Tiêu chảy do vi-rút Rota

Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng bất thường từ 3 lần trở lên trong 24 giờ. Bệnh lây truyền qua thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn do phân của người hoặc súc vật mang mầm bệnh là nguồn gây bệnh cho cộng đồng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy như nhiễm

Nguyên nhân tiêu chảy do vi rút Rota

Nguyên nhân tiêu chảy do vi rút Rota

Tên tác nhân: Vi rút Rota. Viruts này được Bishop tìm thấy năm 1973. Các nhà nghiên cứu chia viruts này thành 7 nhóm A, B, C, D, E, F và G trong đó chỉ có nhóm A, B, C gây bệnh cho người. Nhóm A hay gặp nhất gây ra hầu hết các vụ dịch tiêu chảy nặng ở trẻ em, nhóm B và C thường gây các vụ dịch lẻ tẻ, hay gặp ở trẻ lớn và người trưởng thành.

Yếu tố nguy cơ gây tiêu chảy do vi rút Rota

Yếu tố nguy cơ gây tiêu chảy do vi rút Rota

1. Tuổi: Hầu hết các đợt tiêu chảy xảy ra trong 2 năm đầu đời đặc biệt cao nhất là nhóm 6-11 tháng tuổi. Ở lứa tuổi này, lượng kháng thể từ mẹ truyền sang bị giảm trong khi trẻ chưa tạo ra được miễn dịch chủ động với thức ăn ô nhiễm khi trẻ bắt đầu ăn sam hoặc tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh khi trẻ tập bò.
2. Tình trạng suy dinh dưỡng: Trẻ bị suy dinh dưỡng dễ mắc tiêu chảy, các đợt tiêu chảy kéo dài hơn; trẻ bị suy dinh dưỡng nặng thường dễ bị tử vong.
3. Tình trạng suy giảm miễn dịch: Trẻ bị suy giảm miễn dịch tạm thời như sau khi bị sởi hoặc kéo dài như bị HIV/AIDS.
4. Tập quán ăn uống không hợp lý
Bình sữa dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn đường ruột, khó rửa sạch, trẻ bú không hết để lâu vi khuẩn phát triển dễ gây tiêu chảy
Trẻ không được bú mẹ trong 6 tháng đầu, đặc biệt là không được bú sữa non ngay sau đẻ.
Thức ăn bị ô nhiễm do nấu, không chín hoặc nấu để lâu bị ô nhiễm, hoặc thức ăn đã bị ôi thiu trước khi chế biến.
Nước uống bị nhiễm bẩn do nguồn nước bị ô nhiễm, uống nước chưa đun sôi, dụng cụ chứa nước bị ô nhiễm.
Không rửa tay sau khi đi ngoài, không rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.
Xử lý phân không tốt (đặc biệt là phân của trẻ nhỏ) một cách hợp vệ sinh, phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy, phân súc vật cũng chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh cho người.

Chẩn đoán tiêu chảy do vi rút Rota

Chẩn đoán tiêu chảy do vi rút Rota

Chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm.
Triệu chứng lâm sàng: Trẻ nôn, tiêu chảy
Lưu ý: Tiêu chảy do virut Rota có thể nhầm với một số bệnh tương tự như tả, thương hàn, nhiễm vi khuẩn E.coli và một số bệnh tiêu chảy khác. Trong tiêu chảy do virut Rota, phân lỏng, nhớt nhưng không có máu, đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt với ỉa chảy do vi khuẩn.
Xét nghiệm: Có kết quả dương tính với vi rút Rota từ phân hoặc dịch tá tràng hoặc huyết thanh của trẻ trong tuần đầu mắc bệnh

