Tán huyết – tăng ure máu (HUS)

Tán huyết – tăng ure máu, hay còn gọi là HUS, xảy ra khi hệ thống tiêu hóa bị nhiễm trùng. Dẫn đến hình thành những chất độc hại có thể hủy hoại hồng cầu. Khi hồng cầu bị phá hủy, quá trình lọc thận bị tắc nghẽn và dẫn đến suy thận. Đây là một dạng bệnh

Tìm hiểu chung
tan-huyet-tang-ure-mau

Tán huyết – tăng ure máu, hay còn gọi là HUS, xảy ra khi hệ thống tiêu hóa bị nhiễm trùng. Dẫn đến hình thành những chất độc hại có thể hủy hoại hồng cầu. Khi hồng cầu bị phá hủy, quá trình lọc thận bị tắc nghẽn và dẫn đến suy thận. Đây là một dạng bệnh nghiêm trọng, nhưng người bệnh có thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng nếu được điều trị thích hợp và kịp thời.;

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tán huyết – tăng ure máu (HUS) là gì?

Các triệu chứng thông thường cảu tán huyết – tăng ure máu bao gồm: sốt, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và cao huyết áp. Có thể xảy ra tình trạng tiểu ít hơn bình thường hoặc không đi tiểu hoặc nước tiểu có màu đỏ sậm.
Bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như sưng tay, mặt hoặc cơ thể, da tái hoặc có màu vàng (bệnh vàng da), có những đốm nhỏ chảy máu dưới da (đốm xuất huyết) và bầm tím. Tình trạng đột quỵ hoặc động kinh cũng có thể xảy ra
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn hoặc con bạn gặp những vết bầm không rõ nguyên nhân, tiêu chảy ra máu, chảy máu bất thường, chân tay bị sưng, mệt mỏi hoặc giảm lượng nước tiểu sau nhiều ngày bị tiêu chảy. Ngoài ra, bạn nên đi đến bệnh viện gấp nếu bạn hoặc con bạn không đi tiểu trong 12 giờ hoặc nhiều hơn.;

Nguyên nhân

HUS thường xảy ra do ruột bị nhiễm vi khuẩn E.coli. Tuy nhiên, các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa khác cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc như quinine, các thuốc ức chế miễn dịch cyclosporine và một số loại thuốc hóa trị khác cũng có thể gây ra tán huyết – tăng ure máu (hội chứng tán huyết – tăng ure máu).;

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tán huyết – tăng ure máu (HUS)?

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc phải tán huyết – tăng ure máu. Tuy nhiên, bệnh này phổ biến nhất ở trẻ em dưới 4 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chính xác về tình trạng bệnh của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tán huyết – tăng ure máu (HUS)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc HUS bao gồm:
  • Độ tuổi: trẻ em dưới 5 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh này;
  • Di truyền: những người có những thay đổi gen di truyền nào đó khiến họ dễ bị mắc bệnh.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.;

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tán huyết – tăng ure máu (HUS)?

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên sự kiểm tra và tìm hiểu tiền sử bệnh của bệnh nhân một cách kĩ lưỡng. Các xét nghiệm được thực hiện thường là xét nghiệm máu, xét ngiệm nước tiểu và xét nghiệm phân. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân chụp siêu âm để kiểm tra tổn thương thận hoặc sẽ sinh thiết thận khi cần.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tán huyết – tăng ure máu (HUS)?

  • Lọc máu;
  • Dùng các thuốc như corticosteroids;
  • Truyền máu;
  • Truyền tiểu cầu: thực hiện khi bạn dễ bầm tím hoặc đang chảy máu quá nhiều.
  • Trao đổi Plasma;
  • Chạy thận nhân tạo.;

Chế độ sinh hoạt phù hợp

  • Rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với vật nuôi;
  • Không ăn các thực phẩm chưa được nấu chín;
  • Rửa sạch trái cây và rau củ;
  • Không sử dụng các loại sữa chưa được tiệt trùng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Đau dạ dày không viêm loét là một thuật ngữ dùng để mô tả các dấu hiệu và triệu chứng của chứng khó tiêu không có nguyên nhân rõ ràng. Đau dạ dày không viêm loét còn được gọi là khó tiêu chức năng hoặc khó tiêu không viêm loét. Đau dạ dày không viêm
  • 13-05-2022

    Bệnh viêm cơ tim là một khuyết tật tim không bẩm sinh. Bệnh sẽ làm giảm khả năng bơm máu của tim, khiến tim không thể cung cấp đủ máu giàu oxy để nuôi cơ thể.

  • 28-05-2018
    Rung nhĩ (hay rung tâm nhĩ) là một loại rối loạn nhịp tim. Bệnh xảy ra khi tim có hiện tượng một nhịp tim đập bất thường, hay còn gọi là loạn nhịp. Khi tim bị loạn nhịp, các cơ trông như đang rung thay vì co lại như thông thường.
  • 28-05-2018
    Xơ phổi là một bệnh nghiêm trọng gây sẹo tiến triển của mô phổi. Những suy nghĩ hiện nay, chứng xơ phổi bắt đầu với chấn thương lặp đi lặp lại các mô trong và giữa các túi khí nhỏ (phế nang) trong phổi. Thiệt hại cuối cùng dẫn đến sẹo (xơ hóa), và làm
  • 28-05-2018
    Viêm ruột – dạ dày do virus (hay còn được gọi là viêm ruột) là một bệnh nhiễm trùng dẫn đến tình trạng viêm (sưng đỏ) dạ dày và ruột do virus gây ra. Đây là bệnh khá phổ biến, đôi khi còn được gọi là “cúm dạ dày” vì nó lây lan thông qua tiếp xúc trực
  • 28-05-2018
    Ung thư dạ dày là tình trạng phát triển khối u ác tính trong dạ dày. Bệnh xảy ra khi các tế bào trong dạ dày phát triển quá mức dẫn đến hình thành các khối u. Ung thư dạ dày là bệnh thường gặp và rất dễ di căn đến các bộ phận khác. Nếu không được chữa