Suy thượng thận

Cơ thể mỗi người có hai tuyến thượng thận. Mỗi tuyến nằm ngay phía trên mỗi thận. Các tuyến thượng thận tiết ra nhiều hormone cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể. Bệnh nhân suy thượng thận bị thiếu hormone cortisol và aldosterone. Cortisol

Suy thượng thận là gì?

Suy thượng thận là tình trạng thiếu cortisol. Một số nguyên nhân còn gây thiếu cả aldosterone. Nếu thiếu các hormone này, cơ thể không duy trì các hoạt động sống cơ bản được. Suy thượng thận có thể vĩnh viễn hoặc tạm thời. Nếu suy thượng thận vĩnh viễn, bệnh nhân phải dùng thuốc suốt đời. Nguyên nhân gây suy thượng thận vĩnh viễn thường là:
Bệnh Addison.
Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (phát hiện từ nhỏ).
Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến yên.
Phẫu thuật cắt tuyến thượng thận.
Suy thượng thận tạm thời có thể do một số loại thuốc, nhiễm trùng, phẫu thuật, hoặc sử dụng không đúng thuốc. Nguyên nhân gây suy thượng thận tạm thời thường là:
Phẫu thuật cắt u tuyến yên
Cắt u tuyến thượng thận khi u này gây tiết quá nhiều cortisol
Điều trị hội chứng Cushing bằng các thuốc làm giảm nồng độ cortisol trong máu.
Sử dụng Corticoid kéo dài.

Dấu hiệu và triệu chứng của suy tuyến thượng thận.

Khi thiếu hormone tuyến thượng thận, bạn cảm thấy không khỏe vì cơ thể không duy trì được các hoạt động sống cơ bản. Các triệu chứng có thể là:
Mệt mỏi và yếu trên mức bình thường
Chóng mặt khi thay đổi tư thế.
Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Ăn không ngon.
Đau bụng.
Đau nhức khớp.
Các triệu chứng khác:
Sụt cân.
Sạm da.
Thèm ăn muối.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn có nguy cơ suy thượng thận, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ.

Điều trị suy thượng thận

.Muốn kiểm soát suy thượng thận, bạn phải uống thuốc hàng ngày để thay thế hormone bị thiếu. Thuốc ở dạng viên, bạn phải uống đúng liều, đúng số lần trong ngày mà bác sĩ kê toa. Liều này được gọi là liều duy trì. Thuốc thay thế cortisol là glucocorticoid. Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ(NIH) khuyến cáo sử dụng hydrocortisone hoặc dexamethasone hoặc prednisone.
Số lần uống thuốc có thể từ 1 – 3 lần/ ngày. Hãy uống thuốc theo đúng hướng dẫn.
Nếu bạn cũng thiếu aldosterone, cơ thể không duy trì đúng lượng natri (muối) và nước. Để thay thế aldosterone, bác sĩ có thể cho bạn dùng fludrocortisone (Florinef). Người lớn uống Florinef dạng viên. Trẻ em khó nuốt thì hòa viên thuốc với nước hoặc nghiền ra. Thỉnh thoảng, bác sĩ có thể kê những viên thuốc muối.
Dùng thuốc này có những tác dụng phụ nào ?Liều duy trì hydrocortisone hầu như không có tác dụng phụ. Đôi khi, hơi khó chịu trong dạ dày, khắc phục bằng cách uống thuốc trong bữa ăn. Nếu có triệu chứng gì khác, hãy báo với bác sĩ.
Nếu uống liều cao, có thể tăng cân hoặc xuất hiện triệu chứng của hội chứng Cushing.
Tôi cần phải lưu ý điều gì khi bị bệnh?Có thể có những lúc bạn cảm thấy không được khỏe. Khi bạn cảm thấy mình bị bệnhi, hãy xem lại bạn uống thuốc đúng liều và đúng số lần trong ngày chưa. Nếu tình trạng kéo dài i hơn ba ngày, hãy đến bác sĩ.
Có những lúc bạn phải uống thuốc với liều cao hơn bình thường.
Khi cơ thể bị stress, hoặc sốt (trên 37.8 độ C), nhiễm trùng, phẫu thuật, ói mửa, hoặc tiêu chảy, tuyến thượng thận bình thường sẽ sản xuất hydrocortisone nhiều hơn. Khi bạn bị như vậy, quan trọng là uống nhiều nước có đường và muối để ngăn mất nước hoặc hạ đường huyết.
Khi bạn bịsuy thượng thận, cơ thể không sản xuất được cortisol nhiều hơn để thích ứng với những lúc stress. Cũng giống như bạn phải uống liều duy trì hàng ngày để đáp ứng đủ lượng cortisol cơ bản, khi bị sốt (trên 37.8 độ C), nhiễm trùng, ói mửa, hoặc tiêu chảy…bạn phải tăng liều glucocorticoid uống hoặc tiêm, thường là tăng gấp đôi liều hydrocortisone 1-3 ngày, và đến bác sĩ ngay để được hướng dẫn cụ thể.
Lưu ý là bạn chỉ tăng liều khi stress về mặt thể chất và không tăng liều khi chỉ là stress về tinh thần (làm việc căng thẳng, lo lắng, cảm giác cô đơn).
Tôi cần phải làm gì khi bị bệnh nặng đến mức không uống thuốc được ?Nếu bị bệnh nặng hoặc khi nôn không thể uống được, bạn phải tiêm glucocorticoid. Bạn hoặc người thân cần biết cách tiêm.
Hình bên dưới chỉ vị trí tiêm thuốc hydrocortisone và Florinef. Nếu đến mức bạn cảm thấy cần đến thuốc tiêm, tiêm thuốc ngay và sau đó phải đến bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất.
Sau khi khỏe lại thì liều thuốc dùng sẽ như thế nào?Sau khi hết bệnh và không còn các triệu chứng (ví dụ, sốt, nôn mửa, tiêu chảy), thường thì bạn có thể quay trở lại liều lượng ban đầu. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về điều này.
Cách tiêm thuốc.Tiêm Glucocorticoid vào chỗ có nhiều cơ bắp. Khi bạn tự tiêm, vị trí tiêm dễ nhất và tốt nhất là ở đùi, cùng bên với tay thuận (ví dụ, tiêm vào đùi phải nếu bạn thuận tay phải).
Người lớn luôn phải mang theo thuốc tiêm. Nếu bạn có con nhỏ bị suy thượng thận, bạn hoặc người chăm sóc trẻ phải luôn mang theo thuốc. Nếu các con đang ở trường, y tá trường phải biết về bệnh của con bạn và biết tiêm glucocorticoid cho con bạn khi cần thiết.
Cách tiêm hydrocortisone
Cách tiêm hydrocortisone
1. Rửa tay.
2. Soạn dụng cụ.
3. Trộn thuốc bằng cách đẩy xuống ở phần đầu lọ thuốc để nút chai mở ra.
4. Lắc đều lọ thuốc.
5. Dùng cồn lau sạch nắp cao su trên lọ thuốc
6. Mở nắp kim tiêm. Đâm kim vào lọ thuốc.
7. Rút thuốc. Người lớn rút hết lọ. Trẻ em rút theo liều bác sĩ kê toa.
8. Đậy nắp kim tiêm.
9. Chọn vị trí tiêm: để tiêm an toàn, hãy làm quen với cơ thể bạn. Bộc lộ đùi. Kẻ 1 đường tưởng tượng chia đùi làm 2 phần bằng nhau theo chiều dọc. Phần phía ngoài là vị trí tiêm. Bây giờ, hãy tưởng tượng đùi được chia làm 3 phần bằng nhau, từ gối đến háng. Phần phía ngoài của 1/3 trong là vị trí tiêm.
10. Dùng cồn sát trùng vị trí tiêm.
11. Tháo nắp kim. Cách cầm ống tiêm giống như cầm phi tiêu.
12. Dùng ngón cái và ngón 2, 3 ấn xuống nhẹ nhàng và căng da ra.
13. Đâm kim thẳng đứng một góc 90 độ vào vị trí tiêm
14. Giữ kim tại chỗ. Kéo ngược pít-tông lên để kiểm tra có đâm vào mạch máu lớn không. Nếu có máu trong kim tiêm thì hãy rút kim tiêm ra và bỏ đi.
Nếu bạn chỉ có một liều thuốc duy nhất, đành phải dùng lại liều thuốc này vì đây là trường hợp khẩn cấp.
Nếu còn lọ thuốc khác, hãy chuẩn bị kim tiêm và lọ thuốc, và tiêm nhẹ nhàng vào vị trí khác.
15. Sau khi tiêm thuốc, hãy đặt bông gòn hoặc gạc vào gần cây kim, và rút kim ra nhanh.
16. Xoa bóp nhẹ chỗ tiêm.
17. Đặt ống tiêm và kim tiêm vào bình cứng và khó vỡ (ví dụ như bình đựng cà phê có nắp đậy) trước khi tiêu hủy.
Gọi bác sĩ.
Những thông tin cần biết khác về suy thượng thậnBạn có thể kiểm soát bệnh của mình bằng cách:
Tìm hiểu về bệnh của mình.
Uống thuốc mỗi ngày.
Nhận biết các dấu hiệu về bệnh và tự chăm sóc cho chính mình.
Thường xuyên tái khám kiểm tra sức khỏe.
Luôn đeo vòng tay y tế Medic-Alert
Nếu làm theo các hướng dẫn này và hướng dẫn của nhân viên y tế, bạn sẽ có cuộc sống chất lượng. Chỉ bạn mới có thể chăm sóc chính mình.
Thuật ngữBệnh Addison
Tuyến thượng thận tiết ra không đủ các hormone.
Tuyến thượng thận
Có hai tuyến, mỗi tuyến nằm ngay phía trên mỗi thận, tiết ra cortisol và hormone thiết yếu khác.
Aldosterone
Hormone do tuyến thượng thận tiết ra, có vai trò điều hòa lượng muối, kali, và nước trong cơ thể.
Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh
Thiếu hụt hormon thượng thận ngay từ khi sinh ra.
Cortisol
Hormone do tuyến thượng thận tiết ra, có vai trò điều hòa chuyển hóa carbohydrate và protein.
Bệnh Cushing
U tuyến yên làm sản xuất quá nhiều ACTH và gây ra hội chứng Cushing.
Hội chứng Cushing
Tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều cortisol
Glucocorticoid
Hormone do vỏ tuyến thượng thận tiết ra, tham gia chuyển hóa carbohydrate, protein, chất béo và có đặc tính chống viêm.
Hydrocortisone
Một dạng của cortisol. Đây là thuốc thay thế cortisol trong cơ thể.
Phẫu thuật qua xoang bướm
Phẫu thuật thần kinh cao cấp cắt u tuyến yên.

