Rối loạn lo âu chia ly theo DSM-5 (Separation Anxiety Disorder - F93.0)

Rối loạn lo âu chia ly (Seperation Anxiety Disorder) là một rối loạn lo âu mà bạn phải trải qua cảm giác lo âu quá mức về việc bị chia cách với gia đình bạn hoặc giữa bạn với người thân thiết của bạn (ba mẹ, người chăm sóc). Hầu hết xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giữa độ tuổi 6-7 tháng tuổi đến 3 tuổi, mặc dù có thể bệnh biểu hiện rõ ở trẻ lớn hơn, trẻ vị thành niên 13-17 tuổi và người trưởng thành. 

Rối loạn lo âu chia ly (Seperation Anxiety Disorder) là một rối loạn lo âu mà bạn phải trải qua cảm giác lo âu quá mức về việc bị chia cách với gia đình bạn hoặc giữa bạn với người thân thiết của bạn (ba mẹ, người chăm sóc). Hầu hết xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giữa độ tuổi 6 - 7 tháng tuổi đến 3 tuổi, mặc dù có thể bệnh biểu hiện rõ ở trẻ lớn hơn, trẻ vị thành niên 13 - 17 tuổi và người trưởng thành. 

Triệu chứng của rối loạn lo âu chia ly theo DSM-5

Lo lâu hoặc sợ hãi gia tăng một cách qúa mức và không phù hợp liên quan đến việc chia ly với những người mà mình gắn bó, tối thiểu là 3 trong số các triệu chứng sau:

  • Đau khổ quá mức lặp đi lặp lại khi biết trước mình sẽ rời khỏi gia đình hoặc những người mình gắn bó.
  • Lo lắng một cách quá mức và dai dẳng về việc bị mất đi mối quan hệ gắn bó quan trọng, hoặc những điều có thể làm hại đến người mà mình gắn bó như: bệnh tật, tai nạn, thảm họa, hoặc chết chóc.
  • Lo lắng một cách quá mức và dai dẳng về việc trải qua một việc không thuận lợi (ví dụ: Mất người thân, bị bắt cóc, bị tai nạn, bị bệnh) sẽ làm mình bị chia ly với người mình gắn bó.
  • Thường xuyên miễn cưỡng hoặc từ chối đi ra ngoài, rời xa gia đình, đi học, đi làm, hoặc thay đổi chỗ ở vì sợ chia ly.
  • Sợ hãi một cách quá mức và dai dẳng hoặc miễn cưỡng về việc ở một mình hoặc không có người gắn bó quan trọng của mình ở nhà hoặc ở những nơi khác.
  • Thường xuyên miễn cưỡng hoặc từ chối việc ngủ xa nhà, hoặc đi ngủ mà không có đối tượng mà mình gắn bó bên cạnh.
  • Thường xuyên gặp ác mộng khi ngủ trong những bối cảnh chia ly.
  • Thường xuyên phàn nàn về những triệu chứng của cơ thể (ví dụ: đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn) khi biết trước việc chia ly hoặc chia ly với người quan trọng mà mình gắn bó.

Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn lo âu chia ly theo DSM-5 (Separation Anxiety Disorder - F93.0)

Rối loạn lo âu chia ly. (Ảnh minh họa)

  • Sợ hãi, lo lắng hoặc tránh né một cách dai dẳng và kéo dài tối thiểu 4 tuần ở trẻ em và thanh thiếu niên, 6 tháng đối với người trưởng thành.
  • Rối loạn này gây ra sự đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng, hoặc làm thay đổi chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác.
  • Rối loạn này không đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của những rối loạn tâm thần khác, như việc từ chối rời khỏi nhà bởi vì đề phòng sự thay đổi một cách quá mức của hội chứng tự kỷ; hoang tưởng hoặc ảo giác liên quan đến việc chia ly trong rối loạn loạn thần; tránh né việc đi ra ngoài khi không có người thân tin cậy ở chứng ám ảnh sợ khoảng trống; lo lắng về sức khỏe của bệnh hoặc những người thân quan trọng của mình chết đi trong rối loạn lo âu toàn thể; hoặc quan tâm về một căn bệnh trong rối loạn lo âu.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh rối loạn lo âu chia ly, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý hoặc Tâm thần học trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.

- 13-11-2018 -

Bài viết liên quan

  • Kiểm soát hơi thở có thể làm giảm căng thẳng, tăng sự tỉnh táo và nâng cao hệ thống miễn dịch của bạn. Qua hàng thế kỷ, những người tập yoga đã sử dụng phương pháp thở pranayama để thúc đẩy sự tập trung và cảm thiện sức sống. Đức Phật quan niệm rằng quán niệm hơi thở là một con đường để đạt đến giác ngộ.

  • Công việc tại các lò giết mổ động vật có mối liên hệ với nhiều chứng rối loạn như rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD) và căng thẳng do tham gia vào các hành vi bạo lực (PITS).

  • Bảng kiểm tra, sàng lọc tự kỉ ở trẻ nhỏ cung cấp thông tin cần thiết trong việc đánh giá mức độ tự kỉ ở trẻ. Trả lời các câu hỏi sau đây theo mức độ trẻ thường xuyên có, cố gắng trả lời từng câu hỏi, nếu hành vi liệt kê dưới đây chỉ xảy ra rất ít (khoảng 1 hay 2 lần) thì trả lời là không.

  • Tự kỉ là một biểu hiện của sự rối loạn tâm thần. Theo số liệu từ khoa phục hồi chức năng thuộc Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết năm 2007 có tới 268% số trẻ em mắc bệnh tự kỉ và số liệu này vẫn không ngừng tăng lên, nhưng việc nhận biết triệu chứng bệnh tự kỉ ở trẻ để phát hiện sớm và chăm sóc trẻ còn chưa được quan tâm nhiều, các bà mẹ còn thiếu nhiều kiến thức về bệnh tự kỉ. Vì thế, các bà mẹ nên đọc và tìm hiểu về triệu chứng bệnh tự kỉ ở trẻ và cách điều trị.

  • Hầu hết những stress đến từ nhà trường đều phát sinh từ ba lĩnh vực: những vấn đề về học tập, áp lực từ bạn bè, và mâu thuẫn với thầy, cô giáo. 

  • Thuật ngữ ám ảnh khoảng trống là để mô tả một cụm những ám ảnh sợ liên hệ qua lại và thường gối lên nhau bao gồm các nỗi sợ hãi khi đi ra khỏi nhà như: sợ đi vào của hàng, sợ đám đông, sợ những nơi công cộng, sợ đi một mình trong tàu hỏa, xe ô tô hoặc máy bay. Tùy mức độ trầm trọng của lo âu mà phạm vi của tác phong tránh né các tình huống gây hoảng sợ có khác nhau.