Bảng cân nặng thai nhi theo tuần

Tùy theo thể trạng của mẹ và chế độ dinh dưỡng mà mức độ phát triển của thai nhi sẽ khác nhau. Vì thế bảng cân nặng và chiều dài của bé chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bé không đạt được mức cân nặng và chiều dài như trong

Tùy theo thể trạng của mẹ và chế độ dinh dưỡng mà mức độ phát triển của thai nhi sẽ khác nhau. Vì thế bảng cân nặng và chiều dài của bé chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bé không đạt được mức cân nặng và chiều dài như trong bảng, bạn cũng đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ và chú ý đến chế độ dinh dưỡng để tăng cân hợp lý và giúp bé phát triển tốt nhất nếu bạn nhận thấy có sự chênh lệch quá lớn. Bật mí cho mẹ: Theo nghiên cứu, lượng sữa mẹ tiêu thụ mỗi ngày có liên hệ mật thiết với cân nặng của bé. Với mỗi ly sữa mẹ uống có thể giúp bé tăng 41g trọng lượng. Vì thế, nếu cân nặng của bé có vấn đề, các mẹ nên tích cực dùng sữa hằng ngày nhé. Trước 20 tuần tuổi, bé thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên các bác sĩ chỉ có thể đo từ đầu đến mông. Sau 20 tuần, bé sẽ được đo từ đầu đến chân.

Tuần thai Chiều dài (cm) Cân nặng (g)
Đo từ đầu đến mông
Tuần thứ 8 1.6 1
Tuần thứ 9 2.3 2
Tuần thứ 10 3.1 4
Tuần thứ 11 4.1 7
Tuần thứ 12 5.4 14
Tuần thứ 13 7.4 23
Tuần thứ 14 8.7 43
Tuần thứ 15 10.1 70
Tuần thứ 16 11.6 100
Tuần thứ 17 13 140
Tuần thứ 18 14.2 190
Tuần thứ 19 15.3 240
Tuần thứ 20 16.4 300
Đo từ đầu đến chân
Tuần thứ 21 25.6 360
Tuần thứ 22 27.8 430
Tuần thứ 23 28.9 501
Tuần thứ 24 30 600
Tuần thứ 25 34.6 660
Tuần thứ 26 35.6 760
Tuần thứ 27 36.6 875
Tuần thứ 28 37.6 1005
Tuần thứ 29 38.9 1153
Tuần thứ 30 39.9 1319
Tuần thứ 31 41.1 1502
Tuần thứ 32 42.4 1702
Tuần thứ 33 43.7 1918
Tuần thứ 34 45 2146
Tuần thứ 35 46.2 2383
Tuần thứ 36 47.4 2622
Tuần thứ 37 48.6 2859
Tuần thứ 38 49.8 3083
Tuần thứ 39 50.7 3288
Tuần thứ 40 51.2 3462
Tuần thứ 41 51.7 3597

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 11-01-2019

    Cần phân biệt tự kỷ ở trẻ với các bệnh khác như: chậm nói đơn thuần, rối loạn tăng động giảm chú ý , rối loạn gắn bó... và can thiệp tâm lý càng sớm càng tốt. Gọi bác sĩ tư vấn. 

  • 27-10-2021

    Tantrum (cơn giận dữ) là một phản ứng trước những tình huống mà một đứa trẻ chưa thể xử lý theo cách trưởng thành hơn — chẳng hạn như là nói về cảm giác khó chịu, hoặc thương lượng để có được thứ mình muốn, hoặc chỉ đơn giản là thực hiện những gì đang được yêu cầu. Thay vào đó, trẻ đã bị cảm xúc lấn át. Và nếu việc bộc lộ cảm xúc của mình một cách đầy kịch tính - bằng cách khóc lóc, la hét, giậm chân, đấm đá vào tường hoặc đánh cha mẹ - có thể giúp trẻ đạt được nguyện vọng (hoặc từ chối bất cứ điều gì mà trẻ không thích), thì trẻ sẽ sử dụng hành vi này.

  • 28-05-2018
    Trẻ nên ăn những loại hải sản nào? Vẫn theo bác sĩ Lê Thị Hải, hầu hết các loại hải sản đều giàu canxi (nhất là các loại cá nhỏ ăn được cả xương) nên rất cần cho xương và răng. Trong số các loại hải sản, cá biển là thực phẩm tuyệt
  • 28-05-2018

    Thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Thời tiết nắng nóng làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh tiêu đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, khi chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi…