Bé của mẹ đã 17 tháng tuổi

Sự tự lập của bé đang dần thể hiện rõ rệt theo nhiều cách: Bé có thể tự cởi tất hoặc tã (từ từ bé có thể cởi bỏ hoàn toàn và tiếp đến là tự mặc quần áo) và đánh răng (dù cho “đánh răng” ở đây chỉ mới là để bàn chải vào miệng và nhai thôi, nên bé sẽ vẫn cần bạn giúp đỡ).

Tuần 1

Tới lúc ngừng dùng tã (Dreaming of being diaper-free)

Bé của mẹ đã 17 tháng tuổi


Sự tự lập của bé đang dần thể hiện rõ rệt theo nhiều cách: Bé có thể tự cởi tất hoặc tã (từ từ bé có thể cởi bỏ hoàn toàn và tiếp đến là tự mặc quần áo) và đánh răng (dù cho “đánh răng” ở đây chỉ mới là để bàn chải vào miệng và nhai thôi, nên bé sẽ vẫn cần bạn giúp đỡ). Vậy có nên hướng dẫn về việc đi vệ sinh cho bé bây giờ chưa?
Hãy cùng nhìn qua một số gợi ý: Tập cho bé đi bô trong vòng 3 ngày. Phương pháp này dành cho bé khoảng 15 tháng tuổi, tuy nhiên tùy theo mỗi bé và không có một phương pháp cụ thể nào hiệu quả cho tất cả. Trẻ con thay đổi rất nhanh nên điều gì không phù hợp bây giờ sẽ rất hoàn hảo cho gia đình bạn chỉ sau vài tháng.

Học ngôn ngữ

Thông thường, người khác khi nghe những bé mới tập nói sẽ thấy khó hiểu.Thực ra thì chỉ có vợ chồng bạn mới có thể đoán được bé yêu đang cố gắng nói gì. Trẻ 17 tháng tuổi thường ngọng nghịu và trộn lẫn từ ngữ với nhau. Nếu lưỡi và cơ miệng của bé phát triển thì việc nói sẽ cải thiện hơn. Giúp bé bằng cách lặp lại những gì bé vừa nói. Phương pháp làm mẫu này sẽ giúp bé phát âm đúng và giúp những người khác như bà của bé dễ nghe hơn. Với sự kiên trì qua thời gian, tình trạng này sẽ được khắc phục.

Tuần 2

Khuyến khích tiếng nói “bên trong”

Bé của mẹ đã 17 tháng tuổi


La hét là một trong những thói quen của bé khiến bạn không hề dễ chịu tí nào. Giống như những thứ khác trong cuộc sống, bé đang liên tục thử nghiệm và giọng nói chính là công cụ để bé biến mọi thứ dễ dàng hơn. Một điều thú vị nữa, bé la hét để gây sự chú ý.
Một số bé đưa bố mẹ vào tình thế phải làm sao cho tiếng thét kia ngừng lại. Để tránh điều đó, hãy giải thích cho bé hiểu tiếng hét khiến bạn nhức hết cả tai. Hãy nói với bé rằng bạn sẽ không trả lời cho đến khi bé nói giọng bình thường. Bạn cũng không nên la to khi bạn hướng dẫn bé. Hay bạn có thể nói “ Đó là giọng khi ở ngoài trời và con hãy chỉ dùng khi ta đi chơi công viên nhé.”
Dạy cho bé cách dùng giọng nói để tạo niềm vui như thì thầm hay hát. Thực tế, nếu bạn thực sự muốn bé chú ý, hãy thử hạ giọng thì thầm, sẽ hiệu quả hơn là tăng âm lượng lên. Cách nói ấy không chỉ khác thường mà còn bí mật, vậy mới có thể khiến bé dừng lại để nghe.

Những chiến thuật vào giờ ăn

Bé tập đi thường rất kén chọn và khó tính khi ăn. Vì thế bạn chỉ cần chuẩn bị bữa ăn thật đơn giản để tiết kiệm thời gian và đỡ đau đầu chọn lựa. Tránh dỗ ngọt bé “ăn thêm miếng nữa” hay ép bé phải thử mọi thứ có trên đĩa trước khi bé rời ghế.
Hãy cố gắng đa dạng các loại thực phẩm ở mỗi bữa ăn của bé. Nếu bạn cho bé càng nhiều sự lựa chọn với các nhóm thực phẩm khác nhau, bé càng có cơ hội nạp vào cơ thể đủ lượng dinh dưỡng bé cần, dù cho bé chỉ ăn rau vào bữa này và ngũ cốc vào bữa khác. Những thứ bé tiêu thụ trong cả một tuần quan trọng hơn những chất dinh dưỡng bé ăn mỗi ngày. Cho bé những thực đơn lành mạnh, tự bé sẽ biết chọn ra lượng thức ăn và loại thực phẩm bé cần.

