Thông liên thất (VSD)

Bệnh gan có thể là do di truyền hoặc do các yếu tố gây tổn hại gan như nhiễm virus, uống rượu, mắc bệnh béo phì. Theo thời gian, tổn thương gan để lại sẹo (xơ gan) có thể dẫn đến bệnh suy gan khiến tính mạng người bệnh bị đe dọa.

Tìm hiểu chung Bệnh Thông liên thất (VSD)
thong_lien_that

Thông liên thất (VSD) là bệnh gì?
Thông liên thất, hay còn gọi là VSD, là dạng phổ biến nhất của dị tật bẩm sinh của tim.
Hai tâm thất là hai ngăn ở dưới của tim và được phân cách bởi vách ngăn. Phía bên trái của tim thường bơm với áp lực mạnh và máu có ít oxy hơn bên phải. Thông liên thất là một lỗ hổng trên vách ngăn giữa hai tâm thất. Thông liên thất làm cho máu ở cả hai bên trộn lẫn với nhau, làm cho máu đi nuôi cơ thể mang ít oxy hơn.
Dị tật lớn có thể gây suy tim do tim không bơm đủ máu. Ở trẻ em, nếu dị tật ở gần van động mạch chủ, có thể gây tổn hại cho van khi trẻ lớn.;

Triệu chứng thường gặp Bệnh Thông liên thất (VSD)

Những dấu hiệu và triệu chứng của thông liên thất (VSD) là gì?
Sau đây là những triệu chứng phổ biến nhất của thông liên thấp:
Mệt mỏi, khó thở (đặc biệt khi làm việc nặng) hoặc đau ngực;
Trở nên xanh xao vì máu đi đến da chứa ít oxy hơn;
Nhịp tim bất thường;
Khó tăng cân.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Tùy vào độ tuổi, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau.
Ở trẻ em, bạn nên cho bé khám bác sĩ ngay nếu bé dễ mệt mỏi, khó thở khi ăn, khi chơi hoặc bé không tăng cân.
Ở độ tuổi lớn hơn, bạn nên khám bác sĩ nếu có những triệu chứng sau: khó thở khi hoạt động nặng hay khi bạn nằm xuống, nhịp tim nhanh hoặc không đều bạn luôn cảm thấy mệt mỏi.;

Nguyên nhân Bệnh Thông liên thất (VSD) gây bệnh Bệnh Thông liên thất (VSD)

Nguyên nhân nào gây ra thông liên thất (VSD)?
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Khi còn trong bụng mẹ, hai tâm thất của bé dính liền vào nhau, sau đó vách ngăn được hình thành. Nếu quá trình hình thành vách ngăn có vấn đề, một lỗ hở sẽ xuất hiện, đây chính là thông liên thất.;

Nguy cơ mắc bệnh Bệnh Thông liên thất (VSD)

Những ai thường mắc phải thông liên thất (VSD)?
Dị tật tim bẩm sinh khá phổ biến nên ai cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn nam giới.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thông liên thất (VSD)?
VSD di truyền trong gia đình và đôi khi xảy ra cùng lúc với các bệnh di truyền khác, chẳng hạn như hội chứng Down. Nếu bạn đã có con bị dị tật tim, nhân viên tư vấn về di truyền có thể trao đổi với bạn về nguy cơ bé tiếp theo mắc bệnh.;

Điều trị Bệnh Thông liên thất (VSD) hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thông liên thất (VSD)?
Bác sĩ chẩn đoán từ kết quả khám sức khỏe và các triệu chứng đã xuất hiện. Nếu chẩn đoán chưa rõ, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang ngực hoặc đo điện tâm đồ và loại trừ khả năng mắc các bệnh khác.
Những phương pháp nào dùng để điều trị thông liên thất (VSD)?
VSD thường tự đóng lại hoặc được đóng lại bằng cách phẫu thuật khi còn nhỏ, nhưng cũng có thể kéo dài đến khi trưởng thành. Những người có dị tật nhỏ hoặc dị tật đã được đóng lại thường sẽ không bao giờ có triệu chứng và không cần điều trị. Nếu dị tật kéo dài bạn sẽ cần phải được điều trị. Nếu không có bệnh về tim nào khác, khắc phục thông liên thất cho phép bạn có tuổi thọ và cuộc sống bình thường.;

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 18-09-2018

    Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm – cấp tính do vi khuẩn bạch hầu có tên khoa học Corynebacterium diphtheriae gây nên. Bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.. Vi khuẩn Bạch hầu thường xâm nhiễm vào mũi và vùng hầu

  • 28-05-2018
    Các triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng khô mắt bao gồm bỏng rát, đau và đỏ ở mắt. Những triệu chứng khác như chảy nước mắt hay tiết dịch nhầy ở mắt. Mắt của bạn sẽ dễ bị nhức mỏi hơn bình thường, gây khó khăn khi đọc sách hoặc sử dụng máy tính
  • 11-09-2018

    1. Khái niệm Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản). Viêm mạn tính đi kèm với sự quá nhạy cảm của đường dẫn khí, là nguyên nhân các cơn suyễn tái đi tái lại. Triệu chứng của bệnh: Khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, thường xảy ra vào

  • 28-05-2018
    Bệnh Babesia là bệnh nhiễm trùng do một loài ký sinh trùng rất nhỏ có tên Babesia gây ra. Bệnh lây truyền sang người qua vết cắn của một số loài bọ ve.
  • 28-05-2018
    Ung thư hậu môn là hiện tượng phát triển bất thường của các tế bào trong lớp niêm mạc hậu môn, tạo thành các khối u và có khuynh hướng di căn ra các vùng lân cận. Phần lớn trường hợp ung thư hậu môn là ung thư dạng biểu mô, u tế bào hắc tố, biểu mô tế
  • 28-05-2018
    Rối loạn đông máu di truyền, hay còn gọi là bệnh đông máu, là bệnh hiếm gặp. Bệnh khiến cho máu không đông lại được như bình thường. Có 2 loại rối loạn đông máu di truyền: