trẻ tránh xa khỏi những vật cứng hoặc sắc nhọn.
  • Luôn ở cùng trẻ.

Khi trẻ ngất xỉu:

  • Cha mẹ cần giữ bình tĩnh và tự trấn an mình rằng con vẫn an toàn.
  • Kiểm tra xem trong miệng con có thức ăn hay đồ vật nào có thể gây ra hóc nghẹn hay không.
  • Gọi cấp cứu trong trường hợp trẻ vẫn tím tái hoặc không thở được lâu hơn 1 phút.

Sau khi cơn ngưng thở qua đi:

  • Cha mẹ cần trấn an trẻ rằng mọi thứ đều ổn và cơn ngưng thở xảy ra không phải do lỗi của con.

Có thể ngăn ngừa các cơn ngưng thở hay không?

Bác sĩ sẽ trao đổi thêm với mẹ cách thức để hạn chế các cơn ngưng thở. Nếu trẻ thường bị ngưng thở khi khóc, cha mẹ có thể cố gắng tránh để trẻ rơi vào trạng thái buồn bực. Chẳng hạn như:

  • Đảm bảo cho trẻ không bao giờ bị quá mệt hay quá đói.
  • Sử dụng các biện pháp kỷ luật mềm(*).

(*): kỷ luật không nước mắt, là phương pháp giáo dục không dùng bạo lực, cả về thể chất lẫn tinh thần.

Thật khó khi phải chứng kiến con mình bị các cơn ngưng thở, nhưng cha mẹ tuyệt đối không nên chọn giải pháp “nhượng bộ” khi con cáu kỉnh hay có hành vi vô lý, chỉ để ngăn chặn cơn ngưng thở xảy ra. Bởi vì việc này sẽ không giúp giảm tần suất ngưng thở. Cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ nếu cần để tìm ra phương pháp tốt nhất để uốn nắn con.

Cha mẹ cũng cần tự nhắc nhớ bản thân mình rằng các cơn ngưng thở hoàn toàn không nguy hiểm và con sẽ tự hết mà không cần can thiệp điều trị. Nếu vẫn cảm thấy lo lắng về chứng ngưng thở, cha mẹ nên trao đổi thêm với chuyên gia sức khỏe tinh thần để tìm cách giải quyết.

Khám từ xa qua Gọi thoại và Video với các bác sĩ nhi giỏi: https://khamtuxa.vn/

Các bước đặt Khám từ xa

  • Bước 1 đăng ký khám: Chọn bác sĩ và thời gian khám với các bác sĩ: https://khamtuxa.vn/bac-si/kho...
  • Bước 2 thanh toán phí: Wellcare hỗ trợ các hình thức thanh toán trực tuyến và tiền mặt tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Sau khi thanh toán hoàn tất, bạn sẽ nhận được xác nhận qua tin nhắn kèm hồ sơ bệnh án điện tử của bé.
  • Bước 3 bổ sung bệnh án: Bác sĩ hoặc trợ lý y khoa của Wellcare sẽ hướng dẫn bạn bổ sung thêm các thông tin, hình ảnh, video… cần thiết.
  • Bước 4 khám đúng giờ: đến giờ hẹn, bạn gọi thoại hoặc gọi video với bác sĩ.

- 18-11-2021 -

Bài viết liên quan