Điều trị tiêu chảy do vi rút Rota

Điều trị tiêu chảy do vi rút Rota

Sử dụng kháng sinh không hiệu quả đối với tiêu chảy do vi rút Rota vì vậy phương pháp điều trị sẽ tập trung vào việc bù nước, các chất điện giải (chất khoáng) và chế độ dinh dưỡng thích hợp.
1. Đối với trẻ bị bệnh nhẹ
Sau khi đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế, có thể để trẻ ở nhà và chăm sóc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Chú ý các điểm sau:
1.1. Bù nước, điện giải và chế độ dinh dưỡng
Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước khoáng (không gas), hoặc cho trẻ uống Oresol theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình thì cần vệ sinh kỹ bình, núm vú và dụng cụ pha sữa trước mỗi bữa bú. Không nên pha loãng và đổi loại sữa khác. Tương tự như việc cho ăn, nên cho trẻ bú từng ít một, nhiều lần trong ngày.
Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như bình thường, phù hợp theo lứa tuổi.
Tránh kiêng khem quá mức như không cho trẻ uống sữa, chỉ cho trẻ ăn cháo trắng với muối sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh nặng hơn.
1.2. Theo dõi diễn biến tiêu chảy
Theo dõi số lần đi đại tiện, số lượng phân, màu phân, khả năng uống bù nước và ăn uống của trẻ.
Theo dõi phát hiện các dấu hiệu mất nước để kịp thời đưa trẻ nhập viện.
1.3. Lưu ý:
Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì các thuốc này có thể làm giảm nhu động ruột gây liệt ruột, khiến phân không thải ra ngoài (chứ không có tác dụng diệt vi rút, nguyên nhân gây nên tiêu chảy).
2. Đối với trẻ bị bệnh nặng
Khi trẻ có biểu hiện của tình trạng mất nước nặng như: Vật vã kích thích hoặc li bì, uông nước bị nôn, đi đái ít, khóc không ra nước mắt, da nhăn nheo, mắt trũng, môi khô phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để truyền dịch.

Phòng ngừa tiêu chảy do vi rút Rota

Phòng ngừa tiêu chảy do vi rút Rota

1.Vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân
Vệ sinh dụng cụ dùng cho trẻ em ăn (đặc biệt trẻ dưới 6 tháng tuổi), người mẹ phải giữ gìn vệ sinh tốt trong thời kỳ cho con bú.
Giữ vệ sinh tay sạch sẽ là biện pháp cơ bản để phòng bệnh. Nên tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi cầm nắm thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Các bà mẹ, người chăm sóc trẻ phải rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi thay tã lót hoặc làm vệ sinh cho trẻ.
Lau rửa sàn nhà và các vật dụng, bàn ghế, đồ chơi bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B, lau rửa sàn toa-lét, bồn cầu sau khi trẻ tiêu chảy đi vệ sinh.
Tã lót của trẻ bị bệnh phải được cho vào bao nylon, cột kín rồi cho vào thùng rác.
2. Vệ sinh an toàn thực phẩm
Vệ sinh nguồn nước, ăn uống theo các quy định của vệ sinh an toàn thực phẩm như không ăn các loại thịt sống hoặc chưa nấu chín, rửa sạch rau quả trước khi ăn sống.
3.Cho trẻ uống vacxin
Vì bệnh thường gặp và nặng nhất ở trẻ rất nhỏ nên trẻ cần được tiêm phòng phòng bệnh càng sớm càng tốt. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, nên uống dự phòng vắc-xin Rota cho trẻ từ 2 tháng tuổi.
Lưu ý
Tiêu chảy cấp do Rotavirus lây lan rất nhanh, do đó nếu trẻ bị bệnh nên cho trẻ nghỉ học cho đến khi hết tiêu chảy để tránh lây lan cho các trẻ khác.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Não và tuỷ sống của con người được bao bọc bởi những lớp màng bảo vệ gọi là màng não. Khi mắc bệnh tụ máu dưới màng cứng (hay còn gọi là xuất huyết dưới màng cứng), máu hoặc các sản phẩm của máu sẽ bị tích tụ giữa hai lớp màng nhện và màng cứng bên trong
  • 28-05-2018
    Đau lưng là vị trí đau hay gặp nhất, chỉ xếp sau đau đầu. Đau lưng có thể xảy ra mà không có lý do rõ ràng và tại bất cứ điểm nào trên cột sống. Vị trí đau phổ biến nhất ở thắt lưng cùng, vì đó là nơi hứng chịu phần lớn trọng lượng và áp lực. Chấn thương
  • 28-05-2018
    Viêm gân cơ quay khớp vai là viêm các gân tại chóp xoay vai. Vai có phạm vi di chuyển lớn hơn tất cả các khớp khác và cũng thường bị chấn thương hơn.
  • 04-07-2018

    Mề đay là tình trạng da xuất hiện các mảng sẩn đỏ, sưng, phù nề và thường gây ngứa ngáy, khó chịu trên da. Chúng biểu hiện dưới nhiều hình dạng và kích thước khác nhau nhưng thường có phần da trung tâm màu nhạt và bao quanh bởi quầng đỏ. Mề đay là

  • 16-08-2018
    Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mãn tính thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Không giống như các tổn thương có tính hao mòn trong thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến lớp lót trong của bao khớp, gây ra sưng
  • 17-10-2018

    Nhân tuyến giáp là sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp tạo thành một khối trong tuyến giáp. Mặc dù phần lớn các nhân tuyến giáp là lành tính (không ung thư), một tỷ lệ nhỏ các nhân này chứa tế bào ung thư. Để chẩn đoán và điều trị ung