Chỉ định bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ

Việc bổ sung thường quy các vitamin và khoáng chất cho trẻ em là không cần thiết đối với những đứa trẻ khỏe mạnh đang phát triển bình thường, tiêu thụ một chế độ ăn đa dạng thực phẩm, có tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời.

Việc bổ sung thường quy các vitamin và khoáng chất cho trẻ em là không cần thiết đối với những đứa trẻ khỏe mạnh đang phát triển bình thường, tiêu thụ một chế độ ăn đa dạng thực phẩm, có tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Trong một cuộc khảo sát về thói quen ăn uống ở trẻ nhỏ và trẻ trước tuổi đến trường tại Mỹ thấy rằng nhiều trẻ em được bổ sung chế phẩm có hàm lượng vitamin A, kẽm, Folate quá mức cần thiết so với trẻ không được bổ sung. Trong một cuộc khảo sát quốc tế khác, việc bổ sung vitamin và khoáng chất đã góp phần làm gia tăng lượng vitamin A, C, sắt, kẽm, đồng, selenium và acid Folic ở trẻ từ 2 - 18 tuổi.

Nếu phụ huynh mong muốn bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ thì việc bổ sung multivitamin + khoáng chất với liều khuyến cáo chuẩn cho trẻ em không gây ra tác hại. Tuy nhiên, nên tránh việc bổ sung các vitamin hay các chất dinh dưỡng khác vượt quá mức độ khuyến cáo cho phép mỗi ngày vì tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc. Việc bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các viên kẹo nhai cho trẻ em cần lưu ý để xa tầm với của trẻ.

Vitamin và khoáng chất có thể chỉ định cho những trẻ em có nguy cơ về dinh dưỡng như:

1. Trẻ bị bỏ rơi hoặc sống trong môi trường thiếu thốn (neglected children).

2. Trẻ biếng ăn hoặc chế độ ăn không cân đối (anorexia and inadequate appetite).

3. Bị ngộ độc chì (lead poisoning).

4. Chậm tăng trưởng (failure to thrive).

5. Những trẻ không tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời và không được cung cấp đủ vitamin D.

6. Những trẻ chỉ ăn/uống sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa bò không giàu vitamin D.

7. Những trẻ có bệnh mạn tính mà ảnh hưởng tới sự hấp thu dưỡng chất. Ví dụ: trẻ bị bệnh gan làm không hấp thu được mỡ nên được bổ sung các vitamin tan trong mỡ như A, D, E, K. Những trẻ bị thiếu máu huyết tán thì nên được bổ sung acid folic.

8. Những trẻ đang cố gắng giảm cân hoặc có một chế độ ăn kiêng quá khắt khe. Ví dụ những trẻ ăn chay trường (tránh tất cả các chế phẩm từ thịt, trứng, sữa, chế phẩm từ sữa) thì nên được cung cấp vitamin B12, sắt, vitamin D...

Tài liệu tham khảo: Dietary recommendations for toddlers, preschool, and school-age children, This topic last updated: Apr 12, 2017. 

BS Trần Văn Công

Phòng khám Victoria Healthcare

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hãy áp dụng các cách dưới đây để loại bỏ độc tổ ra khỏi rau củ và bảo vệ sức khoẻ gia đình bạn. Lau khô trái cây và rau. Đối với nhiều loại rau quả, việc rửa rau đúng cách như hướng dẫn ở trên chưa hẳn đã loại bỏ được hoàn toàn hóa
  • 28-05-2018
    Không áp dụng cho các bé đã đủ cân, tăng trưởng tốt và đặc biệt không áp dụng cho các bé thừa cân béo phì. Chỉ nên áp dụng cho các bé biếng ăn kéo dài hơn 1 tháng. Đối với các bé biếng ăn dưới 30 ngày, lời khuyên chung là nếu bé vừa
  • 27-10-2021

    Tantrum (cơn giận dữ) là một phản ứng trước những tình huống mà một đứa trẻ chưa thể xử lý theo cách trưởng thành hơn — chẳng hạn như là nói về cảm giác khó chịu, hoặc thương lượng để có được thứ mình muốn, hoặc chỉ đơn giản là thực hiện những gì đang được yêu cầu. Thay vào đó, trẻ đã bị cảm xúc lấn át. Và nếu việc bộc lộ cảm xúc của mình một cách đầy kịch tính - bằng cách khóc lóc, la hét, giậm chân, đấm đá vào tường hoặc đánh cha mẹ - có thể giúp trẻ đạt được nguyện vọng (hoặc từ chối bất cứ điều gì mà trẻ không thích), thì trẻ sẽ sử dụng hành vi này.

  • 28-05-2018
    - Tuổi thai (26+0): Thai 26 tuần tuổi. - Tuổi thai (26+1): Thai 26 tuần một ngày. - Tuổi thai (26+2): Thai 26 tuần hai ngày. - BPD: Đường kính lưỡng đỉnh (Đơn vị: mm) - FL: Chiều dài xương đùi (Đơn vị: mm) - AC: Chu vi bụng (Đơn vị: mm) - HC: Chu vi