Nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén là một chứng bệnh chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén. Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu, thai phụ có biểu hiện nghén nặng, ở thời kỳ cuối thai nghén (3 tháng cuối) thai phụ có triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu...

Thế nào là nhiễm độc thai nghén ?

Các yếu tố nguy cơ của nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén là một chứng bệnh chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén. Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu, thai phụ có biểu hiện nghén nặng, ở thời kỳ cuối thai nghén (3 tháng cuối) thai phụ có triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu... Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị có thể dẫn tới tiền sản giật, sản giật. Ở sản phụ bị nhiễm độc thai nghén, trẻ sơ sinh thường bị ngạt khi đẻ.

Triệu chứng, biểu hiện của nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén thường xuất hiện vào 3 tháng cuối bao gồm các
triệu chứng sau:
  • Phù: Phù 2 chân. Phát hiện bằng cách ấn ngón tay vào mắt cá chân có dấu hiệu lõm của ngón tay. Ở những người bị phù nặng, có thể phù cả ở mặt và hai tay. Những thai phụ bị phù do thai nghén chèn ép thì chỉ cần nằm nghỉ ngơi, gác cao chân lên sẽ hết phù. Còn ở những bà mẹ bị nhiễm độc thai nghén thì phù ở chân không giảm sau nghỉ ngơi. Cân nặng tăng nhanh tới 500 gram mỗi tuần là do hiện tượng giữ nước trong cơ thể.
  • Protein niệu: Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho protein niệu lớn hơn 0,3g/l là không bình thường, cần theo dõi nhiễm độc thai nghén.
  • Tăng huyết áp: Thai phụ bị nhiễm độc thai nghén, ở thời kỳ cuối của thai nghén huyết áp tối đa tăng lên khoảng 30mmHg và huyết áp tối thiểu tăng khoảng 15mmHg so với trước khi có thai, hoặc có huyết áp trên 140/90mmHg thì cần được theo dõi và điều trị nhiễm độc thai nghén.

Các yếu tố nguy cơ của nhiễm độc thai nghén

Nguyên nhân của nhiễm độc thai nghén
Nguyên nhân chưa rõ.

Nguyên nhân của nhiễm độc thai nghén còn chưa rõ, song theo các bác sĩ, có một số yếu tố dễ dẫn tới hiện tượng này, gồm:
  • Nhiễm độc thai nghén thường xuất hiện ở những thai phụ trẻ, nhất là khi sinh con lần đầu.
  • Hay xảy ra khi trời lạnh hoặc chuyển mùa.
  • Hay xảy ra ở những thai phụ làm việt mệt mỏi, quá sức.
  • Dễ xuất hiện khi người mẹ ăn thức ăn lạ (dễ gây dị ứng).

Biến chứng của nhiễm độc thai nghén

Tiến triển

Nếu cơn sản giật càng mau thì tiên lượng càng xấu đe dọa đến tính mạng mẹ và thai. Thông thường, chuyển dạ sẽ xuất hiện và tiến triển nhanh trong vòng 1-2 giờ, song cũng có thể không xảy ra chuyển dạ làm cho tiên lượng nặng thêm.

Tiên lượng

* Đối với thai phụ: dựa vào các yếu tố:
  • Huyết áp.
  • Phù.
  • Protein niệu.
  • Số lượng nước tiểu.
Thai phụ nếu được điều trị: các yếu tố trên trở về bình thường là tốt.
Nếu các yếu tố trên tiến triển nặng lên là xấu có thể đe dọa đến tính mạng. Tỷ lệ tử vong là 5%.
* Đối với thai nhi: dựa vào huyết áp tâm trương
  • Khi huyết áp tối thiểu > 100 mmHg: suy thai mạn, thai kém phát triển.
  • Khi huyết áp tối thiểu > 120 mmHg: thai chết lưu.
  • Sản giật dẫn tới tử vong con là 50%.

Biến chứng

Thai phụ có thể chết do các nguyên nhân sau:
  • Tai biến mạch máu não xảy ra khi cơn co giật liên tiếp và huyết áp tăng cao.
  • Phù phổi cấp, suy tuần hoàn, hô hấp, gây tổn thương cơ tim vì co thắt mạch.
  • Suy thận cấp, gây vô niệu.
  • Ngừng thở kéo dài do cắn phải lưỡi.
  • Viêm thận mạn tính, gây tăng huyết áp.
  • Mù lòa do hậu quả của biến chứng mạch máu ở đáy mắt.
  • Liệt nửa người do di chứng xuất huyết não.
  • Loạn thần sau sản giật.

Chẩn đoán nhiễm độc thai nghén

Chẩn đoán xác định bệnh bằng khám có dấu hiệu phù, tăng huyết áp, xét nghiệm có protein trong nước tiểu.

Điều trị nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến tiền sản giật và giản giật.
Tiền sản giật: Sản phụ choáng váng, có hiện tượng mắt mờ, có khi buồn nôn, nước tiểu có protein tăng đến 0,5g/l, phù không giảm mà nặng hơn và nước tiểu ít hơn, nhưng chưa có cơn giật.
Nếu huyết áp trên 160/100mmHg mà điều trị không giảm phải lấy thai ra ngay nếu không có thể dẫn đến cơn sản giật.
Sản giật: Thường xảy ra ở thời kỳ cuối của thai nghén, trong khi chuyển dạ và sau đẻ. Sản phụ lên cơn giật và hôn mê có kèm theo phù, tăng huyết áp, protein niệu. Thường xảy ra ở thai phụ mang thai con so nhiều hơn con rạ và thường xảy ra từ tuần thứ 30 trở đi.
Khi bị sản giật, toàn thân co cứng, đầu ưỡn ra sau, mắt đảo lên trời, rồi ngừng thở, sau đó chuyển rất nhanh sang giật run, co giật ở mặt, giật mạnh ở tay chân. Có thể cắn phải lưỡi và sùi bọt mép, mặt xanh tái rồi chuyển sang thành xám xịt, sau đó co giật giảm dần, sản phụ bị hôn mê rồi thở rống lên. Mạch nhanh, cơn co tăng lên khi giật. Hiện tượng này nếu không được xử lý thì dẫn đến suy tim, phù phổi, chảy máu não thậm chí tử vong.
Đối với sản giật trước đẻ, những cơn giật có thể dẫn đến đẻ non, thai nhi thường chết. Nếu được điều trị tốt, sản phụ có thể chuyển dạ đẻ thường và thai nhi sống.
Đối với sản giật trong khi chuyển dạ, cơn giật sẽ làm cơn co tử cungmạnh. Vì vậy nếu cổ tử cung của sản phụ mở chậm phải xử trí bằng mổ lấy thai ngay.
Sản giật sau đẻ thường nhẹ hơn, cơn giật thường xảy ra vài giờ sau đẻ. Vì vậy đối với sản phụ sinh tại trạm y tế có cơn giật cần phải theo dõi từng cơn giật, đo huyết áp, thử nước tiểu thường xuyên và cần phải cấp cứu nhanh chóng, đồng thời phải chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa sản để điều trị.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh gây ra do một loại virus DNA poxvirus có tên là molluscum contagiosum virus (MCV). MCV chỉ gây nhiễm trên người. Có 4 types MCV là MCV-1, MCV-2, MCV-3 và MCV-4. Trong đó, MCV-1 lá lưu hành nhiều nhất và MCV-2 hay gặp trên
  • 28-05-2018
    Tiểu đường thai kỳ, hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ, là một bệnh phổ biến, thường xuất hiện vào giai đoạn nửa cuối của thai kỳ. Bệnh xảy ra khi hàm lượng đường (glucose) ở mức quá cao, được phát hiện trong thời gian mang thai, làm cho người mẹ
  • 28-05-2018
    Viêm giác mạc có thể do nhiều nguyên nhân gây nên; nếu không được điều trị có thể dẫn đến giảm thị lực vĩnh viễn, thậm chí là mù lòa. Giác mạc là lớp màng trong suốt, có hình vòm ở phía trước của mắt, bao phủ đồng tử và mống mắt. Viêm giác
  • 28-05-2018
    Chăm sóc da thẩm mỹ tập trung vào việc cải thiện và làm tăng vẻ đẹp cho làn da của bạn. Có rất nhiều bệnh hay sang thương ở da làm cho làn da của bạn thay đổi cả về màu sắc lẫn cấu trúc da khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin hơn. Những khuyết điểm trên da
  • 28-05-2018
    Ca bệnh lâm sàng: Có các triệu chứng nhiễm khuẩn cấp tính đường tiêu hoá bắt đầu là đầy bụng và sôi bụng; tiếp theo đó tiêu chảy, lúc đầu có phân lỏng, sau chỉ toàn nước. Bệnh nhân đi tiêu chảy liên tục, nhiều lần, phân toàn nước, nước phân đục như nước
  • 28-05-2018
    Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập từ âm đạo và cổ tử cung vào tử cung, buồng trứng, hoặc ống dẫn trứng và có thể gây áp-xe ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Nếu không được điều trị kịp thời, PID có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng kéo dài khác.