Cách điều trị và phòng ngừa viêm âm đạo khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Một trong những sự thay đổi ấy sẽ dẫn đến sự gia tăng tiết dịch âm đạo. Nếu dịch âm đạo của bạn trong hoặc trắng và không có mùi, thì việc tăng tiết dịch là hiện tượng bình thường

Khi bắt đầu có thai, hormone trong cơ thể tăng vọt làm mẹ bầu dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng âm đạo. Dưới đây là một số tác nhân gây nhiễm khuẩn phổ biến, cùng với cách điều trị để mẹ bầu tham khảo.

(Ảnh minh họa)

Dịch âm đạo liên quan như thế nào với nhiễm trùng âm đạo trong thai kỳ?

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Một trong những sự thay đổi ấy sẽ dẫn đến sự gia tăng tiết dịch âm đạo. Nếu dịch âm đạo của bạn trong hoặc trắng và không có mùi, thì việc tăng tiết dịch là hiện tượng bình thường do hormone thai kì gây nên.
Tuy nhiên, nếu lượng dịch âm đạo quá nhiều thì có nghĩa rằng âm đạo của bạn đang bị nhiễm trùng. Điều này xảy ra khi sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn sống trong âm đạo bị phá vỡ.
Có bốn loại nhiễm trùng âm đạo (từ thường đến hiếm gặp) có thể ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai: vi khuẩn viêm âm đạo (BV), nhiễm trùng nấm men, nhóm B Strep (GBS) và nhiễm Trichomonas.
Tin tốt dành cho các mẹ bầu là nhiễm trùng âm đạo nếu được chẩn đoán kịp thời sẽ được điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cần tự phân biệt được dịch âm đạo bình thường và dịch âm đạo có dấu hiệu nhiễm trùng.

Mẹ bầu cần làm gì nếu mắc một trong 4 loại nhiễm trùng âm đạo dưới đây?

Bốn dạng nhiễm trùng âm đạo có những triệu chứng, ảnh hưởng, cách điều trị và phương pháp phòng ngừa khác nhau. Đâu là loại nhiễm trùng có thể bạn đang mắc phải?

Nhiễm vi khuẩn âm đạo

Khoảng 1/5 trường hợp phụ nữ mang thai sẽ gặp tình trạng nhiễm trùng gây ngứa và khó chịu ở vùng kín. Vi khuẩn âm đạo xảy ra khi hormone trong cơ thể mẹ bầu thay đổi dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn tự nhiên sống trong âm đạo.
Nếu không được điều trị sớm, các triệu chứng bệnh sẽ vẫn tồn tại và có thể dẫn đến sinh non hoặc em bé sinh ra nhẹ cân. Thậm chí những phụ nữ không mang thai, vi khuẩn âm đạo có thể dẫn đến bệnh viêm vùng chậu, gây vô sinh hoặc làm hỏng các ống dẫn trứng.
Vi khuẩn âm đạo có thể được chẩn đoán đơn giản bằng cách bác sĩ dùng tăm bông phết lấy một chút dịch tiết của bạn lên một miếng nhựa và đem đi cấy để phân tích.
 Dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Dịch âm đạo mỏng, màu trắng đục;
  • Đau khi đi tiểu;
  • Ngứa quanh âm đạo;

Cách điều trị:
Nếu bạn đang ở trong 3 tháng đầu thai kỳ, bác sĩ có thể yêu cầu bạn chờ đến 3 tháng tiếp theo để chữa trị. Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng là metronidazole hoặc clindamycin.
Bí quyết phòng ngừa:

  • Mặc đồ tắm ướt hoặc quần lót ướt đẫm mồ hôi sẽ dễ dàng tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Do đó, bạn nên dùng đồ lót bằng vải cotton sau khi bạn đi bơi hoặc làm việc vừa giúp bạn thoải mái vừa tránh được nhiễm trùng âm đạo;
  • Ngủ mà không mặc đồ lót giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng;
  • Lau rửa âm hộ từ trước ra sau khi bạn đi vệ sinh để giữ cho vi khuẩn không lây lan từ hậu môn đến âm đạo;
  • Hạn chế sử dụng các loại dầu tắm vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng.
Cách điều trị và phòng ngừa viêm âm đạo khi mang thai
Viêm âm đạo khi mang thai (Ảnh minh họa)

