Các vấn đề về tiết niệu và tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ

Khi mang thai, nhiều phụ nữ đã phải trải qua một số vấn đề khá phiền toái như táo bón, đi tiểu không kiểm soát và cả bệnh trĩ. Duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tập thể dục thường xuyên là những biện pháp đơn giản nhất giúp giảm bớt những khó

Khi mang thai, nhiều phụ nữ đã phải trải qua một số vấn đề khá phiền toái như táo bón, đi tiểu không kiểm soát và cả bệnh trĩ. Duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tập thể dục thường xuyên là những biện pháp đơn giản nhất giúp giảm bớt những khó chịu trong thời kỳ tương đối nhạy cảm này.

Táo bón

Phụ nữ mang thai thường bị táo bón ngay từ đầu thai kỳ do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Táo bón là tình trạng đại tiện ít hơn, khó khăn hơn bình thường, bạn phải cố rặn nhiều hơn và thường cảm thấy không thể đẩy hết phân ra ngoài. Táo bón cũng khiến phân trở nên khô cứng bất thường.

Một số mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn ngăn ngừa chứng táo bón:

  • Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ như bánh mỳ nguyên cám, ngũ cốc nguyên cám, rau, hoa quả tươi và các loại đậu... hàng ngày.
  • Uống nhiều nước (uống đều đặn cả ngày đến khi phân bình thường): một ly nước hoa quả mỗi ngày, đặc biệt nước ép mận, rất hữu ích. Một số người thấy rằng một ly nước ấm uống ngay sau khi thức dậy cũng giúp việc đại tiện dễ dàng hơn.
  • Tránh uống quá nhiều viên sắt do sắt làm chứng táo bón nặng hơn. Viên vitamin tổng hợp mà nhiều bà mẹ thường uống trong thời kì mang thai có chứa hàm lượng sắt khá cao. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ để có thể bổ sung sắt hợp lý trong thai kỳ mà vẫn tránh được táo bón.
  • Tập thể dục thường xuyên: đi bộ, bơi, đạp xe đạp tại chỗ, và tập yoga làm giảm táo bón cho mẹ mang thai đồng thời giúp cơ thể thư giãn hơn.
  • Nhu động ruột tăng trong và sau bữa ăn, vì cậy có thể bạn sẽ muốn đi ngoài sau khi ăn. Sẽ mất khá nhiều thời gian vì bạn đang bị táo bón, vì vậy cố gắng dành thời gian cho việc này ngay khi bạn thấy cần. Hãy chăm chú lắng nghe cơ thể. Đừng bao giờ cố nhịn khi cơ thể bảo bạn bạn cần được đi ngoài.
Các vấn đề về tiết niệu và tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ
(Ảnh minh họa)

Bệnh trĩ

Trĩ là tình trạng sưng phù của những mạch máu trong và xung quanh trực tràng và hậu môn. Bất kỳ ai cũng có thể bị mắc trĩ, bao gồm cả phụ nữ có thai. Đặc biệt khi mang thai, bệnh trĩ cũng thường xuyên xảy ra hơn do các hormon làm các tĩnh mạch bị giãn ra.

Người bị bệnh trĩ thường cảm thấy ngứa, sưng và đau. Bạn cũng thường cảm thấy những khối sưng phồng xung quanh vùng hậu môn, những khối này thường xuyên gây chảy máu khiến bạn vô cùng đau và khó chịu mỗi lần đi vệ sinh.

Bệnh trĩ thường được cải thiện trong vòng vài tuần sau khi sinh.

Làm cách nào để giảm bớt sự khó chịu khi mắc bệnh trĩ trong thai kỳ

Tình trạng táo bón có thể là nguyên nhân gây bệnh trĩ, do vậy hãy áp dụng những biện pháp để giúp bạn đại tiện được thường xuyên hơn và phân trở nên mềm hơn mỗi lần đi vệ sinh.

Một số những thay đổi trong chế độ ăn và sinh hoạt sau đây cũng có thể giúp cải thiện và phòng bệnh trĩ ở thai phụ:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, như bánh mỳ nguyên cám, rau, hoa quả, uống nhiều nước
  • Hạn chế đứng quá lâu
  • Tập thể dục thường xuyên để cải thiện hệ tuần hoàn
  • Sử dụng một túi chườm đá để giảm đau do trĩ
  • Sử dụng dầu bôi trơn để dễ dàng đẩy khối trĩ lại vào trong hậu môn nếu trĩ bị xổ ra ngoài
  • Tránh rặn quá gắng sức khi đại tiện do nó có thể làm trĩ nặng hơn
  • Sau khi đi vệ sinh, làm sạch hậu môn bằng giấy vệ sinh mềm, tránh sử dụng giấy quá cứng có thể làm tổn thương hậu môn và gây chảy máu

Có một số loại thuốc có thể giúp làm giảm sưng viêm ở vùng hậu môn. Tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng chứ không phải nguyên nhân gây trĩ. Do vậy hãy hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ về các loại thuốc mỡ có thể giúp làm dịu cơn đau và lưu ý không sử dụng bừa bãi các loại kem bôi hay thuốc mà không tham khảo ý kiến chuyên gia.

Tiểu thường xuyên

Tình trạng tiểu nhiều thường xuất hiện vào thời gian đầu thai kỳ. Đôi khi nó kéo dài trong suốt thời gian mang thai. Trong giai đoạn cuối thai kỳ, việc đi tiểu thường xuyên thường là do sức nặng của em bé nén ép lên bàng quang của người mẹ.

Nếu bạn thường xuyên bị mất giấc ngủ vì tình trạng tiểu về đêm, hãy giảm bớt việc uống nhiều nước vào buổi tối muộn tuy nhiên vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ nước trong ngày.

Nếu bạn cảm thấy đau khi đi tiểu hoặc có máu trong nước tiểu, bạn có thể đã bị nhiễm trùng đường tiểu và cần phải điều trị. Uống nhiều nước trong trường hợp này lại giúp làm loãng nước tiểu và giảm đau. Hãy đi khám bác sỹ ngay trong vòng 24h khi bạn lưu ý thấy những dấu hiệu đầu tiên.

Các vấn đề về tiết niệu và tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ
(Ảnh minh họa)

Tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ là một tình trạng xảy ra khá phổ biến đối với phụ nữ có thai trong và sau khi sinh. Một số phụ nữ có thai không thể kiểm soát được tình trạng tiểu són hay rò rỉ nước tiểu mỗi lần họ ho, cười hay hắt hơi, hoặc thậm chí khi di chuyển hoặc đứng dậy đột ngột. Đây có thể chỉ là vấn đề tạm thời do các cơ vùng chậu(cơ xung quanh bàng quang) sẽ giãn ra một chút để chuẩn bị cho giai đoạn chuyển dạ. Bạn có thể cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ bằng cách tập luyện các bài tập cho vùng chậu.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018

    Sa trực tràng hay còn gọi là lòi dom - tự nhiên cha mẹ thấy con đi cầu phải rặn xong có một khối màu đỏ hồng hay hơi tím và bóng ở ngay lỗ hậu môn và rất hốt hoảng. Đó chính là đoạn ruột cuối còn gọi là trực tràng bị sa ra ngoài qua lỗ hậu môn.

  • 25-04-2023

    RSV có thể gây nguy hiểm cho một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những trẻ có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do RSV bao gồm:

    • Trẻ sinh non
    • Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống
    • Trẻ em dưới 2 tuổi mắc bệnh phổi mãn tính hoặc bệnh tim bẩm sinh (từ khi sinh ra)
    • Trẻ có hệ miễn dịch suy yếu
    • Trẻ em bị rối loạn thần kinh cơ, bao gồm cả những trẻ gặp khó khăn khi nuốt hoặc làm sạch chất nhầy tiết ra.
  • 28-05-2018

    Đau đầu ở trẻ hiện đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên. Những cơn đau đầu có thể thoáng qua hoặc lặp đi lặp lại, có thể là đơn thuần nhưng có nhiều trường biểu hiện của một căn bệnh nguy hiểm.

  • 28-05-2018
    Trẻ 5-7 tháng tuổi ăn bột với củ quả, nhưng sau 8 tháng nên ăn dặm đầy đủ 5 trong số 8 nhóm thực phẩm cơ bản. Mỗi nhóm chất có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và trí não của trẻ. Tinh bột cung cấp năng lượng. Chất đạm tham