Các nhiễm trùng nguy hiểm ở phụ nữ mang thai

Một số bệnh nhiễm trùng mà người mẹ gặp khi mang thai có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và con.

Đối với bà bầu, việc bị ốm quả thực không vui chút nào, nhất là ở trong giai đoạn mang thai khi bạn đang lo lắng cho sức khỏe của đứa con tương lai cũng như của chính bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đã được tiêm đầy đủ các loại vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm bạn không nên quá lo lắng. Nhờ vào thành công của chương trình tiêm chủng quốc gia, rubella (bệnh sởi Đức) – căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhất đối với thai nhi giờ đây đã không còn phổ biến.

Mặc dù hầu hết trẻ sẽ không bị ảnh hưởng gì nếu mẹ bị nhiễm một bệnh nhiễm trùng nào đó trong thời gian mang thai, tuy nhiên một số nhiễm trùng có khả năng truyền cho trẻ qua nhau thai hay trong khi sinh và để lại hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Ngoài ra, một số nhiễm trùng còn có biểu hiện nặng hơn khi bị nhiễm trong thai kỳ hay có thể dẫn tới các biến chứng sản khoa như sinh non.

Dưới đây là danh sách các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ có thai:

  • Nhiễm khuẩn âm đạo
  • Thủy đậu
  • Sốt chikungunya
  • Nhiễm nấm Chlamydia âm đạo
  • Nhiễm trùng do cytomegalovirus
  • Sốt xuất huyết Dengue
  • Bệnh thứ năm (do parvovirus)
  • Cúm
  • Lậu
  • Nhiễm liên cầu nhóm B
  • Viêm gan B
  • Herpes
  • Nhiễm HIV
  • Listeriosis (nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Listeria monocytogenes)
  • Rubella
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục: giang mai, Toxoplasmosis (bệnh do ký sinh trùng Toxoplasma gondii gây ra), Trichomoniasis (viêm âm đạo do Trichomonas)
  • Viêm đường tiết niệu
  • Nhiễm zika virus 
Các nhiễm trùng nguy hiểm ở phụ nữ mang thai

Có thể phòng tránh các nhiễm trùng trong thai kỳ?

Bạn không thể phòng tránh hoàn toàn việc tiếp xúc với các nguồn lây bệnh nhiễm trùng khi đang mang thai. Tuy nhiên việc hạn chế hay giảm thiểu những nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng nặng cho bạn và con bạn là điều hoàn toàn có thể làm được.

Hãy chú ý thực hiện đầy đủ các xét nghiệm trước khi bạn có kế hoạch mang thai, ví dụ, một xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp xác định xem bạn đã được miễn dịch với một số nhiễm trùng nhất định như thủy đậu hay rubella hay chưa. Bạn cũng có thể được xét nghiệm để chẩn đoán những nhiễm trùng mà bản thân bạn không hề biết mình mắc như viêm đường tiết niệu, nhiễm liên cầu nhóm B, viêm gan B và HIV. Nếu bạn cho rằng mình đã bị mắc một bệnh nhiễm trùng nào đó, việc đi khám sớm, chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bản thân bạn cũng có thể tự thực hành một số việc đơn giản để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Việc rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, không dùng chung cốc chén hay đồ cá nhân với người khác, hạn chế tiếp xúc với phân chó, mèo, sử dụng găng tay khi làm vườn, không tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng trong thai kỳ.

Tình dục an toàn cũng giúp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Đồng thời, bạn có thể tránh được ngộ độc thực phẩm bằng cách tránh ăn một số loại thực phẩm nhất định, rửa sạch rau và hoa quả trước khi ăn, đảm bảo các đồ ăn sống như thịt, cá, trứng được nấu chín hoàn toàn và bề mặt nơi nấu ăn không bị nhiễm khuẩn.

Các nhiễm trùng nguy hiểm ở phụ nữ mang thai

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan