Herpes sinh dục

Bệnh herpes sinh dục là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh herpes sinh dục thường được nhận biết gây ra vết loét hoặc những vùng phồng rộp rất đau. Những vết loét này có thể xuất hiện ở xung quanh khu vực miệng, vùng sinh dục hoặc hậu

Bệnh herpes sinh dục là gì?

Herpes sinh dục
Hình ảnh minh họa

Bệnh herpes sinh dục là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh herpes sinh dục thường được nhận biết gây ra vết loét hoặc những vùng phồng rộp rất đau. Những vết loét này có thể xuất hiện ở xung quanh khu vực miệng, vùng sinh dục hoặc hậu môn. Nơi có xuất hiện vết loét chính vị trí đầu tiên bị virus tấn công. Bệnh herpes sinh dục có thể lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp với vết loét, thường nhất là qua hoạt động tình dục. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể lây ngay cả khi bạn không nhìn thấy vết loét.

Bệnh herpes sinh dục có biểu hiện triệu chứng gì?

Có nhiều người bị nhiễm herpes sinh dục mà không có triệu chứng gì. Khi triệu chứng xuất hiện, có thể rất nhẹ (chỉ một vài vết loét), hoặc rất nặng (rất nhiều vết loét). Triệu chứng thường xuất hiện từ 2-10 ngày sau khi virus herpes xâm nhập vào cơ thể bạn. Bạn sẽ cảm thấy giống như đang bị cảm cúm. Bạn có thể bị sưng hạch, sốt, lạnh run, đau cơ, mệt mỏi và buồn nôn. Bạn cũng có thể bị các vết toét. Ban đầu, các vết loét xuất hiện khá nhỏ, các mụn phồng rộp chứa dịch tìm thấy ở âm đạo, hậu môn và các vùng khác. Vết loét thường gom lại th ành từng chùm. Thường thì người bệnh sẽ thấy ngứa và rát bỏng khi đi tiểu.
Lần nhiễm herpes đầu tiên sẽ kéo dài 2-4 tuần. Trong thời gian này, các vết loét vỡ và chảy nước. Sau một vài ngày sẽ đóng vảy và tự lành, không để lại sẹo.

Nhiễm herpes sinh dục xảy ra như thế nào?

Virus herpes có thể xuyên qua các vết loét trên da trong khi quan hệ tình dục qua âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Loại virus này có thể xâm nhập vào lớp màng ẩm của dương vật, âm đạo, lỗ tiểu, cổ tử cung hoặc hậu môn. Khi virus thâm nhập vào cơ thể, nó sẽ gây nhiễm bệnh ở các tế bào bình thường. Tiếp theo, hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể bạn sẽ bắt đầu chống lại virus. Do vậy, sẽ đẫn đến các vết loét, các mụn rộp và sưng đau. Ngoài các cơ quan sinh dục, virus herpes còn tấn công lưỡi, miệng, mắt, lợi, môi, tay và các cơ quan khác của cơ thể. Khi quan hệ tình dục bằng miệng, virus herpes có thể vào cơ thể từ các vết loét lạnh xung quanh miệng đi tới vào âm đạo của bạn tình hoặc ngược lại. Thâm chí, bạn có thể tự nhiễm lại virus của chính bạn nếu bạn chạm vào vết loét rồi chà hoặc cào gãi vào bộ phận khác của cơ thể bạn, đặc biệt là hai mắt.
Virus herpes có thể qua da (1), di chuyển khắp cơ thể (2) và trú ngụ tại các tế bào thần kinh gần cột sống (3). Khi bị tấn công, virus sẽ rời bỏ vị trí đang trú ngụ và di chuyển dọc dây thần kinh, quay trở lại lớp da bên ngoài (4).

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh herpes sinh dục?

Để chẩn đoán bệnh phải tiến hành nhiều xét nghiệm khác nhau. Cách chính xác nhất đó là lấy mẫu từ vết thương và quan sát sự phát triển của virus trong một dung dịch đặc biệt. Kết quả xét nghiệm sẽ có trong 1 tuần. Kết quả xét nghiệm dương tính giúp chẩn đoán xác định, nhưng kết quả âm tính thì không thể loại trừ có nhiễm herpes. Nhiều trường hợp cũng cần phải thử máu. Những xét nghiệm máu này nhằm kiểm tra kháng thể mà cơ thể tạo ra để chống lại virus và giúp chỉ ra xem cơ thể có bị nhiễm mới hoặc tái phát lại bệnh không.

Điều trị bệnh herpes sinh dục như thế nào?

Điều trị bằng thuốc uống giúp kiểm soát sự phát triển của bệnh. Thuốc cũng có thể giúp rút ngắn quá trình tái phát và giảm bớt cảm giác khó chịu.
Không có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh herpes sinh dục. Mặc dù các vết loét có thể tự lành trong vài ngày hoặc vài tuần nhưng virus herpes lại không ra khỏi cơ thể bạn. Virus di chuyển dọc theo các tế bào thần kinh gần cột sống của bạn. Chúng trú ngụ ở đó cho tới khi một vài yếu tố xuất hiện gây phát khởi lần nhiễm mới. Tiếp theo, virus sẽ di chuyển dọc dây thần kinh, quay trở lại nơi đầu tiên nó vào cơ thể và bắt đầu cuộc tấn công mới. Đôi khi, virus vẫn hiện diện mặc dù bạn không thấy có vết loét nào.

Điều gì xảy ra khi vết thương tái phát?

Khi vết thương tái phát, bạn sẽ thấy bỏng rát, ngứa ngáy, đau nhói gần nơi virus tấn công cơ thể đầu tiên. Bạn cũng sẽ thấy đau vùng lưng dưới, mông, đùi hoặc đầu gối. Những triệu chứng này được gọi là triệu chứng báo hiệu. Vài giờ sau đó, các vết loét sẽ xuất hiện. Thường thì không có sốt nóng và sưng tấy vùng âm đạo. Các vết loét sẽ tự lành rất nhanh, trong vòng từ 3 đến 7 ngày. Các đợt tái nhiễm thường ít đau hơn lần đầu.

Có biện pháp nào giúp giảm tái phát bệnh không?

Nếu bệnh tái phát, uống thuốc hàng ngày sẽ giúp giảm đáng kể các triệu chứng. Trong nhiều trường hợp, uống thuốc có thể giúp giảm tái phát trong thời gian dài và cũng giúp giảm nguy cơ lây bệnh sang cho người khác.

Làm thế nào để tránh truyền bệnh herpes sinh dục?

Nếu bạn hoặc bạn tình bị nhiễm herpes vùng miệng hoặc vùng sinh dục, cần tránh quan hệ trong giai đoạn tiền triệu một vài ngày cho tới khi các vết loét đã lành. Đảm bảo không để các vết loét và dịch tiết chạm vào da người khác. Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với vết loét.
Bạn có thể truyền bệnh cho người khác cả khi không có vết loét bởi vì virus có thể tồn tại mà không có triệu chứng gì cả. Sử dụng bao cao su có thể tránh nguy cơ lây truyền hoặc nhiễm bệnh herpes sinh dục, nhưng bao cao su không bảo vệ chống nhiễm herpes sinh dục ở mọi trường hợp. Tuy virus không thể đi qua bao cao su nhưng các vết loét không được bao cao su che phủ lại có thể truyền bệnh. Dù sao, bao cao su cũng giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh lấy truyền qua đường tình dục khác.

Bệnh herpes sinh dục ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai thế nào?

Nếu bạn mắc herpes sinh dục khi đang mang thai thì hãy nói với bác sĩ của mình. Trong thời kì mang thai nếu bị nhiễm herpes sinh dục, rủi ro với con bạn rất cao, đặc biệt là với các bà mẹ mang thai lần đầu. Phụ nữ mắc bệnh lần đầu trong các tháng cuối có nguy cơ cao truyền sang con (30–60%) bởi chúng chưa có kháng thể chống lại virus. Mặc dù hiếm nhưng khi một đứa trẻ sinh ra, nó có thể bị nhiễm bệnh khi đi qua đường sanh bị nhiễm bệnh của người mẹ. Nhiễm virus herpes có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như tổn thương não, mắt.
Nếu bạn bị nhiễm virus herpes lần đầu khi mang thai, bạn có thể uống thuốc để giảm các triệu chứng nặng và thời gian phát bệnh. Nếu bạn bị nhiễm herpes nhưng không phải lần đầu, bác sĩ sẽ kê thuốc cho bạn để tránh tái phát bệnh tại thời điểm hoặc gần thời điểm khi sanh bé.

Nếu tôi có các vết loét khi chuyển dạ thì sao?

Nếu bạn có các vết thương hoặc tiền triệu khi chuyển dạ thì bạn nên sinh mổ. Sinh mổ sẽ giúp giảm nguy cơ trẻ tiếp xúc với virus.
Tuy hiếm nhưng trẻ có thể nhiễm virus mặc dù không đi qua âm đạo của người mẹ. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi vỡ ối vài giờ trước khi sinh. Nếu người mẹ không có vết thương hoặc tiền triệu khi chuyển dạ thì có thể sinh thường.

Phụ nữ nhiễm virus herpes có thể cho con bú không?

Một phụ nữ nhiễm bệnh herpes sinh dục có thể cho con bú mà không truyền bệnh sang con. Virus herpes không thể truyền sang cho trẻ qua đường bú sữa mẹ. Tuy nhiên, trẻ có thể bị nhiễm bệnh khi chạm vào vết rộp hoặc loét trên vú của người mẹ. Nếu người mẹ có thương tổn trên đầu vú thì không được cho con bú bằng bên vú đó. Hãy bơm hoặc vắt sửa bằng tay cho tới khi vết loét lành. Hãy đảm bảo rằng phần bơm vú để lấy với sữa không được chạm vào vết loét. Nếu chạm vào thì phần sữa đó phải bỏ đi.Chú thích
  • Túi nước ối : Túi chứa đầy chất lỏng trong tử cung của người mẹ, nơi thai nhi phát triển.
  • Kháng thể : Protein trong máu được sản xuất chống lại tác nhân lạ.
  • Sinh mổ : Sinh con thông qua một vết rạch ở bụng và tử cung người mẹ.
  • Tiền triệu : Triệu chứng xuất hiện trước sự tấn công của một bệnh.
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục : Những bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm Chlamydia, bệnh lậu, nhiễm trùng virus papilloma ở người (nhiễm HPV), mụn nước (nhiễm herpes), giang mai và nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV, nguyên nhân gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải [AIDS]).
Nếu có bất kỳ thắc mắc hãy trao đổi với bác sĩ sản phụ khoa.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (tên tiếng anh là retinopathy of prematurity hay viết tắt là ROP) là một tình trạng bệnh lý của mắt thường gặp ở những trẻ đẻ non, nhẹ cân (dưới 2.000g). Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì một tỷ lệ đáng kể

  • 28-05-2018
    Say tàu xe là hiện tượng con bạn bị chóng mặt và buồn nôn trong lúc bé đi ô tô, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay, hoặc khi tham gia các trò chơi tàu điện trên không ở các công viên giải trí. Say tàu xe rất phổ biến, đặc biệt với trẻ nhỏ. Nguyên nhân của vấn
  • 28-05-2018
    Viêm da do ánh nắng là phản ứng viêm da cấp hay mạn tính vì tiếp xúc quá nhiều hoặc nhạy cảm với ánh nắng. Bệnh do nhạy cảm ánh nắng ở những người dễ bị cháy nắng hơn bình thường, hoặc dị ứng với ánh sáng, tổn thương là các sẩn hay mụn nước.
  • 28-05-2018
    Các trường hợp xuất huyết (ra máu, chảy máu) sau đây là bất thường: Xuất huyết giữa các kỳ kinh, Xuất huyết sau khi quan hệ tình dục, Ra máu nhỏ giọt bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt Ra máu kinh nhiều hơn (cường kinh) hoặc dài hơn bình
  • 28-05-2018
    Thai trứng là một khối u lành tính phát triển trong tử cung. Nguyên nhân của thai trứng là do trứng được thụ tinh và phát triển một cách bất thường. Mặc dù thai trứng không phải là một bào thai thật sự nhưng nó vẫn gây ra các triệu chứng giống như thai
  • 28-05-2018
    Ung thư hậu môn là hiện tượng phát triển bất thường của các tế bào trong lớp niêm mạc hậu môn, tạo thành các khối u và có khuynh hướng di căn ra các vùng lân cận. Phần lớn trường hợp ung thư hậu môn là ung thư dạng biểu mô, u tế bào hắc tố, biểu mô tế