Bệnh ghẻ do ký sinh trùng ghẻ có tên là Sarcoptes scabiei gây nên. Bệnh có tính chất lây truyền, thường xuất hiện ở những nơi vệ sinh kém. Bệnh không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, lao động, chất lượng cuộc sống của người

 Bệnh ghẻ là gì ?

  • Bệnh ghẻ do ký sinh trùng ghẻ có tên là Sarcoptes scabiei gây nên. Bệnh có tính chất lây truyền, thường xuất hiện ở những nơi vệ sinh kém. Bệnh không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, lao động, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Đường lây: Do tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ, nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm.
  • Ở nước ta, bệnh vẫn còn lưu hành khắp các vùng trong cả nước. Ngay cả ở những thành phố lớn, bệnh ghẻ vẫn tồn tại.

Nguyên nhân gây ghẻ

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ

Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp. Cái ghẻ hình bầu dục, kích thư¬ớc khoảng 1/4 mm đ¬ường kính (mắt thường có thể thấy như¬ một điểm trắng di động), có 8 chân, 2 đôi chân trư¬ớc có ống giác, 2 đôi chân sau có lông tơ, đầu có vòi để hút thức ăn.
Ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thư¬ợng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng về ban ngày, mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1 - 5 trứng, trứng sau 72 - 96 giờ nở thành ấu trùng, sau 5 - 6 lần lột xác (trong vòng 20 - 25 ngày) trở thành cái ghẻ tr¬ưởng thành, sau đó bò ra khỏi hang, giao hợp và tiếp tục đào hầm, đẻ trứng mới.
Ghẻ sinh sôi nảy nở rất nhanh, trong điều kiện thuận lợi 1 cái ghẻ sau 3 tháng có thể có một dòng họ 150 triệu con.
Ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất, dễ lây truyền nhất, vì ngứa gãi làm vư¬ơng vãi cái ghẻ ra quần áo, gi¬ường chiếu...

Chẩn đoán ghẻ

Chẩn đoán bệnh ghẻ

Chẩn đoán xác định bệnh dựa vào triệu chứng bệnh

Ngứa nhiều về ban đêm, ngứa tăng khi trời nóng, lao động, thể thao.
Mụn nước ở vị trí đặc hiệu, kẽ ngón tay, lằn chỉ cổ tay, nếp gấp bàn tay, vùng thắt lưng, cạp quần, bẹn, đùi, sinh dục, nách, núm vú ở phụ nữ. Điều đặc biệt là ghẻ không thấy ở mặt, đầu và 1/3 trên lưng. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi có thể bị ghẻ toàn thân.

Chẩn đoán phân biệt

Việc chẩn đoán ghẻ rất dễ, ai đó từng bị ghẻ đều có thể nhận ra được, nhưng đôi khi cũng bị nhầm lẫn tại các phòng khám chuyên khoa vì ghẻ lâu ngày tạo thành eczema hóa hoặc bội nhiễm hoặc ghẻ vảy. Cũng giống bệnh viêm ruột thừa, đôi khi cũng bị chẩn đoán nhầm bởi những bác sĩ ngoại khoa.

Điều trị ghẻ

Điều trị bệnh ghẻ

Nguyên tắc điều trị

  • Phát hiện sớm, điều trị sớm, đủ thời gian.
  • Điều trị cùng một lúc cả người bệnh lẫn người liên quan.
  • Bôi thuốc vào buổi tối, bôi trước khi đi ngủ, bôi như bôi dầu bóng, bôi 3 ngày liền mới tắm giặt thay quần áo.
  • Không dùng các thuốc độc cho cơ thể để chữa ghẻ.
  • Tránh cào gãi, chà xát.

Điều trị tại chỗ

Dùng một trong các thuốc trị ghẻ sau.

  • Dầu DEP (DiEthylPhtalat):
  • Là chất lỏng, không màu, không mùi, sánh, không gây kích thích da và không bẩn quần áo. Cần chú ý chỉ bôi lên thương tổn, không bôi diện rộng, không bôi lên niêm mạc, không để dây vào mắt. Bôi lên các tổn thương ghẻ mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Với các tổn thương sẩn, vết xước, vảy tiết có thể dùng các mỡ bôi như fucicort, eumovat.
  • Với các tổn thương mụn mủ chấm các dung dịch sát khuẩn như castelanimilian, Eryfluid…

Thuốc điều trị toàn thân

Bên cạnh các thuốc dùng tại chỗ nêu trên, cần dùng thêm các thuốc toàn thân khác như kháng histamin, vitamin B, C...
Kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn (mụn mủ).
* Lưu ý.
Quần áo chăn màn phải được giặt và luộc sôi trong quá trình điều trị. Khi có một đợt dịch lây lan nhiều cần tẩy uế quần áo, chăn màn bằng cách dùng DDT rắc vào quần áo, đậy kín trong 48 giờ, sau đó đem giặt kỹ rồi mới dùng lại.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 05-07-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh nhân của chứng mặc cảm ngoại hình (hội chứng “sợ xấu” hay hội chứng BDD) hay lo lắng về những khiếm khuyết nhỏ trên cơ thể bất kể chúng có thật hay do chính người bệnh tưởng tượng ra.nNhững ai thường mắc phải chứng mặc cảm ngoại hình (hội
  • 17-10-2018

    Sưng đầu gối, hay còn gọi là đau đầu gối, là tình trạng đầu gối bị sưng do chất lỏng dư thừa tích tụ trong hoặc xung quanh khớp gối. Tình trạng sưng khớp có thể do chấn thương dây chằng, sụn, xương, hoặc các cấu trúc xung quanh khớp. Sưng có thể xảy

  • 28-05-2018
    Do không phổ biến như các loại bệnh ung thư khác nên bệnh ung thư mắt còn ít người biết đến. Phần lớn người mắc bệnh này đến bệnh viện khi đã quá muộn. Dựa vào vị trí để phân loại, có thể được chia thành ung thư mi mắt, ung thư trong mắt... Ung thư mắt
  • 28-05-2018
    Bệnh rậm lông liên quan đến sự tăng trưởng quá nhiều của lông trên mặt và cơ thể ở phụ nữ. Lông dày và đen phát triển ở những khu vực mà nam giới thường có lông như: môi trên, cằm, ngực và lưng.
  • 28-05-2018
    Tràn khí màng phổi là tình trạng không khí bị tích tụ giữa phổi và thành ngực (còn gọi là khoang màng phổi). Không khí vào khoang màng phổi có thể có từ phổi hoặc từ bên ngoài cơ thể.
  • 28-05-2018
    Để hiểu về bệnh hen suyễn (hay còn gọi là bệnh hen phế quản), trước tiên bạn cần phải hình dung được nguyên lý hoạt động của đường hô hấp. Đường dẫn khí có dạng hình ống giúp đưa không khí vào và ra khỏi phổi bạn. Những người bị hen suyễn sẽ bị viêm