Nhiễm nấm âm đạo

Nếu bụng dưới rất ngứa và có cảm giác bỏng rát thì có nghĩa là âm đạo của bạn đang bị nhiễm trùng nấm men, một loại nấm tự nhiên sống trong âm đạo đang phát triển quá mức. Trong khi mang thai, cơ thể người mẹ tăng nồng độ estrogen và progesterone tạo ra môi trường mà trong đó nấm men có thể phát triển mạnh.
Các nguyên nhân khác của bệnh nhiễm nấm men bao gồm uống thuốc kháng sinh và quan hệ tình dục. Điều này có thể phá vỡ độ pH tự nhiên trong âm đạo của phụ nữ.
Bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm trùng nấm men bằng cách lấy dịch tiết âm đạo và đem đi xét nghiệm.
Dấu hiệu và triệu chứng:

  • Âm đạo đỏ và ngứa, đôi khi có cảm giác khô âm đạo;
  • Da bị đỏ, âm đạo và môi âm hộ bị sưng;
  • Dịch âm đạo dày có màu trắng hoặc vàng, có thể có hoặc không có mùi. Nếu có, mùi sẽ giống như bánh mì nướng;
  • Cảm giác đau hoặc khó chịu trong lúc quan hệ tình dục;
  • Cảm thấy đau khi đi tiểu.

Cách điều trị:
Bác sĩ có thể chỉ định kem hoặc thuốc bôi âm đạo, hoặc thuốc chống nấm dạng uống như fluconazole (Diflucan®).
Bí quyết phòng ngừa:

  • Mặc đồ lót cotton, cho phép không khí lưu thông và thấm dịch âm đạo;
  • Không mặc đồ lót khi ngủ để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng;
  • Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để loại bỏ độc tố;
  • Đi tiểu thường xuyên để giúp loại bỏ vi khuẩn nhiễm trùng;
  • Ăn các thực phẩm giàu carbohydrate và ngũ cốc thay vì đường tinh luyện để giảm các yếu tố môi trường thuận lợi đối với nhiễm trùng;
  • Ăn sữa chua thường xuyên vì lactobacillus tự nhiên có trong sữa chua, là một probiotic nhằm thúc đẩy tiêu hóa và ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo.

Nhiễm Strep nhóm B và trichomonas (GBS)

Theo nghiên cứu, khoảng 20% đến 25 % phụ nữ khỏe mạnh có vi khuẩn GBS sống trong cơ thể, thường ở đường ruột tiêu hóa, trực tràng hoặc âm đạo.
Thông thường, các bác sĩ sẽ kiểm tra GBS giữa tuần 35 và 37 của thai kỳ.
Dấu hiệu và triệu chứng:
Nhiễm GBS có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) ở một số người, nhưng cũng có một số trường hợp không có triệu chứng gì cả. Các triệu chứng của nhiễm trùng đường niệu bao gồm đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, đi tiểu liên tục.
Cách điều trị:
Nếu kết quả kiểm tra dương tính với GBS, bạn cần được điều trị bằng kháng sinh khi chuyển dạ để không lây bệnh cho bé. Nếu không có thuốc kháng sinh, trẻ sơ sinh có nguy cơ bị bệnh GBS khởi phát sớm, sốt, khó ăn và uể oải.
Bí quyết phòng ngừa:
Thật không may rằng hiện chưa có phương pháp nào giúp bạn ngăn chặn nhiễm GBS.

Nhiễm Trichomonas

Với ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) với khoảng 7,4 triệu trường hợp mới mỗi năm, viêm âm hộ âm đạo do Trichomonas là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất và có thể điều trị được.
Bệnh gây ra bởi các ký sinh trùng Trichomonas vaginalis qua đường quan hệ tình dục và thường sống trong âm đạo.
Dấu hiệu và triệu chứng:

  • Dịch âm đạo màu xanh lá vàng, có bọt, mùi hôi ;
  • Ngứa, nóng rát, và có thể gây kích ứng khi quan hệ tình dục.

Cách điều trị:
Bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng kháng sinh dạng uống như metronidazole và tinidazole.
Bí quyết phòng ngừa:
Bạn và nửa kia cần thực hiện các xét nghiệm liên quan để có hướng điều trị hợp lý. Bên cạnh đó, chỉ nên quan hệ tình dục với một người để giảm bớt nguy cơ bị nhiễm Trichomonas.
Ngoài ra, sử dụng bao cao su có thể giúp bạn ngăn ngừa lây nhiễm khi quan hệ tình dục.
Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai đều có những biện pháp để phòng ngừa hoặc điều trị. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thai kỳ và điều trị hiệu quả, bạn nên quan hệ tình dục an toàn, tạo thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày. Nếu có dấu hiệu bất thường ở âm đạo, đừng chần chừ liên hệ với bác sĩ Sản phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!

Nguồn: Hello Bác sĩ

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan