Nhiễm trùng bàng quang

Loét dạ dày tá tràng, hay còn gọi là viêm loét dạ dày, là tổn thương gây loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi màng lót của dạ dày, tá tràng bị thủng và mô bên dưới bị lộ ra. Vết loét ở dạ dày

Nhiễm trùng bàng quang là bệnh gì?

viem-bang-quang
Hình ảnh minh họa

Nhiễm trùng bàng quang, hay còn gọi là viêm bàng quang, là một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính do vi khuẩn trong bàng quang gây ra. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể tái đi tái lại nhiều lần trong thời gian dài. Viêm bàng quang cũng có thể do một số loại thuốc, xạ trị gây ra hoặc là một biến chứng của bệnh khác.
Nếu được điều trị thích hợp, bạn hoàn toàn có thể làm giảm các biến chứng của nhiễm trùng bàng quang. Các biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh là nhiễm trùng thận. Phương pháp điều trị thường dùng đối với viêm bàng quang do vi khuẩn là dùng kháng sinh. Đối với viêm bàng quang do nguyên nhân khác thì phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân.

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng phổ biến của bệnh nhiễm trùng bàng quang là:
  • Có máu hoặc có mùi hôi trong nước tiểu;
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày hơn bình thường; mỗi lần chỉ tiểu ra một ít;
  • Đau hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu;
  • Lúc nào cũng có cảm giác phải đi tiểu gấp;
  • Đau trằn bụng dưới;
  • Đau lưng ở hai bên hoặc đau ở giữa lưng;
  • Tè dầm vào ban ngày ở trẻ em.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
  • Đau hông hoặc đau lưng;
  • Sốt và ớn lạnh;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Đi tiểu thường xuyên hoặc tiểu đau;
  • Nước tiểu có máu;
  • Tè dầm vào ban ngày ở trẻ em.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng bàng quang

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng bàng quang, sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Do nhiễm vi khuẩn

Nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng bàng quang. Vi khuẩn sẽ bám vào thành của bàng quang và sinh sôi nảy nở thay vì bị thải ra ngoài theo dòng nước tiểu như bình thường. Các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang thường gặp nhất là Escherichia coli (E. coli), bình thường chúng nằm trong ruột già. Khi có quá nhiều E. coli trong bàng quang, cơ thể không thể thải hết qua nước tiểu, nên vi khuẩn sẽ tích tụ và gây nhiễm trùng tiểu.
Ngoài ra còn có các vi khuẩn khác gây nhiễm trùng bàng quang, chẳng hạn như Chlamydia, Mycoplasma, và được truyền qua đường tình dục khi quan hệ với người mắc phải hai loại vi khuẩn này.

Viêm bàng quang không do nhiễm vi khuẩn

Các lý do khác gây nhiễm trùng bàng quang bao gồm:
  • Viêm bàng quang kẽ;
  • Do thuốc: một số loại thuốc nhất định, đặc biệt là các loại thuốc hóa trị, ví dụ như cyclophosphamide và ifosfamide có thể gây viêm bàng quang;
  • Xạ trị: đặc biệt là xạ trị vùng khung chậu;
  • Dùng ống thông tiểu;
  • Hóa chất: chẳng hạn như tắm bồn với xà phòng tạo bọt, sản phẩm vệ sinh phụ nữ dạng xịt hoặc kem thuốc diệt tinh trùng;
  • Viêm bàng quang do biến chứng của bệnh khác ví dụ như bệnh tiểu đường, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt hoặc tổn thương tủy sống.

Nguy cơ mắc phải

Nhiễm trùng bàng quang rất phổ biến. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Hơn 50% phụ nữ bị nhiễm trùng bàng quang ít nhất một lần trong đời. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh. Nam giới càng lớn tuổi thì nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang càng tăng.
Ngoài ra, một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang, chẳng hạn như:
  • Bất động;
  • Quan hệ tình dục;
  • Sử dụng một số phương pháp ngừa thai;
  • Mang thai;
  • Đang mãn kinh;
  • Có sỏi trong bàng quang;
  • Phì đại tiền liệt tuyến;
  • Tiểu đường, nhiễm HIV hoặc đang điều trị ung thư;
  • Sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài.

Chẩn đoán nhiễm trùng bàng quang

Nhiễm trùng bàng quang có thể được chẩn đoán bằng cách thực hiện các xét nghiệm như:
  • Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu;
  • Soi bàng quang;
  • Xét nghiệm hình ảnh (X-quang, chụp CT).

Điều trị nhiễm trùng bàng quang

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có các biện pháp điều trị viêm bàng quang khác nhau
Điều trị nhiễm trùng bàng quang do vi khuẩn gây ra
Kháng sinh là lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm trùng bàng quang gây ra bởi vi khuẩn.
  • Nhiễm lần đầu: bạn cần dùng thuốc kháng sinh trong ba ngày đến một tuần dù cho các triệu chứng có được cải thiện đáng kể trong vòng một ngày;
  • Nhiễm trùng tái phát: bạn có thể cần phải sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hơn;
  • Viêm bàng quang mắc phải ở bệnh viện: trường hợp này khá phức tạp vì các vi khuẩn ở bệnh viện đa số kháng thuốc;
  • Đối với các phụ nữ đã mãn kinh có thể cần phải dùng thêm các loại thuốc estrogen dạng kem.
Điều trị viêm bàng quang gây ra bởi nguyên nhân khác
Với viêm bàng quang kẽ, mục tiêu của điều trị là làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của viêm bàng quang kẽ, bao gồm:
  • Uống hoặc đưa trực tiếp vào bàng quang;
  • Làm giãn bàng quang bằng nước hoặc khí (bàng quang chướng) hoặc phẫu thuật;
  • Kích thích dây thần kinh.
Viêm bàng quang do hóa chất: Bạn nên tránh dùng các sản phẩm gây nhiễm trùng bàng quang để giảm các triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát;
Viêm bàng quang do xạ trị và dùng thuốc: Bạn dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng hoặc uống nước nhiều hơn để đào thải các chất gây kích thích bàng quang.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn bàng quang

Để phòng ngừa nhiễm khuẩn bàng quang, bạn nên lưu ý:
  • Uống nhiều nước. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết lượng nước phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Không nên nhịn tiểu. Đi tiểu khi cảm thấy mắc tiểu;
  • Đối với nữ, sau khi đi vệ sinh xong, lau từ trước ra sau;
  • Tránh sử dụng các thuốc thụt rửa âm đạo hoặc các thuốc vệ sinh phụ nữ dạng xịt;
  • Tắm vòi sen thay vì tắm bồn;
  • Nên mặc quần lót rộng rãi làm từ chất liệu cotton đồng thời nên thay quần lót mỗi ngày;
  • Dùng băng vệ sinh thay vì tampon khi hành kinh;
  • Tránh sử dụng màng ngăn hoặc chất diệt tinh trùng;
  • Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    U mềm lây là bệnh da liễu truyền nhiễm do một loại vi khuẩn gây ra. Khi bị bệnh, trên da bạn sẽ xuất hiện các nốt đỏ hoặc trắng sáp. Nếu vùng da bị nổi u là vùng cơ quan sinh dục thì u mềm lây được xếp vào bệnh lây qua đường tình dục.
  • 25-02-2019

    Rò luân nhĩ là vùng trước vành tai có một lỗ nhỏ xuất hiện từ khi sinh ra (đây là một loại dị dạng bẩm sinh). Lỗ rò này đi sâu vào trong đế bám vào màng sụn. Bản chất trong lòng đường rò này là một ống được lát bởi biểu mô có khả năng chế tiết. 

  • 28-05-2018
    Đau cổ có thể do các bất thường tại các mô mềm (bắp cơ, dây chằng và dây thần kinh) cũng như tại xương và đĩa đệm của cột sống. Nguyên nhân: phổ biến nhất của đau cổ là bất thường mô mềm do chấn thương (như bong gân) hoặc mỏi cổ do sử dụng cổ trong thời
  • 28-05-2018
    Đái dầm là chứng bệnh thông thường của trẻ em. Khoảng 15-20% trẻ từ 5 tuổi trở xuống mắc phải bệnh đái dầm. Khi đến tuổi mà không thể kiểm soát được sự đi tiểu là đã bị bệnh đái dầm. Khoảng 15-20% trẻ sơ sinh tới 5 tuổi đái dầm liên miên, không bao giờ
  • 28-05-2018
    Theo ThS.BS. Hồ Phạm Thục Lan, Trưởng khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Nhân dân 115, viêm cột sống dính khớp là một bệnh viêm khớp mạn tính khá phổ biến ở nước ta. Viêm cột sống dính khớp như tên gọi là bệnh lý viêm của khớp trục như cột sống và khớp cùng
  • 28-05-2018
    Khi chúng ta hít vào, không khí đi vào phổi qua mũi, qua đường hầu họng (cổ họng), thanh quản và sau đó là khí quản. Khí quản sau đó lại phân ra làm hai phần là phế quản chính (bronchi) dẫn khí đến lá phổi phải và trái. Các phế quản chính này lại tiếp