Hen suyễn

1. Khái niệm Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản). Viêm mạn tính đi kèm với sự quá nhạy cảm của đường dẫn khí, là nguyên nhân các cơn suyễn tái đi tái lại. Triệu chứng của bệnh: Khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, thường xảy ra vào

Tổng quan bệnh hen suyễn

Khái niệm

Hen suyễn

Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản). Viêm mạn tính đi kèm với sự quá nhạy cảm của đường dẫn khí, là nguyên nhân các cơn suyễn tái đi tái lại.
Triệu chứng của bệnh: Khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, thường xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng của tắc nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi, tuỳ từng loại mà có thể hồi phục tự nhiên hay do điều trị.
Hen suyễn có thể rất trầm trọng. Mỗi năm tại Mỹ hen suyễn gây ra khoảng 5.000 ca tử vong, 2 triệu trường hợp phải cấp cứu, và 500.000 trường hợp phải nhập viện mỗi năm. Hơn nữa, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, hen suyễn có thể gây suy giảm dài hạn chức năng phổi (suy hô hấp mạn tính).

Các loại hen suyễn

Hen suyễn gồm có một số loại sau:

  • Hen suyễn dị ứng: Xuất phát từ nguyên nhân dị ứng với một số loại như phấn hoa, hay vảy da của thú vật. Người bị loại hen suyễn này có tiền sử cá nhân hay gia đình bị bệnh về dị ứng như: viêm mũi dị ứng hay sốt cỏ khô và các bệnh ngoài da như ngứa, nổi ban đỏ...


    • Hen suyễn theo mùa, một dạng của hen suyễn dị ứng, có thể bị gây bùng phát bởi cây cỏ, hoặc hoa phóng thích phấn hoa vào không khí. Ví dụ như, một số người thấy rằng bệnh hen suyễn của họ thường trở nên tệ hại hơn vào mùa xuân khi cây cỏ nở hoa. Một số người khác lại thấy rằng họ bị nặng hơn vào cuối mùa hạ hay đầu mùa thu khi cúc dại (cỏ phấn hương) và nấm mốc từ lá cây có thể là nguyên nhân gây cơn hen suyễn.
  • Hen suyễn do vận động thể lực: Hen suyễn do vận động thể lực, đơn giản nói về các triệu chứng hen suyễn bị kích phát do vận động thể lực, hoặc các hoạt động gắng sức. Các triệu chứng này thường được ghi nhận trong 2 ngày sau khi vận động. Vận động ngoài trời vào mùa đông dường như là đặc biệt tệ hại đối với những bệnh nhân bị loại hen suyễn này.
  • Hen suyễn về đêm: Là loại hen suyễn thường chỉ xảy ra về đêm, đặc biệt thời gian từ 2 - 4 giờ sáng. Lúc này nồng độ của các chất mà cơ thể bạn sinh ra như adrenaline và corticosteroid - để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh suyễn - là thấp nhất, làm xuất hiện các triệu chứng hen suyễn
  • Hen suyễn trong thai kỳ: Thai phụ bị hen suyễn có tỷ lệ biến chứng liên quan đến thai kỳ cao hơn. Trong số những bệnh nhân có thai bị hen suyễn, 1/3 sẽ thấy có cải thiện chứng hen suyễn, 1/3 vẫn duy trì tình trạng cũ, và 1/3 sẽ bị hen suyễn nặng hơn.
  • Hen suyễn do nghề nghiệp: Người bị hen suyễn nhạy cảm với các cơn bùng phát bệnh khi tiếp xúc với hơi khói bụi hay môi trường hoá chất độc hại.

Khi điều trị bệnh hen suyễn, bác sĩ thường phải xác định loại hen suyễn thông qua các triệu chứng mà bạn mắc phải. Nếu điều trị đúng cách, chúng ta có thể kiểm soát bệnh hen suyễn.

Triệu chứng, biểu hiện hen suyễn

Triệu chứng, biểu hiện hen suyễn
  • Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ dàng được nhận ra bởi bác sĩ của bạn hay chính bạn cũng có thể nhận ra.
  • Ho: Ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn suyễn ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hen suyễn được chẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí được chẩn đoán là ho lao. Một số bệnh nhân bị hen suyễn chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng.
  • Nặng ngực: Cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt.
  • Khó thở: Thở thấy khó khăn, đặc biệt là thở ra.

Các triệu chứng này có thể xảy ra nếu không điều trị hay điều trị không đúng bệnh hoặc khi người bệnh tiếp xúc với chất kích ứng gây ra cơn hen suyễn của bạn.

Nguyên nhân hen suyễn

Nguyên nhân hen suyễn

Một số các tác nhân có thể gây bệnh mà bạn nên biết để phòng tránh

  • Thuốc lá
  • Bụi: Vi sinh vật trong bụi bặm là những vi trùng/siêu vi trùng bé xíu không thể nhìn thấy được chúng trú ngụ trong vải và khăn thảm, nệm và gối, chăn trong bao không dính bụi.
  • Thú nuôi trong nhà, thú nhồi bông: Không để thú nhồi bông trong giường và giặt chúng định kỳ trong nước nóng. Một số người bị dị ứng với các vảy da hay nước bọt đã khô của các con thú có lông mao hay lông vũ. Hãy tìm một nơi ở mới cho con thú của bạn hay để chúng ở bên ngoài nhà.
  • Nấm mốc trong nhà: Hãy sửa chữa các vòi nước, ống nước bị rò rỉ và các nguyên nhân khác gây đổ/chảy nước. Lau nấm mốc trên các bề mặt bằng khăn lau có tẩm thuốc tẩy.
  • Khói, mùi nặng và các dạng bụi nước.
  • Phấn hoa hoặc nấm mốc ngoài trời: Tránh đi ra ngoài lúc nồng độ phấn hoa cao hay đi vào những con đường mà bạn thường hay cảm thấy các triệu chứng hen suyễn.
  • Vận động thể lực: Nếu bạn kiểm soát tốt bệnh hen suyễn của mình, bạn vẫn có thể hoạt động tích cực. Còn nếu bạn bị các triệu chứng hen suyễn khi vận động tích cưc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.
  • Thời tiết: Che mũi và miệng của bạn bằng một chiếc khẩu trang khi ra ngoài vào những ngày mùa đông lạnh lẽo
  • Một số loại thực phẩm: bò, gà, trứng gia cầm, tôm, cua, cá biển, …
  • Một số thuốc: Cho bác sĩ của bạn biết về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm cả những loại thuốc bán không cần đơn như aspirin, thuốc cảm, các thuốc không steroid (như ibuprofen, naproxen) và thậm chí cả thuốc nhỏ mắt.
  • Các tác nhân khác như: rượu, một số thuốc uống như thuốc chữa tăng huyết áp, thuốc chữa đau khớp, …

Các yếu tố nguy cơ hen suyễn

Các yếu tố nguy cơ hen suyễn

Một số yếu tố có thể tạo khả năng mắc hen suyễn nhiều hơn.

  • Tuổi : Hen suyễn thuờng gặp ở người dưới 18 tuổi. Đây là bệnh lý mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em, và là nguyên nhân chủ yếu gây nghỉ học (và cả nghỉ làm việc của các bậc cha mẹ).
  • Hút thuốc : Hút thuốc có thể làm gia tăng nguy cơ bị hen suyễn ở người trưởng thành. Đối với trẻ em, hút thuốc thụ động làm gia tăng thêm nguy cơ này.
  • Sống trong thành phố : Số người bị hen suyễn đã gia tăng trong 20 năm gần đây, đặc biệt là những người sống trong thành phố.

Điều trị hen suyễn

Điều trị hen suyễn

Thuốc dùng dài hạn giúp dự phòng các triệu chứng hen suyễn. Nếu dùng đều đặn và đầy đủ, chúng sẽ làm giảm co thắt đường dẫn khí hoặc làm giảm viêm đường dẫn khí hoặc cả hai. Các thuốc dự phòng hen suyễn bao gồm corticosteroid dạng hít, các thuốc giãn đường dẫn khí (thuốc đồng vận beta 2) tác dụng kéo dài.
Như chúng ta đã biết, thuốc dùng trong hen suyễn được chia thành hai loại: Thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng. Tất cả những ai bị hen suyễn lúc nào cũng nên có sẵn trong người ống thuốc hít cắt cơn hen suyễn để sẵn sàng hít ngay khi thấy triệu chứng hen suyễn xuất hiện. Thuốc dự phòng giúp ngăn ngừa cơn hen suyễn xảy ra. Khi dùng đầy đủ và đều đặn, thuốc dự phòng hen suyễn làm giảm sự co thắt và viêm ở đường dẫn khí. Vì vậy, thuốc dự phòng hen suyễn nên được sử dụng dài hạn, thậm chí suốt đời khi mà hen suyễn còn 'gắn bó' với bạn.
Thuốc dự phòng hen suyễn là những thuốc hít chứa corticosteroid hoặc thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài hoặc phối hợp cả hai corticosteroid và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài.
Thuốc hít corticosteroid (ICS)
Thuốc hít corticosteroid làm giảm viêm đường dẫn khí, giúp cho:

