Dị ứng thực phẩm

Nguyên nhân do các dị nguyên glycoprotein. Các glycoprotein này tan được trong nước, có khả năng bền vững với nhiệt (khi chế biến) với acid, không bị phân hủy bởi protease. Thức ăn hay gây dị ứng là sữa bò, trứng, lạc, vừng, đậu nành, lúa mỳ, hạt quả

Các yếu tố nguy cơ gây dị ứng thực phẩm

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng thực phẩm bao gồm:
  • Tiền sử gia đình: Bạn có nguy cơ gia tăng các bệnh dị ứng thực phẩm nếu bị suyễn, chàm, mề đay, phát ban hay dị ứng di truyền từ gia đình.
  • Tiền sử dị ứng thức ăn: Nếu bạn đã bị dị ứng với một loại thức ăn, bạn có thể có nguy cơ cao mắc các dị ứng khác.
  • Mắc các dị ứng khác: Nếu bạn có dị ứng khác, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng hoặc chàm, nguy cơ bị dị ứng thức ăn sẽ cao hơn bình thường.
  • Tuổi tác: dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh;
  • Bệnh hen: hen và dị ứng thực phẩm thường xuất hiện cùng nhau.

Triệu chứng phổ biến nhất của dị ứng thực phẩm 

  • Ngứa ran trong miệng;
  • Phát ban, ngứa hoặc nổi mề đay;
  • Sưng môi lưỡi, mặt và cổ họng, hoặc các bộ phận khác của cơ thể;
  • Thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở;
  • Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc ói mửa;
  • Chóng mặt, hoa mắt hoặc ngất xỉu.
Ở một số người, dj ứng thực phẩm có thể gây ra một phản ứng dị ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ. Điều này có thể gây ra các triệu chứng đe dọa tính mạng, bao gồm: co thắt phế quản; cổ họng bị phù nề gây khó thở; sốc, tụt huyết áp; mạch nhanh, chóng mặt, hoa mắt hoặc mất ý thức. Cấp cứu điều trị là rất quan trọng đối với phản ứng phản vệ. Nếu không điều trị kịp thời, sốc phản vệ có thể gây hôn mê hoặc tử vong.

Thuốc dùng trong dị ứng thực phẩm

Với các trường hợp dị ứng thực phẩm, việc dùng thuốc nhằm giảm nhẹ hoặc mất các triệu chứng dị ứng, quan trọng nhất là chống các phản ứng phản vệ. 4 loại thuốc thường dùng trong dị ứng thực phẩm là: epinephrin, kháng histamin, chống co thắt phế quản, corticoid. Chỉ định dùng thuốc còn tùy từng biểu hiện dị ứng nặng hay nhẹ ở mỗi trường hợp.
Đối với phản ứng dị ứng nhẹ, chỉ cần dùng thuốc kháng histamin như: phenergan, dimedron, chlopheniramin... có thể giúp giảm triệu chứng. Các thuốc này có thể được thực hiện sau khi tiếp xúc với một thực phẩm gây dị ứng để giúp giảm ngứa hoặc phát ban. Ngoài da có thể bôi kem dịu da, chống ngứa có methol, phenol, sulfat kẽm nhưng bệnh nhân không được gãi vì càng gãi càng tăng ngứa, tăng sẩn nề.
Với các biểu hiện dị ứng nặng hơn thì cần phối hợp dùng vài loại thuốc uống hoặc tiêm, truyền.
  • Epinephrin: Có vai trò nâng huyết áp, chống suy tim trụy mạch cấp. Phải dùng sớm, tiêm bắp nhanh trong vòng ít phút sau khi phản ứng dị ứng xảy ra. Dùng muộn dễ dẫn đến gia tăng dạng phản ứng phản vệ 2 pha, gia tăng tỷ lệ tử vong.
  • Thuốc kháng histamin: Dùng các kháng histamin có tác dụng nhanh để loại bỏ nhanh các triệu chứng dị ứng. Có thể dùng kháng histamin thế hệ 1 (chlopheniramin, alimerazin, cycloheptadin, meclizin) hoặc các kháng histamin thế hệ mới (cetirizin, acrivastin, loratidin), nhưng không được dùng terfenadin và astemizol vì hai thuốc này gây hiện tượng xoắn đỉnh đã bị nhiều nước cấm. Nhiều thuốc trong số này chống chỉ định với trẻ em dưới 2 tuổi, nên không được tự ý dùng cho bé. Thận trọng khi dùng cho người có chức năng gan thận suy giảm. Lưu ý thuốc kháng histamin thế hệ cũ gây ngủ gà, làm gia tăng tác dụng của các thuốc trầm cảm, làm suy hệ thần kinh trung ương, khi tiêm với liều cao có thể gây tụt huyết áp.
  • Thuốc chống co thắt phế quản: Triệu chứng dễ thấy của dị ứng thực phẩm là phù thanh quản, đặc biệt ở người có bệnh hen thường bị cơn hen cấp, nên thường phải dùng thuốc kích thích thụ thể beta-2 dạng hít (salbutamol, salmeterol), có kết hợp với corticoid hít (beclomethazon, fluticazon) hoặc có thể dùng loại ống hít phối hợp hai chất này.
  • Coticoid: được dùng để giảm cơn co thắt (dạng hít) dùng phòng phản ứng phản vệ muộn (dạng uống).
Khi dùng thuốc cần lưu ý, các thuốc kháng histamin và corticoid tuy có tác dụng đặc hiệu trong dị ứng nhưng đều có thể gây tác dụng phụ và tai biến đôi khi nghiêm trọng. Thuốc kháng histamin thường gây ù tai, chóng mặt, nặng đầu, choáng váng, buồn ngủ. Do đó, khi dùng thuốc không nên lái xe, làm việc ở trên cao, dễ gây tai nạn. Đối với corticoid dùng liều cao, lâu ngày có thể dẫn tới phù nặng mặt, teo da, xốp xương, rối loạn chuyển hóa nhẹ hoặc nặng...

Phòng ngừa dị ứng thực phẩm

Cần loại bỏ các thực phẩm gây dị ứng ra khỏi thực đơn hàng ngày. Luôn đọc nhãn thực phẩm sản xuất để đảm bảo chúng không chứa một thành phần đang bị dị ứng. Tăng cường tập luyện và dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng. Khi thấy các biểu biện dị ứng đến sớm và tiến triển nhanh thì cần đến bệnh viện ngay để được điều trị cấp cứu, không chậm trễ sẽ nguy hiểm tính mạng...

DS. Thanh Lâm(Nguồn: Sức khỏe & Đời sống)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-08-2018

    Xương đòn gãy khi bị đánh mạnh vào vai hoặc bị té trong tư thế cánh tay dạng ra. Gãy xương đòn cũng có thể xảy ra sau khi bị chấn thương xương đòn trực tiếp trong một tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác.

  • 28-05-2018
    Phản xạ ho bảo vệ đường hô hấp của phổi. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ nếu bạn bị ho kéo dài hơn ba tuần. Nếu bạn khó thở, ho ra máu hoặc có vấn đề không được giải thích như sụt cân hoặc sốt, bạn nên đi khám bác sĩ đa khoa ngay lập
  • 28-05-2018
    Nhóm cơ cổ trẻ còn rất yếu và không đủ sức nâng đỡ đầu vốn có kích thước tương đối lớn hơn. Rung lắc mạnh làm đầu trẻ di chuyển thô bạo từ trước ra sau, gây tổn thương não nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Lực này sẽ tăng lên nếu sự rung lắc bị gián
  • 28-05-2018
    Viêm ruột thừa là quá trình viêm ở ruột thừa, đòi hỏi thăm khám ngay lập tức, nên việc hiểu rõ các triệu chứng và làm thế nào để phân biệt với đau dạ dày là một điều rất quan trọng với các bậc phụ huynh.
  • 05-10-2018

    Rối loạn ngưng thở khi ngủ là tình trạng dừng thở hoặc thở thoi thóp trong thời gian ngắn khoảng 10 đến 30 giây. Tình trạng này thường xảy ra nhiều lần trong khi ngủ. Rối loạn ngưng thở khi ngủ có hơn 90 loại khác nhau, điển hình như ngưng thở tắc nghẽn,

  • 28-05-2018
    Viêm khớp phản ứng được đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp vô khuẩn tiếp theo sau tình trạng nhiễm trùng, thường là nhiễm trùng đường tiết niệu - sinh dục hoặc đường tiêu hoá. Biểu hiện viêm có thể từ một đến vài khớp, thường gặp các khớp lớn ở hai chi