Tràn dịch tinh mạc ở trẻ em

Bìu thường lỏng lẻo, mềm và dày. Bìu chứa hai tinh hoàn. Thông thường bạn sẽ dễ dàng chạm được tinh hoàn trong hai bìu. Một ống dẫn sẽ đưa tinh trùng từ mỗi tinh hoàn đến dương vật. Thường thì một tinh hoàn bên này sẽ

Tràn dịch tinh mạc là gì?

Tràn dịch tinh mạc là sự tập trung dịch thành một túi nằm bên cạnh tinh hoàn bên trong bìu. Bệnh thường xảy ra một bên nhưng thỉnh thoảng cũng hình thành ở cả hai bên tinh hoàn.
Tinh hoàn bình thường được bao quanh bởi một túi mô mềm. Bạn không thể cảm nhận thấy nó khi sờ vào. Nó tạo nên một lớp dịch mỏng bôi trơn làm cho tinh hoàn di chuyển được dễ dàng. Có rất nhiều dịch sẽ được dẫn lưu vào các tĩnh mạch bên trong bìu. Nếu mất cân bằng giữa lượng dịch được tạo ra và lượng dịch được dẫn lưu đi, các dịch này sẽ tích tụ lại tạo thành bệnh tràn dịch tinh mạc.

Tràn dịch tinh mạc trông thế nào và khiến bệnh nhân cảm thấy ra sao?

Bên tinh hoàn bị tràn dịch tinh mạc khi sờ sẽ cảm thấy giống như có một quả bóng nhỏ chứa đầy nước bên trong bìu. Nó trơn láng và nằm chủ yếu ở phía trước một trong hai tinh hoàn. Kích thước có thể thay đổi. Tràn dịch tinh mạc thường không gây đau.

Nguyên nhân của tràn dịch tinh mạc

Một vài trẻ vừa sinh ra là đã bị tràn dịch tinh mạc, đây là tình trạng rất thường gặp. Khi trẻ lớn lên trong tử cung, tinh hoàn thường di chuyển từ ổ bụng xuống đến bìu. Thỉnh thoảng đường di chuyển này không đóng lại hoàn toàn, từ đó dẫn đến tình trạng tràn dịch tinh mạc.
Tràn dịch tinh mạc có thể xảy ra kèm theo thoát vị.
Ở trẻ lớn hơn nếu bị tràn dịch tinh mạc có thể có các nguyên nhân khác như chấn thương, xoắn tinh hoàn, hội chứng thận hư.

Điều trị tràn dịch tinh mạc như thế nào?

Tràn dịch tinh mạc thường tự cải thiện không cần điều trị trong năm đầu đời. Việc phẫu thuật thường chỉ thực hiện khi tràn dịch kéo dài sau 12-24 tháng tuổi.
Nếu bé của bạn bị thoát vị thì hai bệnh này sẽ được giải quyết chung trong cùng một lần phẫu thuật.
Phẫu thuật điều trị tràn dịch tinh mạc bao gồm rạch một đường nhỏ ở dưới bụng hay ở bìu, dịch xung quanh tinh hoàn. Đường thông giữa bụng và bìu cũng sẽ được đóng lại để dịch không thể tái lập lại về sau. Đây chỉ là một cuộc phẫu thuật nhỏ và được thực hiện trong ngày nên bệnh nhân không cần nằm viện lại.
Tràn dịch tinh mạc không để lại biến chứng lâu dài. Việc bị tràn dịch tinh mạc không ảnh hường đến tinh hoàn, tức là không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé trai trong tương lai.

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 01-04-2022

    Dị ứng bao gồm các vấn đề của hệ thống miễn dịch. Hầu hết các phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng như một “báo động giả”.

    Các phản ứng dị ứng thường xảy ra khi trẻ tiếp xúc phấn hoa, cây xanh và cỏ dại, nhựa mủ của cây, nấm mốc, mạt bụi, thức ăn và thuốc.

    Có ba cách hiệu quả nhất để điều trị dị ứng là tránh tiếp xúc, tiêm phòng dị ứng (liệu pháp miễn dịch) và thuốc. Các gia đình nên thảo luận kỹ với các bác sĩ nhi hoặc bác sĩ chuyên khoa dị ứng của bé để có thể tìm phương án hỗ trợ giảm bớt hoặc điều trị dị ứng.

    Các xét nghiệm có thể được dùng đến để chẩn đoán dị ứng bao gồm xét nghiệm da, xét nghiệm máu hoặc biện pháp tiếp xúc và ghi nhận phản ứng.

  • 28-05-2018
    U tuyến yên tiết prolactin, hay còn gọi là u tuyến yên tăng tiết prolactin hoặc u tiết prolactin. Đây là tình trạng khối u nằm ở tuyến yên tạo ra quá nhiều prolactin đi vào máu. Đây là bệnh phổ biến nhất của u nội tiết tố có thể phát triển trong tuyến
  • 28-05-2018
    Thấp tim hay còn gọi là thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp (rheumatic fever), được coi là một trong những bệnh của hệ miễn dịch mô liên kết hay thuộc hệ thống tạo keo. Cho tới nay, bệnh vẫn khá thường gặp ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam)
  • 28-05-2018
    Bệnh Alzheimer là một nguyên nhân của chứng giảm trí nhớ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, khiến người bệnh gặp trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Alzheimer ảnh hưởng đến trí nhớ, ngôn ngữ và tư duy. Bệnh tiến triển chậm và thường bắt đầu với triệu
  • 28-05-2018
    Giới thiệu chung Gan nhiễm mỡ thường kết hợp với các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn lipid máu… Gan nhiễm mỡ có thể thấy ở bất kỳ những ai có lối sống thiếu vận động và ăn uống bất hợp lý, quá thừa năng lượng.
  • 28-05-2018
    Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) là một dạng viêm phổi nặng. Bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào tháng 11 năm 2002. Trong vòng vài tháng, khách du lịch và người Trung Quốc đi sang nước ngoài đã làm bệnh lan rộng ra 29 quốc gia toàn