Ung thư tuyến tụy

Nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy tăng theo độ tuổi. Phần lớn các bệnh nhân nằm trong độ tuổi từ 50 đến 80. Ung thư từ các tế bào tuyến trong tuyến tụy không phổ biến. Chúng được gọi bằng những tên khác nhau, tùy thuộc vào loại tế bào ung thư cụ thể

Ung thư tuyến tụy là gì?

Nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy tăng theo độ tuổi. Phần lớn các bệnh nhân nằm trong độ tuổi từ 50 đến 80.
Ung thư từ các tế bào tuyến trong tuyến tụy không phổ biến. Chúng được gọi bằng những tên khác nhau, tùy thuộc vào loại tế bào ung thư cụ thể hoặc các hormone được sản xuất từ khối u. Bao gồm các khối u thần kinh - nội tiết, ung thư tế bào đảo tuỵ, u tụy insulin, u tụy glucagon, v.v...
Những bệnh này không được đề cập trong trang web này vì ít gặp. Loại tuyến thứ hai sản xuất các enzym giúp tiêu hóa thức ăn. Những tuyến này chảy vào ống dẫn rồi vào ruột non.
Tế bào của các ống dẫn có thể chuyển thành ung thư. Đây là dạng ung thư tuyến tụy phổ biến hơn, thường là dạng ung thư biểu mô tuyến.

Triệu chứng, biểu hiện ung thư tuyến tụy

Triệu chứng, biểu hiện ung thư tuyến tụy

Là một căn bệnh khó chẩn đoán sớm, nhưng nếu có các dấu hiệu lạ dưới đây, mỗi dấu hiệu có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng xuất hiện 2 đến 3 dấu hiệu cùng lúc thì hãy đi kiểm tra để sớm tìm ra triệu chứng có liên quan đến ung thư tuyến tụy hay không.
Bệnh tiểu đường, đặc biệt là nếu xảy ra đột ngột.
- Vàng da hoặc mắt. Chỉ cần một khối u rất nhỏ có thể chặn các ống dẫn mật trong đầu tuyến tụy, làm cho mật ứ lại, gây ra vàng da.
Ngứa da lòng bàn tay, bàn chân. Tác dụng phụ ít được biết đến của vàng da là bàn tay và bàn chân ngứa. Đó là do da phản ứng với bilirubin - một sắc tố mật màu nâu vàng gây ra vàng da.
Mất cảm giác thèm ăn. Một nghiên cứu ở Italia nhận thấy rằng, trước khi phát hiện ra khối u tuyến tụy từ 6-8 tháng, bệnh nhân đột nhiên cảm thấy chán ăn và thường thấy no mặc dù ăn rất ít.
Thay đổi khẩu vị. Cũng trong nghiên cứu của các nhà khoa học Italia nói trên, một số bệnh nhân được khảo sát nói rằng bỗng dưng họ không còn thích hương vị của cà phê, rượu và thuốc lá, thậm chí còn cảm thấy “ghê” những mùi vị này.
Đau bụng. Bệnh nhân ung thư tuyến tụy cho biết đó là những cơn đau kiểu gặm nhấm chứ không phải là đau nhói hay đau dữ dội, nó có xu hướng đẩy ra phía sau lưng. Một đặc trưng khác là cảm giác đau biến mất khi cúi người về phía trước.
Túi mật phình to. Ống mật bị tắc nghẽn gây vàng da đồng thời cũng có thể khiến túi mật phì đại. Hiện tượng này có thể nhìn thấy trên các xét nghiệm hình ảnh, thậm chí có trường hợp bác sĩ cảm thấy được khi thăm khám.
Phân lỏng, có mùi. Khi một khối u tuyến tụy chặn đường đi của các enzym tiêu hóa đến ruột, kết quả là cơ thể không có khả năng tiêu hóa chất béo. Vì vậy, người bệnh có thể đi ngoài phân lỏng, có mùi kinh khủng, kết quả của các chất béo dư thừa. Đặc biệt, các chuyên gia cho biết triệu chứng này là dấu hiệu sớm nhưng thường bị bỏ qua.
Phân có màu sẫm. Chảy máu trong ruột non gây ra triệu chứng này.
Đột ngột giảm cân không rõ lý do.
 

Biến chứng bệnh ung thư tuyến tụy

Biến chứng bệnh ung thư tuyến tụy

1. Vàng da. Ung thư tụy từ các khối ung thư ống mật gan có thể gây vàng da. Dấu hiệu bao gồm da vàng và mắt, nước tiểu có màu tối và màu phân nhạt.
2. Đau. Một khối u đang phát triển có thể chèn ép vào dây thần kinh ở bụng, gây ra đau và có thể trở thành nghiêm trọng. Thuốc giảm đau có thể giúp cảm thấy thoải mái hơn. Xạ trị có thể giúp khối u ngừng tăng trưởng tạm thời giúp hỗ trợ giảm đau.
3. Tắc nghẽn đường ruột. Ung thư tụy phát triển ép vào thành tá tràng, có thể chặn dòng chảy của thức ăn tiêu hóa từ dạ dày đến ruột non.
4. Giảm cân. Một số yếu tố có thể gây ra giảm cân ở những người bị ung thư tuyến tụy. Buồn nôn và nôn gây ra bởi phương pháp điều trị ung thư hoặc khối u ép vào dạ dày có thể khiến người bệnh khó ăn. Hoặc cơ thể có thể khó chế biến đúng cách các chất dinh dưỡng từ thức ăn bởi vì tuyến tụy không giúp tiêu hóa hoàn chỉnh.
5. Bổ sung enzyme tuyến tụy có thể được đề nghị để hỗ trợ tiêu hóa. Hãy cố gắng duy trì trọng lượng bằng cách thêm calo, bất cứ nơi nào và giờ nào có thể để giúp người bệnh dễ chịu và thoải mái nhất.
 

Điều trị bệnh ung thư tuyến tụy

Điều trị bệnh ung thư tuyến tụy

1. Điều trị ung thư tuyến tụy
Phẫu thuật vẫn là lựa chọn để điều trị ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân đều không thể phẫu thuật chữa lành bệnh vì khi phát hiện, bệnh đã phát triển đến giai đoạn cuối. Ngay cả khi không còn có thể phẫu thuật chữa lành, thủ thuật vượt qua đoạn nghẽn có thể được thực hiện để làm giảm sự vàng da và ngứa do ung thư tuyến tụy và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Xạ trị được coi là phương pháp điều trị chính nếu không thể phẫu thuật. Trong những trường hợp này, xạ trị có thể giúp giảm đau và đôi khi giảm vàng da. Xạ trị cũng có thể được điều trị bổ sung sau khi phẫu thuật để ngăn ngừa ung thư tái phát.
Hoá trị được sử dụng để tăng hiệu quả của xạ trị, ví dụ như chất gây cảm thụ bức xạ, hoặc khi ung thư tuyến tụy rất trầm trọng, là khi phẫu thuật và xạ trị không còn thích hợp. Hóa trị có thể kéo dài cuộc sống của bệnh nhân thêm một vài tháng. Quan trọng hơn, hóa trị liệu đã được nhận thấy có khả năng giảm đau ở một số bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối.
Ung thư tuyến tụy có thể gây đau, và một loạt thuốc giảm đau có thể giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu. Cần trao đổi với bác sĩ và điều dưỡng chuyên khoa ung thư để hạn chế các cơn đau đến mức tối thiểu.
 

Phòng ngừa bệnh ung thư tuyến tụy

Phòng ngừa bệnh ung thư tuyến tụy

Mặc dù không có cách nào chứng minh để ngăn ngừa ung thư tuyến tụy, có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ:
Bỏ hút thuốc. Nếu hút thuốc, hãy bỏ ngay. Nói chuyện với Bác sĩ về các chiến lược để giúp cai thuốc, bao gồm các nhóm hỗ trợ, thuốc và liệu pháp thay thế nicotine. Nếu không hút thuốc, không nên bắt đầu hút.
Duy trì cân nặng hợp lý. Kết hợp tập thể dục hàng ngày với một chế độ ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc với khẩu phần nhỏ hơn để giúp giảm cân.
Tập thể dục. Mục tiêu là 30 phút tập luyện trên hầu hết các ngày. Nếu không tập thể dục, bắt đầu từ từ và cố gắng để đạt mục tiêu.
Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh. Một chế độ ăn uống đầy đủ các loại trái cây nhiều màu sắc và các loại rau và ngũ cốc có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.
 