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Tủy răng là một mô liên kết bao gồm mạch máu và thần kinh có chức năng nuôi dưỡng và nhận biết cảm giác cho răng. Tủy răng không đơn thuần là một ống tủy mà là một hệ thống ống tủy bao gồm các ống tủy chính và nhiều ống tủy phụ. Các ống tủy này kết nối
  • 28-05-2018
    Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ. Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn. Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán
  • 28-05-2018
    Nhiễm Toxoplasma, hay nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma, là tình trạng nhiễm trùng gây ra do một loại vi sinh vật sống trên các loài chim, động vật và con người. Nó ảnh hưởng đường tiêu hóa (bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột và hậu môn), tim, dây thần
  • 28-05-2018
    Bệnh viêm kết mạc cấp, còn được gọi bằng một cái tên dân dã là “đau mắt đỏ”. Đây là một bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng nên thường phát triển thành dịch. Bệnh gặp phổ biến ở nước ta, thường là vào mùa hè. Trong đó, ở các thành phố lớn gặp nhiều hơn
  • 04-07-2018

    Rôm sảy là 1 thương tổn ở da thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ lớn sống ở vùng có khí hậu nóng và ẩm. Người hoạt động nhiều, trẻ mới sinh nằm trong lồng kính, người bệnh liệt giường có sốt cũng dễ mắc rôm sẩy. Bệnh phát triển khi các tuyến mồ hôi

  • 28-05-2018
    Bệnh phình đại tràng bẩm sinh có thể gặp ở tất cả trẻ nam và nữ. Tần suất bệnh được gặp trong khoảng 15% các bệnh và dị tật bẩm sinh cần phải mổ. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng khó đi cầu hay chậm đi cầu ngay sau khi trẻ được sinh ra, hoặc bởi tình trạng