Sản giật

Tiền sản giật – sản giật là hai thuật ngữ mô tả bệnh lý trong thai kỳ xảy ra bởi huyết áp tăng cao, nước tiểu có đạm và phù. Đây là một trong 5 tai biến sản khoa gây ra biến chứng tử vong mẹ và con với tỉ lệ cao. Chủ trương của ngành y tế là tích cực

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật – sản giật là hai thuật ngữ mô tả bệnh lý trong thai kỳ xảy ra bởi huyết áp tăng cao, nước tiểu có đạm và phù. Đây là một trong 5 tai biến sản khoa gây ra biến chứng tử vong mẹ và con với tỉ lệ cao.

Dấu hiệu, triệu chứng sản giật
(Ảnh minh họa)

 

Dấu hiệu, triệu chứng sản giật

Cũng giống như tiền sản giật, những biến đổi và những triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện và thay đổi tùy thuộc vào những hệ cơ quan hay những hệ mà sản giật tác động. Những thay đổi này có thể chỉ ảnh hưởng đến mẹ, đến con hoặc thường thấy hơn là tác động lên cả mẹ và con. Một số trong những triệu chứng này có thể trở thành những dấu hiệu báo động cho thai phụ, nhưng hầu hết chúng là không có.
  • Triệu chứng thường gặp nhất của tiền sản giật là tăng huyết áp. Đây có thể là triệu chứng duy nhất hoặc đầu tiên. Ban đầu, huyết áp có thể tăng rất ít hoặc rất cao, có thể có hoặc không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, trị số tăng huyết áp thay đổi đối với từng phụ nữ và cũng thay đổi trong quá trình tiến triển và điều trị của bệnh. Một số phụ nữ chưa bao giờ bị tăng huyết áp một cách có ý nghĩa (gồm khoảng 20% trong những phụ nữ bị sản giật).
  • Người ta thường tin rằng nguy cơ bị sản giật sẽ tăng lên nếu trị số huyết áp tăng trên 160/110 mm Hg.
  • Thận không thể lọc máu hiệu quả như bình thường. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng tăng lượng protein xuất hiện trong nước tiểu. Dấu hiệu tăng protein niệu thường được phát hiện đầu tiên khi thử nước tiểu ở phòng mạch. Rất hiếm thấy một phụ nữ chú ý đến những thay đổi hoặc những triệu chứng liên quan đến tăng protein trong nước tiểu. Trong những trường hợp thận bị ảnh hưởng nặng nề, lượng nước tiểu sẽ giảm đáng kể.
  • Những thay đổi của hệ thần kinh bao gồm nhìn mờ, hoa mắt, nhức đầu dữ dội, co giật và đôi khi có thể dẫn đến mù. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn cần phải đi khám ngay lập tức.
  • Những thay đổi ở gan có thể gây ra đau vùng bụng trên và có thể gây nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa hoặc những bệnh lý liên quan đến túi mật. Những thay đổi khác ở gan khó nhận biết hơn chẳng hạn như những thay đổi liên quan đến khả năng đông máu của tiểu cầu có thể phát hiện ra nhờ những mảng bầm máu nhiều và lớn.
  • Những thay đổi ảnh hưởng đến thai nhi có thể làm ảnh hưởng đến lượng máu qua nhau làm cho thai nhi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Do đó, thai khi không phát triển được bình thường, có thể nhỏ hơn so với bình thường hoặc trong tình huống xấu hơn là thai kém phát triển hoặc cử động thai giảm về tần số và cường độ. Bạn nên đi khám ngay nếu bạn thấy cử động thai trở nên chậm dần.

Khi nào cần đi khám?

Gọi bác sĩ ngay hoặc đến bệnh viện:
  • Nếu bạn muốn hỏi những vấn đề liên quan đến sức khỏe của bạn và sức khỏe thai nhi.
  • Nếu bạn đau đầu dữ dội hoặc dai dẳng hoặc rối loạn thị giác chẳng hạn như nhìn đôi, hoa mắt (đây là những dấu hiệu báo động tiền sản giật có thể tiến triển thành sản giật).
  • Nếu chỉ số huyết áp của bạn bằng hoặc cao hơn 160/110 mm Hg, hãy đến bệnh viện ngay.
  • Nếu bạn đau dữ dội ở giữa bụng hoặc ở bên phải bụng dưới xương sườn (đây là những dấu hiệu báo động tiền sản giật diễn tiến xấu hơn).
  • Nếu bạn thấy mình bị chảy máu hoặc có những vết bầm bất thường.
  • Nếu bạn nhận thấy mình bị phù nhiều hoặc tăng cân nhiều.
  • Nếu cử động thai chậm dần.
  • Nếu bạn bị ra máu âm đạo hoặc bị vọp bẻ.

Biến chứng của sản giật

Biến chứng sản giật
(Ảnh minh họa)
  • Hầu hết phụ nữ bị tiền sản giật hay sản giật có tiên lượng tốt cho cuộc sinh nở. Một số phụ nữ vẫn tiếp tục tăng huyết áp và cần được theo dõi chặt chẽ sau sinh.
  • Hầu hết thai nhi đều khỏe mạnh. Trẻ sinh non thường ở bệnh viện lâu hơn. Thông thường thì trẻ sẽ được ở lại trong bệnh viện cho đến khi đủ tháng.
  • Có một số ít phụ nữ và thai nhi có nguy cơ bị ảnh hưởng đến tính mạng do những biến chứng của tiền sản giật và sản giật.

Phương pháp điều trị sản giật

Phương pháp điều trị sản giật
Hình ảnh minh họa

Khi bị sản giật, cách điều trị duy nhất là lấy thai nhi ra (nếu sản giật xuất hiện trong lúc sinh). Sản giật cũng có thể xuất hiện sau khi sinh (trong vòng 24 giờ ở giai đoạn hậu sản). Hiếm khi sản giật xuất hiện muộn khoảng 1 tuần sau sinh. Sản giật không thể điều trị được.

Dùng Magie sulfate (truyền tĩnh mạch) 

Nó làm giảm nguy cơ co giật xuất hiện trở lại. Magie được truyền tiếp tục trong 24-48 giờ sau lần co giật cuối cùng. Bạn có thể được truyền magie tại phòng chăm sóc đặc biệt hoặc tại phòng bệnh hay phòng sinh. Trong khi truyền magie, bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ, truyền dịch và đặt thông tiểu để đo lượng nước tiểu thải ra.
Đôi khi, nếu co giật tái diễn, cần phải bổ sung thêm barbiturate liều tấn công chẳng hạn như natri amobarbital. Những thuốc khác bao gồm diazepam hay phenytoin cũng được sử dụng trong điều trị sản giật, tuy nhiên chúng không có hiệu quả như magie sulfate.
Bạn cũng có thể được điều trị tăng huyết áp cùng lúc với sản giật. Thường những thuốc điều trị tăng huyết áp (dành cho phụ nữ bị sản giật) bao gồm hydralazine hoặc labetalol.
Khi tình trạng của mẹ đã ổn định sau một cơn co giật, bác sĩ sẽ chuẩn bị lấy em bé ra bằng nhiều cách, có thể mổ lấy bé hoặc sử dụng thuốc để có thể sinh bằng đường âm đạo. Nếu bạn đang trong cơn chuyển dạ, có thể chuyển dạ sẽ được tiếp tục và không có bằng chứng nào cho thấy thai nhi sẽ bị suy hoặc bị tổn thương bởi một cơn co giật khác.

Sử dụng thuốc 

Càng gần đến ngày dự sinh, cổ tử cung của bạn sẽ càng trở nên ‘chín mùi’ (sẵn sàng cho việc sinh nở) và do đó việc sử dụng thuốc giục sinh sẽ thành công. Thỉnh thoảng những thuốc như oxytocin được dùng để giục sinh.

  • Thai nhi càng non tháng (tuần thứ 24-34) thì việc giục sinh càng ít có khả năng thành công (ngay cả khi vẫn có khả năng giục sinh được). Khi thai phụ bị sản giật và phải lấy thai nhi ra sớm, phương pháp thường dùng nhất là mổ lấy con.
  • Khi thai nhi có những dấu hiệu tổn thương như giảm nhịp tim thai, cần phải mổ lấy con ngay.
  • Bạn có thể sẽ cần được điều trị tăng huyết áp trong khi sinh và sau khi sinh. Ít khi cần phải dùng thuốc điều trị tăng huyết áp sau 6 tuần sau sinh (ngoại trừ trường hợp tăng huyết áp không liên quan đến thai kỳ).
  • Trong suốt quá trình sinh (và 24-48 giờ sau sinh) bạn sẽ được dùng magie sulfate để làm giảm nguy cơ co giật xuất hiện trở lại.
  • Những thuốc như oxytocin hoặc prostaglandin được sử dụng để giục sinh và/hoặc làm cho cổ tử cung của bạn ‘chín mùi’. Một ống thông tiểu được đặt vào cổ tử cung để làm tăng tốc độ giãn nở của cổ tử cung.

Theo dõi

  • Do không có một xét nghiệm nào dự báo và phòng ngừa sản giật nên cũng không có xét nghiệm nào có thể dự báo chúng có thể tái phát sau sinh hay không. Không may là có một số ít phụ nữ bị tái phát tiền sản giật và sản giật.
  • Trường hợp này thường thấy khi bị tiền sản giật và sản giật nặng và xuất hiện trong giai đoạn sớm của thai kỳ (cuối 3 tháng giữa thai kỳ hoặc đầu 3 tháng cuối thai kỳ). Mặc dù, không có xét nghiệm chẩn đoán chính xác nhưng bạn nên được theo dõi chặt chẽ ở lần sinh kế tiếp.
  • Mặc dù kinh nghiệm về sử dụng thuốc ngừa thai ở những phụ nữ đã bị tiền sản giật hoặc sản giật có giới hạn, nhưng có bằng chứng cho rằng thuốc ngừa thai vẫn là phương pháp an toàn và hiệu quả.

(Nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Khi bị táo bón, phân thường cứng và khô. Hiện nay có nhiều người bị táo bón. Táo bón khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, nếu để lâu sẽ dẫn tới bị bệnh trĩ, phình đại tràng, viêm đại tràng, lâu dần biến chứng có thể dẫn tới ung thư đại tràng. Táo bón
  • 28-05-2018
    Tinh hoàn là tuyến sinh dục nam có chức năng sinh tinh (trùng) và hormone giới tính. Cả hai tinh hoàn thường nằm trong bìu, cạnh gốc dương vật. Ở hầu hết các bé trai, tinh hoàn ban đầu phát triển ở bụng sau đó di chuyển xuống bìu trước hoặc sau khi sinh
  • 28-05-2018
    Chèn ép tim là tình trạng tim bị đè nén do có quá nhiều máu hoặc chất dịch tích tụ giữa cơ tim và màng ngoài tim từ đó tạo áp lực lên tim và ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của tim. Trong trường hợp không bơm đủ máu có thể dẫn đến suy tim.
  • 28-05-2018
    Vách ngăn là bộ phận nằm trong hốc mũi và chia đôi hốc mũi, nó được cấu tạo gồm phần sụn, xương, có chiều dài độ 8 cm, đi từ tiền đình mũi đến vòm mũi họng. Các kiểu vẹo vách ngăn mũi Vẹo vách ngăn mũi đơn thuần, đây là vẹo hình chữ C, chỉ vẹo qua bên
  • 28-05-2018
    Nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy tăng theo độ tuổi. Phần lớn các bệnh nhân nằm trong độ tuổi từ 50 đến 80. Ung thư từ các tế bào tuyến trong tuyến tụy không phổ biến. Chúng được gọi bằng những tên khác nhau, tùy thuộc vào loại tế bào ung thư cụ thể
  • 28-05-2018
    Viêm não Herpes là tình trạng viêm ở não do virus herpes gây ra. Virus herpes simplex (HSV) gây ra bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền. Một dạng là HSV-1 gây loét miệng (sốt nổi bóng nước). Một dạng khác là HSV-2 gây bệnh chủ yếu ở cơ quan sinh dục.