Chế độ chăm sóc bệnh nhân ung thư tuyến tụy

Chế độ chăm sóc bệnh nhân ung thư tuyến tụy

Theo lương y Vũ Quốc Trung, thì trong quá trình điều trị, người mắc bệnh này có thể dùng một trong số các món ăn dưới đây để hỗ trợ việc chữa trị:
1. Cháo sơn chi
- Nguyên liệu: sơn chi 30g, kê cốt thảo 30g, điền cơ hoàng 30g, gạo 50g.
- Cách làm: nấu 3 vị thuốc trên trước để lấy nước (bỏ xác thuốc). Dùng nước thuốc cùng gạo nấu cháo. Nấu lượng vừa đủ ăn.
2. Chè nhân trần phụ tử
- Nguyên liệu: nhân trần 20g, phụ tử 10g, sinh khương 15g, cam thảo 10g, hồng táo 5 đến 10 quả, gạo 100g, đường thẻ vừa đủ.
- Cách làm: nấu nhân trần, phụ tử, cam thảo độ 1 giờ 30 phút, lấy nước thuốc, bỏ xác. Đổ nước thuốc vào gạo, cùng hồng táo (lấy phần thịt), sinh khương (cắt mỏng) để nấu cháo. Cho đường thẻ vào nấu thêm một lúc nữa. Mỗi ngày ăn 2 lần.
3. Chè câu kỷ mộc nhĩ
- Nguyên liệu: câu kỷ tử 20g, hắc mộc nhĩ (nấm mèo đen) 10g, hắc khoa đậu 20g, phật thủ 20g, nếp 100g, đường phèn vừa đủ và một ít mật ong.
- Cách làm: ngâm mộc nhĩ vào nước trước, sau đó cắt thành miếng. Phật thủ cũng xắt thành miếng. Nếp và hắc khoa đậu nấu thành cháo trước, nấu một lát thì đổ câu kỷ tử vào, lúc sắp chín, đổ mộc nhĩ, phật thủ vào, thêm đường trộn đều, nấu tiếp một lúc nữa. Mỗi ngày ăn 3 lần.
4. Cháo bắp cải, tôm
- Nguyên liệu: cải bắp 200g, một ít tôm, thịt heo 50g, gạo 100g.
- Cách nấu: gạo vo sạch, tôm làm sạch, thịt thái nhỏ, cải bắp thái nhỏ cùng cho vào nấu đến sôi 15 phút, nêm nếm gia vị vừa dùng.
.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Xơ gan là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khi nhu mô gan bình thường bị thay thế bằng mô sẹo (xơ hóa). Xơ gan có xu hướng tiến triển chậm và thường không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, cùng với việc chức năng gan dần dần trở nên
  • 28-05-2018
    Bệnh lậu, bệnh Chlamydia và bệnh giang mai là các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted diseases, còn gọi tắt là STDs). Các bệnh này có thể gây ra các hậu quả lâu dài và nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ em trong độ tuổi trưởng
  • 28-05-2018
    Cơn đau quặn thận thường xuất hiện sau một gắng sức với đặc điểm đau vùng hố thắt lưng, đau lan phía trước vùng hạ sườn phải hoặc hạ sườn trái, lan xuống vùng bẹn, vùng sinh dục ngoài. Đau dữ dội không có tư thế nào giảm đau. Đây là cơn đau rất cấp tính,
  • 28-05-2018
    Nhiễm trùng do sự lây nhiễm virus hoặc vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng
  • 28-05-2018
    Hội chứng sốc nhiễm độc là tình trạng hiếm gặp, đe dọa đến tính mạng do nhiễm độc máu gây ra bởi độc tố của vi khuẩn. Thường hội chứng này là do độc tố sinh ra bởi một loại vi khuẩn là staphylococcus aureus, nhưng cũng có thể gây ra do vi khuẩn streptococ
  • 28-05-2018
    Đó chính là đái tháo nhạt. Tình trạng khiến bạn khát nhiều do bạn tiểu nhiều.