Bảng kiểm tra thính giác và khả năng giao tiếp của trẻ

Một số bé chào đời với trục trặc về thính giác. Một số bé có khả năng nghe bình thường, sau mới trục trặc. Điều quan trọng là cha mẹ nên phát hiện sớm những bất thường ở thính giác của bé (vì nghe kém có thể trì hoãn kỹ năng ngôn ngữ). 

(Ảnh minh họa)

Những gợi ý dưới đây giúp cha mẹ có thể kiểm tra thính giác cho bé theo từng độ tuổi:

Trẻ sơ sinh (0 - 3 tháng)

  • Giật mình vì âm thanh lớn
  • Nằm yên hoặc mỉm cười khi được trò chuyện
  • Nhận ra giọng nói của bạn và sẽ thôi không khóc nữa khi nghe thấy tiếng của cha mẹ
  • Ngừng bú hoặc tập trung chú ý khi nghe thấy âm thanh
  • Thì thầm và phát ra những âm thanh ê a vui tai
  • Biết khóc để thể hiện những nhu cầu khác nhau
  • Mỉm cười mỗi khi thấy người quen.

Trẻ 4 đến 6 tháng

  • Hướng mắt xác định nơi phát ra âm thanh
  • Phân biệt được sự thay đổi tâm trạng của cha mẹ thông qua giọng nói
  • Hứng thú với những đồ chơi phát ra âm thanh
  • Bắt đầu chú ý đến âm nhạc
  • Bập bẹ học nói bằng cách sử dụng nhiều âm thanh khác nhau như p, b và m
  • Cười lớn
  • Bi bô nói mỗi khi vui hoặc không hài lòng với điều gì đó
  • Phát ra những âm thanh ríu rít khi chơi một mình hoặc chơi cùng cha mẹ.

Trẻ 7 tháng đến 1 tuổi

  • Thích chơi trò ú òa
  • Xoay người và nhìn theo hướng phát ra âm thanh
  • Chăm chú lắng nghe khi có người nói chuyện với bé
  • Hiểu được tên gọi của các đồ vật quen thuộc như “ly”, “chén”, “giày”...
  • Hiểu các yêu cầu của người lớn như “Con lại đây!”
  • Bập bẹ nói được một số từ dài hơn như “tata, baba, bibi”
  • Bập bẹ nói để gây sự chú ý
  • Giao tiếp bằng cử chỉ như vẫy tay hoặc cầm tay cha mẹ
  • Bắt chước được nhiều âm thanh khác nhau
  • Nói một hoặc hai từ đơn giản như “ba”, “gà”, “ôm”, “mẹ ơi”, “bà ơi”...

Trẻ từ 1 đến 2 tuổi

  • Bắt đầu nhớ tên các bộ phận của cơ thể như mắt, mũi, tai… và có thể chỉ đúng vị trí của chúng khi được hỏi
  • Hiểu và làm theo các chỉ dẫn đơn giản như “lại đây”, “ngồi xuống”, “vỗ tay”…  
  • Tỏ ra thích thú khi được nghe những câu chuyện, bài hát có vần điệu đơn giản
  • Thích nhìn vào sách cùng người lớn và chỉ vào tranh nếu được yêu cầu
  • Liên tục học thêm từ mới
  • Đặt được câu hỏi như “Con mèo ở đâu”
  • Có thể ghép nhiều từ lại với nhau
  • Sử dụng nhiều phụ âm khác nhau.

Từ 2 đến 3 tuổi

  • Nói được tên của hầu hết mọi vật
  • Sử dụng các cụm từ có 2 hoặc 3 từ để nói chuyện hoặc bày tỏ ý muốn
  • Nói được các phụ âm khó như k, g, t, d, và n
  • Tập nói chuyện giống như những người lớn trong gia đình
  • Gọi tên đồ vật khi bé muốn có chúng hoặc gây sự chú ý cho người lớn.

Trẻ từ 3 đến 4 tuổi

  • Nghe và trả lời được khi bạn gọi tên bé
  • Nghe tivi hoặc radio với âm lượng giống như các thành viên trong gia đình
  • Trả lời những câu hỏi đơn giản như “Kia là ai?”, “Đây là cái gì?”, “Cún con của bố đâu rồi”, “Tại sao?”...
  • Thích kể cho cha mẹ nghe về những việc đã xảy ra ở nhà trẻ hoặc khi chơi với bạn  
  • Nói được câu có 4 từ trở lên như “Con yêu mẹ lắm”, “Mẹ đi đâu rồi”, “Bé đi công viên với mẹ”...
  • Nói chuyện bình thường và không còn lặp từ hoặc âm tiết.

Trẻ từ 4 đến 5 tuổi

  • Hiểu được nội dung của những mẫu truyện ngắn và có thể trả lời một số câu hỏi về nó
  • Nghe và hiểu được những điều đã học ở nhà và ở trường
  • Kể lại các câu chuyện theo chủ đề với nhiều nội dung phong phú và chi tiết
  • Nói chuyện một cách lưu loát
  • Phát âm khá rõ ràng, ngoại trừ một vài phụ âm khó như l, s, r, v, ch và th
  • Đánh vần các từ
  • Đọc thuần thục được bảng chữ cái và chữ số
  • Sử dụng ngữ pháp giống như các thành viên khác trong gia đình. 

Tài liệu tham khảo: 

https://www.nidcd.nih.gov/health/your-babys-hearing-and-communicative-development-checklist

Wellcare lược dịch

- 18-07-2018 -

Bài viết liên quan