  • Cải thiện chức năng phổi
  • Dự phòng triệu chứng hen suyễn
  • Giảm thiểu việc sử dụng thuốc cắt cơn
  • Giảm thiểu khả năng tổn thương dài hạn đường dẫn khí

Thuốc hít corticosteroid có tác dụng trực tiếp trên phổi giúp làm giảm viêm đường dẫn khí. Do thuốc hít corticosteroid đi thẳng vào đường dẫn khí (nơi cần thuốc đến tác dụng), cho nên ít có tác dụng xấu ảnh hưởng trên cơ thể như thuốc corticosteroid dạng uống (corticosteroid dạng uống khi sử dụng thì thuốc đi đến mọi nơi trong cơ thể). Để giúp dự phòng ho, khò khè, hay các triệu chứng khác của hen suyễn, thuốc hít corticosteroid khi được bác sĩ kê đơn, bạn nên dùng đều đặn mỗi ngày, ngay cả khi không có triệu chứng hen suyễn.
Corticosteroid hít so với steroid đồng hóa
Trước hết, cần 'định nghĩa' steroid đồng hóa, đó là một nhóm hormone tổng hợp có vai trò thúc đẩy sự tích trữ protein và thúc đẩy sự phát triển của mô, thỉnh thoảng được vận động viên dùng để làm tăng khối cơ và sức mạnh của cơ.
Đừng lẫn lộn thuốc hít corticosteroid với các steroid đồng hóa. Các corticosteroid được dùng cho hen suyễn không giống với các steroid bị lạm dụng bởi một số vận động viên để làm tăng khối lượng cơ của cơ thể.

  • Các steroid đồng hóa được vận động viên sử dụng để tăng khối lượng cơ và cải thiện thành tích. Các thuốc này gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm và có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Corticosteroid hít làm giảm viêm (sưng đường dẫn khí). Theo Hướng dẫn Điều Trị Hen suyễn của Viện Tim, Phổi và Huyết học Hoa Kỳ, thuốc hít corticosteroid là thích hợp và là thuốc dự phòng dài hạn hiệu quả nhất ở những người bị hen suyễn dai dẳng (mạn tính). Hơn nữa, có bằng chứng ngày một rõ ràng rằng thuốc hít corticosteroid cũng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương đường dẫn khí – tổn thương đường dẫn khí có thể xảy ra khi hen suyễn không được điều trị.

Các thuốc hít corticosteroid thường được sử dụng
Hiện nay, trên thị trường thuốc hít corticosteroid tại Việt Nam, có những hoạt chất sau:

  • Beclomethasone
  • Budesonide
  • Fluticasone

Các thuốc làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài (các thuốc đồng vận beta-2 tác dụng kéo dài)
Các thuốc làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài cũng được sử dụng trong điều trị dự phòng hen suyễn. Các thuốc này giúp cho đường dẫn khí của bạn mở rộng ra do làm giãn cơ trơn bao quanh đường dẫn khí. Khi được sử dụng đầy đủ và đều đặn, các thuốc làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài giúp làm giảm sự co thắt đường dẫn khí, cải thiện chức năng phổi, ngăn chặn các triệu chứng hen suyễn, kết quả là làm giảm thiểu sự cần thiết dùng thuốc hít cắt cơn.
Các thuốc hít làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài thường được sử dụng
Hiện nay, trên thị trường thuốc hít làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài tại Việt Nam, có những hoạt chất sau:

  • Salmeterol
  • Formoterol

Hai chế phẩm phối hợp dưới dạng thuốc hít dùng trong dự phòng hen suyễn thường được sử dụng là:

  • SERETIDE Evohaler: phối hợp Salmeterol và Fluticasone.
  • SYMBICORT Turbuhaler: phối hợp Formoterol và Budesonide.

Phòng ngừa hen suyễn

Phòng ngừa hen suyễn

Theo số liệu thống kê, mỗi ngày ở Hoa Kỳ có đến 30.000 người bị bệnh nguy hiểm này 'tấn công'. Để phòng ngừa căn bệnh này, hãy tuân thủ theo các nguyên tắc dưới đây.
Tránh xa thuốc lá

  • Thuốc lá chính là 'thủ phạm' hàng đầu khiến bạn mắc phải căn bệnh hen suyễn. Hàng năm có từ 8.000 đến 26.000 bệnh nhân mắc hen suyễn là những nạn nhân của thuốc lá.
  • Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 20.000 trẻ em bị hen suyễn do phải 'chung sống' trong môi trường có khói thuốc lá, đặc biệt những trẻ em có bố mẹ nghiện thuốc lá, thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Chính vì thế, muốn bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân, hãy tránh xa thuốc lá và khói thuốc.
  • Bỏ thuốc lá giảm nguy cơ bị hen suyễn (ảnh: Internet)

Theo dõi thời tiết

  • Không khí lạnh chính là tác nhân dễ khiến cho bạn dễ mắc hen suyễn. Cho nên hãy hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết trở lạnh, sương, gió hay mưa.

Không nên gần gũi với vật nuôi

  • Ít ai biết rằng, những chú cún cưng hay những chú mèo đáng yêu lại chính là tác nhân truyền bệnh. Khi gần gũi chúng, bạn sẽ vô tình hít phải lông hay những tế bào chết trên cơ thể của chúng, đó là một trong số những nguyên nhân chính gây nên bệnh hen suyễn. Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên ngủ chung với chó hoặc mèo. Sau khi bế những con vật nuôi trong nhà bạn nên rửa tay sạch bằng xà bông diệt khuẩn, và cũng đừng quên tắm cho chúng thường xuyên, để loại trừ vi khuẩn gây hại sẽ truyền sang người.

Tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng

  • Nếu bạn là người rất mẫn cảm với bệnh hen hay có 'tiền sử' bị bệnh hen, hãy nên tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như lạc, hải sản, dâu tây, trứng.

Thận trọng với kháng sinh

  • Dùng kháng sinh không đúng cách và không phù hợp sẽ khiến cho tình trạng của bệnh sẽ ngày càng trở nên xấu hơn. Nếu nhất thiết phải dùng thuốc kháng sinh, nên nhớ hãy kiểm tra nhãn mác, và hỏi ý kiến của bác sỹ.
  • Nếu muốn dùng thuốc, hãy hỏi bác sĩ (ảnh: Internet)

Tránh những loại thức ăn có chứa phẩm màu

  • Để món ăn hấp dẫn, các bà nội trợ thường sử dụng phẩm màu để chế biến món ăn. Tuy nhiên, điều này lại đặc biệt nguy hiểm đối với người mắc chứng hen suyễn. Hãy chủ động tránh xa những loại thức ăn có chứa phẩm màu trước khi quá muộn.

Lưu ý đến việc giảm cân

  • Bên cạnh những yếu tố trên, nếu không muốn chứng hen suyễn 'viếng thăm' bạn cũng cần chú ý đến trọng lượng cơ thể. Béo phì sẽ là tạo điều kiện thuận lợi cho căn bệnh này hoành hành và phát triển. Việc giảm cân không chỉ giúp bạn giữ được 'phom' chuẩn, mà còn giúp bạn phòng ngừa được các căn bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, đột qụy, tim mạch và đặc biệt là căn bệnh hen suyễn nguy hiểm.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 11-09-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh sốt rét là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới như châu Phi, châu Á và Nam Mỹ. Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng Plasmodium. Ký sinh trùng là dạng sinh vật sống bám trên sinh vật chủ và hút sinh chất
  • 17-10-2018

    U mỡ là một lớp chất béo tích tụ dần dần dưới da, nằm giữa da và lớp cơ. Chúng thường xuất hiện nhất ở cổ, lưng, vai, cánh tay và đùi. Chúng cũng có thể phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể như ruột. U mỡ là các khối u lành tính thường gặp nhất ở

  • 17-10-2018

    Nhiễm trùng do mèo cào, hay bệnh mèo cào, là bệnh nhiễm trùng do vi trùng có trong móng của mèo. Nhiễm trùng lan tới hạch bạch huyết gần với vết cào nhất. Tuyến bạch huyết là các khối mô thuộc một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể có tác dụng

  • 28-05-2018
    Ngộ độc khí CO là tình trạng ngộ độc do hít phải khí CO. Carbon monoxide (viết tắt là CO) là một khí độc không màu, không mùi không gây kích thích cho da và mắt nhưng cực kì nguy hiểm. CO trong không khí có thể được hít vào và hấp thụ dễ dàng qua phổi.
  • 05-07-2018
    Cước là một loại chấn thương do lạnh thường xuất hiện vào mùa đông, đầu mùa xuân và hay gặp ở những người lao động chân tay như nông dân, người làm ngề chài lưới, chèo đò, vận động viên đua thuyền... và cũng hay gặp ở nhóm
  • 17-10-2018

    Mô tả Hội chứng viêm cầu thận cấp là biểu hiện lâm sàng của một thương tổn viêm cấp của những cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp. Hiện nay, nhờ những tiến bộ khoa học, nhất là kỹ thuật sinh