9 phản xạ đầu tiên của bé khi 'da tiếp da' với mẹ sau sinh

Một giờ đầu đời được xem là thời gian có tính phát triển riêng biệt cho các bé. Thực hiện da tiếp da ngay lúc này sẽ đem lại những tác động tích cực cả ngắn và dài hạn đối với thể chất và tinh thần của bé. Trong 1 giờ đầu sau sinh, bé sẽ trải qua 9 giai đoạn kỳ diệu...

9 giai đoạn da tiếp da được các nhà khoa học nghiên cứu và tổng kết lại, để chúng ta có thể hiểu được quá trình bé tự tìm ti mẹ diễn ra trong 1 - 2 giờ đầu sau sinh. 

Các quá trình ghi lại được nhờ vào kết quả của cuộc nghiên cứu: "Newborn behaviour to locate the breast when skin-to-skin: a possible method for enabling early self-regulation – Widström AM1, Lilja G, Aaltomaa-Michalias P, Dahllöf A, Lintula M, Nissen E". 

9 giai đoạn da tiếp da bao gồm:

1. Khóc ngay sau sinh

224526_539424072854177_7322769171474696590_n

Đây là tiếng khóc bản năng của bé, xuất hiện ngay sau khi bé rời khỏi tử cung của mẹ, phổi bắt đầu hoạt động.

2. Nghỉ ngơi và thư giãn

Giai đoạn này bắt đầu sau khi bé ngừng khóc.

10676293_539427506187167_8568514425463363258_n

Không có cử động miệng, tay thì thư giãn. Lúc này bé (không mặc quần áo) được đặt nằm sấp lên ngực trần của mẹ thực hiện da tiếp da, phủ một tấm khăn hay một cái mền ấm, khô qua lưng bé. Mẹ và bé rất thư giản. Bé nằm lên ngực mẹ, nghe được tiếng tim quen thuộc của mẹ.

3. Giai đoạn thức tỉnh

Thường xuất hiện ở phút thứ 3 sau sinh.

10624732_539429659520285_6045025999377323986_n (1)

Đầu và vai bé bắt đầu cử động. Bé mở mắt và có một số cử động miệng. Những cử động này rất nhỏ và nhẹ nhàng.

4. Giai đoạn hoạt động

Thường xuất hiện ở phút thứ 8 sau sinh.

10433086_539444256185492_8646285154781587684_n (1)

Miệng bắt đầu có phản xạ mút và tìm vú mẹ, đưa tay lên quanh miệng hay vô miệng. Bé không cử động nhiều, mà chỉ cử động quanh khu vực mình đang nằm, cử động mà không di chuyển.

5. Nghỉ ngơi

Bé có thể rơi vào trạng thái nghỉ ngơi ở bất kỳ giai đoạn nào. Sau khi nghỉ ngơi bé có thể vẫn ở giai đoạn cũ hoặc có thể bước qua giai đoạn tiếp theo.

10613148_539444579518793_4930740352832664746_n

6. Bò

Thường bắt đầu khoảng phút thứ 35 sau sinh.

10686962_539446319518619_7131569285630885681_n

Bé có nhiều giai đoạn ngắn, cử động di chuyển về phía ngực mẹ và bò lên ngực mẹ.

7. Làm quen

Thường xuất hiện khoảng phút thứ 45 sau sinh và có thể kéo dài trên 20 phút.

10609415_539448536185064_2901984689726214971_n

Dùng tay sờ và massage ngực mẹ, bé có thể liếm ti mẹ (hình ở trên bên trái), bé có thể ngậm rồi nhả chứ chưa bú nút thực sự, mẹ cần kiên nhẫn và tin vào con. Giai đoạn này sẽ khiến cho mẹ và người hỗ trợ hay bị bối rối nhất vì ta sẽ thấy bé cứ dùng tay sờ ti massage ti, liếm ti, cứ như vậy, và chúng ta sẽ có cảm giác là bé không biết cách “hành động”, và dễ dàng rơi vào cảm giác là “cần hỗ trợ bé”, nhưng thật ra, hãy cứ để bé tự vận động, chúng ta không cần can thiệp.

8. Bú nút

Thường bắt đầu sau 1 giờ sau sinh.

10665662_539448659518385_63709974275888702_n

Bé tự ngậm bắt núm vú, tự nút (thường thì bé ở thế chủ động nên ngậm bắt vú rất đúng cách). Bé đang tự học cách bú mẹ, mẹ không cần phải lo lắng miệng bé há có to không… Vì sự chủ động của bé sẽ giúp bé ‘tự học” giỏi hơn, tự bé sẽ có khớp ngậm đúng, rất khác với việc mẹ chủ động đưa ti cho bé ngậm. Khi không được chủ động, thì bé dễ ngậm khớp sai. Nếu mẹ có dùng thuốc trong quá trình sinh (ví dụ sinh mổ gây mê, các phương pháp giảm đau như tê tủy sống …) thì quá trình Da tiếp Da có thể kéo dài lâu hơn.

9. Giai đoạn ngủ

Sau khi bé bú xong, mẹ và bé sẽ cùng nghỉ ngơi. Bé có thể ngủ từ 1,5 - 2 tiếng.

10686892_539425742854010_1594654236363605126_n

Xem thêm:

>>> Hướng dẫn cách thực hiện 'da tiếp da' cho trẻ sau sinh

>>> Lợi ích của 'da tiếp da' sau sinh

BS Lê Ngọc Anh Thy

Chuyên viên tư vấn sữa mẹ quốc tế IBCLC

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan