Cách cho bé tập bú bình khoa học hiệu quả

Khi người lớn chúng ta có một món đồ mới, việc đầu tiên chúng ta làm là gì? Là nhìn, quan sát, sờ xem nó ra sao, như thế nào, trước khi chúng ta dùng đúng chức năng của nó. Vậy thì với bé cũng vậy, khi bé biết đến cái

Trước khi đi làm khoảng 2-4 tuần, mẹ sẽ bắt đầu tập ti bình cho bé. Mẹ sẽ tập nhiều lần trong một ngày. Ban đầu tập trong khoảng thời gian ngắn 5 phút, mỗi ngày sẽ tăng thời gian tập thêm vài phút, sau đó vẫn cho bé bú mẹ.

(Ảnh minh họa)

Tinh thần cần chuẩn bị những gì?

Khi người lớn chúng ta có một món đồ mới, việc đầu tiên chúng ta làm là gì? Là nhìn, quan sát, sờ xem nó ra sao, như thế nào, trước khi chúng ta dùng đúng chức năng của nó. Vậy thì với bé cũng vậy, khi bé biết đến cái bình, mẹ đừng bắt bé phải bú ngay sữa trong bình, đừng bắt bé phải bú một cữ đầy đủ bằng bình.Hãy xem cái bình như một thứ đồ chơi: “Bé cưng ơi, con xem mẹ có cái bình nè, mẹ cho một chút sữa vào nữa, con thấy hay không?” Mẹ chỉ cho một ít sữa vào bình thôi. Hãy chấp nhận và khen ngợi con khi con chịu ngậm bình và chỉ mới có … nhai. Như vậy là tốt rồi, bé đang khám phá cái bình.Không nên làm bé sợ cái bình. Mọi hành động như ép, la lối bé, hù dọa bé (không bú là mẹ không thương) sẽ chỉ làm bé sợ hãi và có ấn tượng xấu với cái bình mà thôi. Một khi đã ghét, đã sợ thì công cuộc tập bình sẽ càng gian truân hơn.Và nếu cuối cùng, bé nhất quyết không ưng cái bình, mẹ cũng đừng quá lo lắng, mẹ vẫn có thể cho con uống sữa bằng thìa, cốc …, và đấy hoàn toàn bình thường.

Một số cách tập bú bình?

Mỗi bé mỗi khác, vì vậy, nếu cách này không hiệu quả, hãy thử cách khác! Cách này có thể hiệu quả với bé này nhưng lại không hiệu quả với bé kia.– Nên để cho người sẽ chăm bé sau này tập bé ti bình. Có thể là ba hay bà. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bé lại không chịu bú bình với người lạ, nhưng mẹ cho bú thì lại chịu. Với những bé không chịu bú bình khi không có mẹ, người cho bé bú có thể thử xoay mặt bé qua hướng khác để bé không thấy mặt mình, có bé sẽ hợp tác. Hoặc người cho bé bú có thể mặc quần áo của mẹ bé, để trông có vẻ giống mẹ bé hơn.– Tập khi bé không quá đói. Nếu bé quá đói, hãy cho bé uống 1 ít sữa bằng thìa hay bằng cốc, sau đó sẽ tập bình.– Thử đổi núm ti ngắn hơn hay dài hơn, vì đầu ti sẽ đụng vòm họng bé, nơi mà cái ti “thật sự” cũng hay đụng vào đó. Có thể kích thước núm ti này không chạm trúng nơi mà bé quen thuộc, thay núm ti khác lại được.– Thử vừa cho bé ti bình, vừa bế bé hát ru, đung đưa.– Thử một vài tư thế khác nhau. Có bé thích tư thế bình thường mẹ hay cho bú, có bé lại hợp tác khi ở tư thế mới, ví dụ cho lưng bé tựa vào lòng người đút bé, mặt bé xoay ra ngoài, hay cho bé tựa lên đùi, mặt bé đối diện mặt người cho bé bú.– Một số bé không thích được ôm hay giữ trong lòng. Hãy thử cho bé bú bình trong xe đẩy xem sao.– Có bé thích núm ti ấm, nhưng một số bé sắp mọc răng lại thích núm ti hơi mát lạnh. Hãy cho nước ấm lên núm ti hay cho núm ti và tủ lạnh, xem bé thích cách nào hơn.– Hãy thử bọc bình sữa bằng cái khăn sữa có mùi sữa mẹ, hoặc bằng miếng vải hay khăn có mùi của mẹ.


  Cách cho bé tập bú bình khoa học hiệu quả

Cách tập cho bé bú bình (Hình minh họa)

Cách chọn bình và núm ti

Để giảm thiểu nguy cơ bé bỏ ti mẹ, mẹ cần chọn núm ti và bình sao cho bé có cách ngậm bú giống với khi ti mẹ nhất.– Chọn núm ti dài, bầu rộng để bé có thể há miệng to và ngậm sâu. Tuy nhiên nếu bầu quá rộng cũng không tốt, vì khi bầu quá rộng, bé sẽ không ngậm núm ti sâu được, trong khi bé cần ngậm núm ti càng sâu càng tốt, vì khi ti mẹ, đầu ti mẹ sẽ nằm rất sâu trong vòm họng. Chọn bầu rộng nhưng cũng nên vừa phải.– Tốc độ xuống sữa của núm ti phải chậm để buộc bé phải nút mạnh, phải “lao động” như khi ti mẹ.– Khi cho bú, không chủ động nhét ti vào miệng bé, vì như vậy, bé sẽ không há to được.– Khi cho bú, mẹ hãy kích thích môi bé như khi cho bú mẹ, để bé há miệng to, tạo điều kiện để bé tợp núm ti (nghĩa là bé phải ở thế chủ động), cần cho 2 môi bé há càng to càng tốt. Đỉnh núm ti phải hướng lên vòm họng trên của bé, cằm bé có xu hướng đụng bầu núm ti.– Tư thế cho bú: để bé tư thế gần như ngồi, để sữa không xuống quá nhanh, điều này giúp bé chủ động phải nút mạnh sữa mới ra.– Chọn bình thẳng, và giữ cho nó nằm ngang, để sữa không theo trọng lực mà tự chảy vào miệng bé. Bé cần chủ động nút để có sữa, giống như khi bú mẹ.– Một cữ bú bình của bé nên kéo dài khoảng 20 phút, nhưng cũng không nên quá 30 phút. Nếu bé hoàn thành cữ bú trong vòng < 10 phút, điều này có nghĩa là sữa đã xuống quá nhanh, không giống như khi bú mẹ trực tiếp. Nếu > 30 phút, có nghĩa bé nút sữa không hiệu quả, mẹ hãy kiểm tra xem lỗ núm ti có đủ to không.– Để bé không bị cho bú quá nhiều, khi mẹ nghĩ bé sắp no, hãy rút bình ra, sau đó lại kích thích núm ti vào miệng bé xem bé có hào hứng ngậm ti tiếp không, nếu có, hãy cho bé bú tiếp, sau khoảng 10 lần nút, lại rút ra và lặp lại như thế, hỏi bé có muốn nữa không, mẹ sẽ thấy thái độ của bé sau mỗi lần hỏi như vậy sẽ thay đổi. Bé bú bình sẽ rất dễ bị cho bú nhiều hơn nhu cầu của bé, hãy cho bé bú đúng nhu cầu mà thôi.



Tài liệu tham khảo: Trích phần tư vấn trực tuyến của bác sĩ Lê Ngọc Anh Thy, chuyên viên tư vấn sữa mẹ quốc tế, phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare

(Nguồn: Phòng khám Quốc tế Victoria)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan