Táo bón

Khi bị táo bón, phân thường cứng và khô. Hiện nay có nhiều người bị táo bón. Táo bón khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, nếu để lâu sẽ dẫn tới bị bệnh trĩ, phình đại tràng, viêm đại tràng, lâu dần biến chứng có thể dẫn tới ung thư đại tràng. Táo bón

Tìm hiểu chung

Khi bị táo bón, phân thường cứng và khô.
Hiện nay có nhiều người bị táo bón. Táo bón khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, nếu để lâu sẽ dẫn tới bị bệnh trĩ, phình đại tràng, viêm đại tràng, lâu dần biến chứng có thể dẫn tới ung thư đại tràng.
Táo bón rất hay gặp ở trẻ khi ăn thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoáng, cũng có khi do uống nhiều sữa bò, sữa bột vì ít sữa mẹ.
Các cơ bụng và thành ruột cũng có một vai trò quan trọng trong việc gây ra táo bón. Những đứa trẻ còi xương, đẻ thiếu tháng rất hay bị táo bón. Ở những trẻ lớn hơn, táo bón thường do ăn quá nhiều thức ăn cứng hoặc không đủ lượng vitamin B1 cần thiết, có khi do lỗ hậu môn bị rạn.

Triệu chứng, biểu hiện

Triệu chứng, biểu hiện

Nhận biết các triệu chứng táo bón

  • Táo bón là hiện tượng phổ biến đối với tất cả mọi người
  • Triệu chứng táo bón là khi quá 3 ngày (hoặc dưới 3 lần trong một tuần) người bệnh mới đi đại tiện hoặc không thể đại tiện được. Khi đi đại tiện kèm theo những cơn đau thắt, quặn bụng, phân rắn màu đen và hay vón cục, cứng. Để có thể đại tiện được, người bệnh phải dùng lực rặn mạnh mới được. Tình trạng này nhiều khi gây chảy máu hậu môn, có trường hợp đi xong rồi vẫn cảm giác chưa đi hết phân trong ruột.
  • Bệnh táo bón xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng hàng ngày không hợp lý như: ăn ít rau, hoa quả, uống ít nước; do tâm lý, thói quen nhịn đi đại tiện; đặc thù công việc, thói quen ít vận động; hoặc do bệnh lý ở đại tràng, các bệnh nội tiết như suy giáp trạng, cường giáp trạng; sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, sử dụng thuốc làm giảm chức năng vận chuyển đại tràng như: Thuốc giảm đau, thuốc điều trị tăng huyết áp…

Đối tượng nào dễ bị táo bón?

  • Triệu chứng táo bón không gây đau đớn nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống
  • Táo bón phổ biến nhất ở người già, người béo, phụ nữ mang thai, người ít uống nước, ít ăn hoa quả, rau xanh, người ít vận động, thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng tinh thần, người sử dụng thuốc có các hoạt chất gây táo bón... Táo bón lâu ngày là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ, sa hậu môn, nặng hơn là ung thư trực tràng.
  • Triệu chứng táo bón không gây đau đớn nhiều cho người bệnh, tuy nhiên nó sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ, ăn uống kém đi. Một số trường hợp bị đầy hơi, trướng bụng...


Phòng ngừa
Chứng táo bón ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của con người với các biểu hiện như cảm giác đầy bụng, đầy hơi, đau ở vùng bụng, hay đánh hơi, buồn nôn, tâm trạng kém, cảm giác mệt mỏi, giảm khả năng lao động.
Đôi khi, chứng táo bón gây hội chứng rối loạn thần kinh – luôn lo sợ và luôn nghĩ về tình trạng bệnh của mình, nghĩ rằng bệnh ngày càng nặng, không thể chữa khỏi. Thực ra, trong số họ khi thăm khám lâm sàng chẳng phát hiện ra bệnh gì, thường chỉ là do hội chứng rối loạn chức năng ruột (giảm trương lực cơ trơn của thành ruột, giảm nhu động ruột) với các nguyên nhân dễ điều chỉnh.

Chế độ ăn chữa táo bón

Nguyên nhân chính dẫn đến chứng táo bón chủ yếu là chế độ ăn uống không hợp lý, do vậy chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn đã có cải thiện đáng kể.

Uống đủ nước

Đa phần những người bị táo bón là do không uống đủ nước trong ngày. Uống không đủ nước dẫn đến giảm tỷ lệ nước trong thành phần của phân và gây táo bón. Bình thường trong thành phần của phân chứa khoảng 75 – 78% nước.
Đa phần những người bị táo bón là do không uống đủ nước trong ngày.
Nếu tỷ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50% đã làm khối phân khó di chuyển theo ruột già, còn nếu tỷ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì khối phân hoàn toàn bị tắc.
Khuyến cáo lượng nước cần cho cơ thể mỗi ngày là khoảng 2 – 2,5 lít (400 ml/kg cân nặng, ví dụ nặng 50 kg thì cần 2 lít nước/ngày), trong đó gồm nước có trong thức ăn (trong cơm, thức ăn, canh, trái cây…) và nước uống ở các dạng khác nhau (nước đun sôi để nguội, nước chè, nước hoa quả…).
Mỗi sáng, ngay sau khi ngủ dậy, cần uống 1 cốc nước lạnh (nước sôi nguội, nước khoáng, nước quả) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột và trong ngày uống 6 – 8 cốc nước ở các dạng khác nhau.
Nếu lao động thể lực trong điều kiện nóng ẩm, những ngày mùa đông có độ ẩm thấp, phụ nữ đang cho con bú, người đang trong tình trạng sốt thì cần uống nước nhiều hơn.

Tăng cường ăn các thức ăn có nhiều chất xơ

Rau xanh, hoa quả, trái cây khô, hạt ngũ cốc; ăn các chất lâu tiêu như bánh mỳ đen, gạo lức… Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, ức chế quá trình gây thối, ngoài ra các chất độc hại sẽ bám vào các chất xơ và được thải ra ngoài cơ thể.
Ngoài ra, ăn các chất này làm tăng khối lượng phân – kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và gây cảm giác mót đại tiện.

  • Các thức ăn như các đồ dầm giấm, các đồ xông khói, thịt gân, thịt bạc nhạc cũng là các chất nhuận tràng. Cám gạo cũng rất tốt cho những người bị táo bón, 1 – 2 thìa cà phê/bữa, cho lẫn vào cơm, cháo hoặc pha với nước sôi.
  • Ăn phải đúng giờ, tốt nhất là ăn nhiều bữa (4 – 5 bữa/ngày). Trước khi đi ngủ, nên ăn 1 cốc sữa chua, dần dần sẽ cải thiện đáng kể chủng vi khuẩn có lợi trong ruột.
  • Tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều magiê như sữa, kê, đậu đũa, khoai lang và một số loại rau như rau đay, rau rền, mùng tơi, rau khoai lang, khoai sọ, đu đủ xanh, chuối tiêu. Như chúng ta đã biết, magiê có vai trò quan trọng trong việc tăng nhu động ruột.
  • Duy trì đi đại tiện 1 lần/ngày, đi đúng giờ, tốt nhất là rèn thói quen đi vào buổi sáng hoặc chiều tối khi không vội vã. Khi đã có cảm giác mót đi đại tiện, thì dù bất cứ bởi nguyên nhân nào (muộn đi làm, muộn giờ tàu xe chạy, có điện thoại…) cũng không được nhịn, bởi vậy cần phải chủ động sắp xếp thời gian. Không rặn khi đi đại tiện để tránh các biến chứng như trĩ, nứt thành hậu môn, đi xong nên rửa hậu môn bằng nước lạnh.
  • Tránh ăn các thức ăn tinh chế như cháo, súp đặc (khoai tây, cà rốt nghiền…), các thức ăn nhanh (fast food), thức ăn nóng, các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay, nước chè đặc, ca cao, rượu nho đỏ. Hạn chế uống rượu, cà phê, hút thuốc.
  • Một số loại thuốc có thể gây táo bón như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống nôn, thuốc lợi tiểu, thuốc chữa trị viêm loét dạ dày, thuốc hạ huyết áp. Nếu phải dùng thường xuyên một trong các loại thuốc này thì có thể phải dùng thêm thuốc nhuận tràng.

Chế độ tập luyện

Cuộc sống tĩnh tại ít vận động cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra chứng táo bón. Tăng cường vận động, tích cực tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập rèn sức bền như đi bộ nhanh, chạy cự ly dài, bơi sẽ cải thiện đáng kể tình trạng của các bệnh đường tiêu hoá trong đó có chứng táo bón.
Trong khi tập luyện, sự chuyển động của các cơ quan nội tạng, cải thiện đáng kể chức năng của ruột, tăng cường trương lực thành ruột, tăng tiết muối magiê vào thành ruột làm tăng nhu động ruột và phục hồi chức năng tiêu tháo của ruột.
Như vậy có thể nói, đi bộ và chạy là phương pháp hữu hiệu để chữa chứng bệnh táo bón. Ngoài ra, thường xuyên thực hiện các động tác xoa nhẹ ở vùng bụng, xoa với khăn lạnh ẩm cũng có tác dụng tăng cường nhu động ruột và chức năng tiêu tháo của ruột.

Phòng ngừa

Cách phòng ngừa táo bón cực đơn giản nhưng hiệu quả

Táo bón tuy không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng mọi người cũng nên biết cách phòng ngừa táo bón để bảo vệ sức khỏe trước khi quá muộn.

Những cách phòng ngừa táo bón hiệu quả

  • Hãy uống đủ nước (2-2,5 lít nước mỗi ngày) để phòng ngừa táo bón
  • Phải 'lắng nghe cơ thể bạn', tức là phải kịp thời nhận biết nhu cầu đại tiện để đi ngay, không nên cố nhịn. Bởi, hành động này sau nhiều lần sẽ khiến tín hiệu đòi hỏi đại tiện của bạn sẽ giảm dần. Bạn sẽ không thấy có nhu cầu đại tiện nữa. Sự lưu lại phân trong ruột lâu sẽ làm phân bị hút mất nước và trở nên cứng, táo bón ngày càng nặng hơn.
  • Hãy uống đủ nước (2-2,5 lít nước mỗi ngày) và ăn nhiều chất xơ (20-35 gam/ngày) như rau xanh, một số loại trái cây như đu đủ, thanh long, xoài, mận, cam, chanh, quýt…
  • Mỗi sáng ngay sau khi ngủ dậy, cần uống một cốc nước lạnh (nước sôi nguội, nước khoáng, nước quả) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu lao động thể lực trong điều kiện nóng ẩm, những ngày mùa đông có độ ẩm thấp, phụ nữ đang cho con bú, người đang trong tình trạng sốt thì cần uống nước nhiều hơn.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, vận động nhẹ nhàng (ít nhất 30 phút/ngày).
  • Không ngồi, đứng quá lâu một chỗ.
  • Tạo thói quen đi đại tiện đều đặn hàng ngày.
  • Không nên quá lạm dụng thuốc nhuận tràng.
  • Không nên uống cafe vì loại thức uống này làm đi tiểu nhiều.
  • Mát-xa bụng: Cách phòng ngừa táo bón hiệu quả
  • Mát-xa vùng bụng giúp phòng ngừa táo bón

Mát-xa vùng bụng là một cách hiệu quả để giảm và phòng ngừa táo bón. Mát-xa vùng bụng cơ bản sẽ giúp thúc đẩy đường ruột hoạt động, tuy nhiên không nên mát-xa tùy tiện. Hướng mát-xa phải thuận theo hướng hoạt động của nhu động đường ruột, tức là theo hướng kim đồng hồ.

  • Bài 1: Ngồi lên giường, dùng hai bàn tay đặt lên cùng một phía bên bụng, kéo từ xương sườn cuối cùng phần háng, lặp lại 30-50 lần.
  • Bài 2: Mát-xa xung quanh rốn: Ngồi lên giường, tay phải đặt chồng lên tay trái, lòng bàn tay trái đặt lên bụng cạnh rốn và mát-xa xung quanh vùng rốn theo hình tròn khoảng 30-50 lần.
  • Bài 3: Nắm cơ bụng: Ngồi trên giường, dùng ngón tay cái và 4 ngón còn lại vừa nắm vừa cặp lấy các cơ thịt ở bụng, khoảng 30-50 lần bằng cả hai tay.
  • Bài 4: Mát-xa phần bụng dưới: Dùng bàn tay phải đặt lên bàn tay trái, lòng bàn tay thực hiện thao tác di chuyển hai bàn tay xung quanh theo hình tròn khoảng 30-50 vòng. Động tác này có thể làm cho da bụng nóng lên.

(Nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 18-09-2018

    U nguyên bào thần kinh đệm đa dạng (còn được gọi là u nguyên bào thần kinh đệm, GBM) là khối u thần kinh đệm phát triển nhanh, được hình thành từ tế bào thần kinh đệm hình sao (tế bào hình sao (astrocytes) hay tế bào ít nhánh (oligodendrocytes)).

  • 28-05-2018
    Ống hậu môn được mô tả là đoạn dài khoảng 2,5-3cm tính từ bờ hậu môn đến đường hậu môn trực tràng (đường lược). Nhưng về lâm sàng, người ta xác định ống hậu môn phẫu thuật lên cao hơn đường lược, bao gồm phần ống chứa các cột hậu môn. Về phương diện
  • 28-05-2018
    Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh gây ra do hệ miễn dịch, làm viêm mô liên kết và có thể tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi có vấn đề với hệ miễn dịch làm cho nó tự tấn công cơ thể. Bệnh ảnh hưởng đến khớp, da, phổi, tim, mạch máu,
  • 28-05-2018
    Trĩ nội là do các tĩnh mạch bên trong trực tràng phình lên. Trĩ nội thường không gây đau nhưng chúng có thể chảy máu.
  • 28-05-2018
    Bệnh run vô căn (hay còn gọi là bệnh run chân tay hoặc run không rõ nguyên nhân) là sự co cơ theo nhịp không có chủ ý. Run vô căn có thể ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận của cơ thể, nhưng thường xuất hiện nhất là ở bàn tay, đặc biệt là khi bạn đang
  • 17-10-2018

    Viêm phổi do virus có thể lây truyền qua đường hô hấp. Trẻ em bị nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với bạn bè hay từ người lớn mắc bệnh. Trẻ càng nhỏ thì diễn biến bệnh càng nhanh và nặng. Bệnh thường gây tổn thương cấp tính, lan tỏa hai bên phổi, gây suy