Tuần 3

Bộ chăn mềm an toàn và thú nhồi bông yêu thích của bé

Bé của mẹ đã 17 tháng tuổi


Nếu bé cứ khăng khăng quấn lấy cái chăn bé hay dùng và thú nhồi bông bé thích, bạn hãy cứ để bé như vậy. Niềm tin về đồ vật có thể bảo vệ bé sẽ kéo dài suốt cả năm trời, vì chúng là thứ thay thế khi không có bố mẹ. Bé ngày càng phát triển về cả thể chất và tinh thần, và ngày nào cũng đầy ắp những trải nghiệm, khung cảnh, âm thanh, và từ ngữ mới. Vỗ về bằng một vật nào đó mà bé yêu thương khi bé bị căng thẳng, ốm đau, mệt mỏi sẽ giúp bé sớm hồi phục.
Hãy tôn trọng “bạn thân” của bé! Chúng giúp bé ngủ ngon hơn và đây thực sự là dấu hiệu của sự trưởng thành, không phải là trẻ sơ sinh nữa. Tốt hơn hết, bạn nên có 2 thứ đồ chơi bé yêu thích y như nhau - một để ở nhà và một để mang theo khi đưa bé đến bác sĩ (nếu được cho phép), khi ngồi trên xe hơi hay đi du lịch.
Thứ bé chọn có thể không sạch sẽ lắm, và bạn đừng cố giữ nó như mới hay làm cho nó vô trùng. Thường thì mùi hương và vẻ ngoài khác biệt sẽ thu hút bé. Nếu bạn có hai món đồ để bé thích, hãy luân phiên thay đổi để bé quen với cả hai. Cái còn lại có thể là cứu tinh nếu cái kia mất đi đấy.

Giữ an toàn

Tai nạn liên quan tới bé thường xuyên xảy ra khi bố mẹ bận rộn hay căng thẳng: vào buổi sáng vội, trước bữa tối, ở bữa tiệc hay khi nhà có khách và những dịp nghỉ mát. Những lúc này cha mẹ thường hay lơ là.
Những tai nạn phổ biến ở bé đang tập đi là ngã từ cửa sổ, ngã xuống cầu thang, ngã từ bàn và ghế khi chúng trèo lên; bị bỏng do đụng phải nồi, ấm nước nóng, chảo; hay ngộ độc. Hãy chú ý vấn đề này để điều chỉnh mọi thứ cho an toàn. Bé 17 tháng chưa đủ lớn để đi vào sân chơi mà thiếu đi sự quan sát của bạn dù chỉ vài phút.

Tuần 4

Kiềm chế sự mất kiểm soát ở bé.

Bé của mẹ đã 17 tháng tuổi


Nếu bạn chưa từng chứng kiến sự nổi giận ở bé thì đã tới lúc rồi đấy. Những cơn thịnh nộ là biểu hiện của tâm trạng thất vọng khi bé không thể làm được thứ gì đó hoặc không được phép làm. Mệt và đói, thế là bùng nổ.
Bạn ước rằng có thể xoa dịu bé con đang giận dữ ngay lập tức, nhưng chẳng có cách nào kì diệu cho bạn đâu. Cơn giận có thể tự tiêu biến nhanh nếu bạn làm ra vẻ bình thường hay lờ nó đi thay vì tỏ ra đồng cảm hay giải thích nguyên do cho bé.
Một khi bé đã dịu cơn giận, hãy đề nghị bé ngồi vào lòng và tạo cơ hội để quây quần. Đừng phạt bé vì ở tuổi này bé không thể kiềm chế được đâu.

Cảnh báo về sự nguy hiểm của nước

Nước nguy hiểm với bé nhiều hơn bất kì thứ gì. Theo nghiên cứu của Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), đuối nước đứng thứ hai trong số các nguyên nhân phổ biến gây tử vong cho bé. Vào năm 2005, bé chết đuối chiếm 30% trong số trẻ tử vong do bị thương có độ tuổi 1 - 4.
Những bi kịch này xảy ra ở các hồ bơi tại gia. Hồ bơi vừa là niềm vui vừa là mối nguy hiểm. Nếu nhà bạn có hồ bơi, hãy ở sát nơi mà bé thường đi vào hoặc lúc bé dành thời gian chơi xung quanh hồ, bạn không thể lúc nào cũng cẩn thận được. Khi bạn đi đến hồ bơi với bé, đừng bao giờ rời mắt khỏi bé. Bé có thể chìm trong khoảng vài giây sau khi ngã xuống nước chứ không vẫy vùng hay la hét như một người trưởng thành. Nếu cả hai cùng bơi, hãy giữ bé trong tầm tay. Và nếu ở nhà có hồ bơi, hãy đảm bảo bé không tới gần hồ.
Hồ bơi không phải là nguồn nguy hiểm duy nhất. Bất cứ nguồn nước tù đọng nào cũng có thể nguy hiểm với bé, bao gồm bồn nước nóng hay hồ bơi bơm hơi. Bé không ý thức được mối nguy hại, và khi ngã vào bé không thể thoát ra được.
Thậm chí một cái xô lớn có chứa nước đã có thể gây chết người rồi. Bé tập đi thường có phần đầu to so với cơ thể, nên nếu bé ngã chúi đầu vào xô thì sẽ không tự lấy lại thăng bằng được.
Bên cạnh đó, khi bé sử dụng những thứ như phao bơi xỏ cánh tay, phao mì ống thì người lớn phải theo dõi sát bé, bởi những thứ này chỉ để chơi cho vui chứ không phải dụng cụ đảm bảo an toàn.

(Nguồn: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

 

- 09-06-2018 -

Bài viết liên quan