Nấm họng

Niêm mạc vùng họng miệng, thanh quản thường có nấm candida sống hoại sinh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút hoặc vì một lý do nào đó như lạm dụng kháng sinh, xạ trị, hóa trị,.. làm cho môi trường trong họng thay đổi, tạo điều kiện để nấm phát sinh,

Nấm họng là gì?

Niêm mạc vùng họng miệng, thanh quản thường có nấm candida sống hoại sinh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút hoặc vì một lý do nào đó như lạm dụng kháng sinh, xạ trị, hóa trị... làm cho môi trường trong họng thay đổi, tạo điều kiện để nấm phát sinh, phát triển gây bệnh.
Ngoài ra, nấm họng cũng có thể xuất hiện do hít phải các bào tử nấm trong không khí hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm nấm.

Nấm họng. (Ảnh minh họa)

Triệu chứng của nấm họng

Dấu hiệu sớm của nấm họng - miệng do nấm Candida gây nên là người bệnh thấy đau nhói ở vùng họng - miệng. Cơn đau không ảnh hưởng nhiều đến việc nuốt nhưng lại gây khó chịu như loạn cảm họng.
Khi người bệnh tự há miệng ra, dễ dàng nhìn thấy những đám trắng, mỏng, mềm như lớp bựa trên niêm mạc. Những đám trắng như bựa này dễ dàng được gạt đi bằng que bông; niêm mạc sẽ bị đỏ, sung huyết nhưng không có các vết trợt, loét.
Khi có những triệu chứng này, người bệnh nên nghĩ đến nguy cơ bị nấm để đi khám hoặc Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để chắc chắn rằng tình trạng của mình có phải do nấm Candida gây ra hay không.

Nguyên nhân gây nấm họng

  • Những người vệ sinh họng - miệng không sạch sẽ
  • Những người phải điều trị tia xạ vùng họng miệng
  • Những người có sức đề kháng yếu hoặc bị mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, thiếu máu mạn tính, những bệnh nhân gầy yếu, suy kiệt sức khoẻ và những người phải điều trị cocticoid, kháng sinh phổ rộng kéo dài.
  • Đặc biệt, bệnh nấm họng - miệng rất phổ biến ở những người nhiễm HIV/AIDS.

Các yếu tố nguy cơ gây nấm họng

Các yếu tố nguy cơ gây nấm họng bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh.
  • Có hệ miễn dịch bị tổn thương.
  • Đeo răng giả.
  • Có bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường hay bệnh thiếu máu.
  • Dùng một số thuốc, như thuốc kháng sinh, hay corticosteroid uống hoặc hít.
  • Hóa trị liệu hoặc xạ trị ung thư.
  • Có bệnh gây khô miệng (chứng khô miệng).
  • Hút thuốc.

Chẩn đoán bệnh nấm họng

  • Soi thanh quản thấy có giả mạc trắng xốp dày, dai, bám chắc trên bề mặt dây thanh, khi bóc tách dễ gây chảy máu; hoặc giả mạc xám mủn giống như tổ chức hoại tử.
  • Có thể chẩn đoán bệnh bằng cách quệt lấy dịch ở vùng họng và lấy giả mạc ở thanh quản, soi tươi tìm bào tử nấm hoặc nuôi cấy. Trong một số trường hợp, cần sinh thiết để tìm tổn thương mô bệnh học.

Điều trị bệnh nấm họng

  • Dùng kháng sinh chống nấm toàn thân/tại chỗ hoặc phối hợp cả hai phương pháp (như dùng clotrimazol, nystatin, amphotericin B, fluconazol...). Tuy nhiên, hầu hết các chất có thể làm suy giảm sự xâm nhiễm của nấm cũng có tác dụng phụ nặng nề đối với cơ thể người bệnh. Vì vậy, việc sử dụng các thuốc chống nấm phải có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
  • Phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ bởi vì nấm Candida thường rất dễ tái phát. Do vậy, luôn phải điều trị triệt để, đủ liều, đủ thời gian. Loại bỏ các yếu tố thuận lợi và vệ sinh miệng, họng thường xuyên.
  • Với những người thuộc nhóm nguy cơ cao dễ nhiễm nấm Candida, cần phải kết hợp chế độ ăn uống và thể dục thể thao để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cho cơ để.
  • Không hút thuốc lá và vệ sinh răng miệng tốt cũng là những yếu tố có thể phòng được nấm Candida.

Phòng ngừa nấm họng

Khi bị viêm họng cần được thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa, không nên tùy tiện dùng thuốc kháng sinh kéo dài. Vì viêm họng thường do tạp khuẩn (vi khuẩn các loại, vi-rút), nếu lạm dụng kháng sinh dễ gây nên việc kháng thuốc của các vi khuẩn và vi-rút. Mặt khác, sử dụng kháng sinh và corticoid kéo dài sẽ gây thay đổi cân bằng vi khuẩn chí (vi khuẩn có lợi), đó là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển ở vùng họng.

Khi thăm khám tai mũi họng, cần tiệt trùng dụng cụ tránh không để lây chéo do dụng cụ.

Trong sinh hoạt, cần đảm bảo giữ gìn vệ sinh răng miệng, chậu rửa mặt, ca cốc đánh răng...

Theo Sức khỏe & đời sống

- 28-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 13-04-2024
    Tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu. Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của sự rối loạn nghiêm trọng trong cơ thể. Có 2 dạng tiểu ra máu: tiểu ra máu có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường (tiểu ra máu đại thể) hoặc chỉ có thể
  • 28-05-2018
    Đau thắt ngực là một cơn đau xuất phát từ tim. Mỗi năm có khoảng 20.000 người ở Anh bị đau ngực lần đầu tiên. Đau thắt ngực thường gặp hơn ở những người trên 50 tuổi, và ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Đôi khi xảy ra ở cả những người trẻ.
  • 28-05-2018
    Lao họng thường là thứ phát sau lao phổi hoặc lao da, gồm nhiều thể như lao kê họng, lao loét bã đậu ở họng, luput họng và lao họng nguyên phát. Các thể bệnh có biểu hiện và tiên tượng nặng nhẹ khác nhau.
  • 28-05-2018
    Tuyến giáp là một tuyến hình dạng giống bươm bướm nằm ở cổ. Nó có 2 thùy nối ở giữa là một mảnh mô gọi là eo tuyến giáp.
  • 17-10-2018

    Chợt giác mạc hay còn gọi là trầy xước giác mạc hoặc biểu mô giác mạc bị chợt. Đây là vết trầy trên bề mặt giác mạc do dị vật gây ra. Giác mạc là lớp thủy dịch trong suốt nằm ngoài cùng của nhãn cầu, có vai trò như “tấm chắn” bảo vệ, đồng thời kết hợp

  • 28-05-2018
    Thoái hoá điểm vàng (hoặc thoái hóa hoàng điểm) là một tình trạng bệnh lý xảy ra và gây tổn thương ở điểm vàng (hoàng điểm) của mắt. Điểm vàng là một điểm nhỏ bằng cỡ chữ o (font chữ 12) nằm tại trung tâm võng mạc ở phần sau nhãn cầu. Bình thường, điểm