Tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn là tuyến sinh dục nam có chức năng sinh tinh (trùng) và hormone giới tính. Cả hai tinh hoàn thường nằm trong bìu, cạnh gốc dương vật. Ở hầu hết các bé trai, tinh hoàn ban đầu phát triển ở bụng sau đó di chuyển xuống bìu trước hoặc sau khi sinh

Tinh hoàn ẩn là gì?

Tinh hoàn là tuyến sinh dục nam có chức năng sinh tinh (trùng) và hormone giới tính. Cả hai tinh hoàn thường nằm trong bìu, cạnh gốc dương vật. Ở hầu hết các bé trai, tinh hoàn ban đầu phát triển ở bụng sau đó di chuyển xuống bìu trước hoặc sau khi sinh ra.

Tinh hoàn ẩn (cryptorchidism) là tình trạng mà lúc sinh ra một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu nhưng nằm ở bụng hoặc chỉ xuống bìu một phần.

Trong nhiều trường hợp, tinh hoàn sẽ tự động di chuyển xuống bìu trước khi trẻ được ba tháng tuổi. Nếu tinh hoàn không nằm trong bìu cho đến khi sáu tháng tuổi, rất khó để tinh hoàn tự động đi xuống và cần được điều trị.

Tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn. Hình (1) Tinh hoàn ẩn, (2) Vị trí bình thường của tinh hoàn, (3) Dương vật, (4) Bìu bẹn

Tỉ lệ mắc bệnh tinh hoàn ẩn

Khoảng 5% các trẻ sinh ra bị tinh hoàn ẩn. Tỉ lệ này giảm xuống còn 2% hoặc 3% đến khi 6 tháng tuổi vì tinh hoàn đã tự xuống được bìu trong khoảng thời gian này. Tinh hoàn ẩn thường gặp ở những trẻ sinh thiếu tháng vì tinh hoàn sẽ không di chuyển xuống bìu cho tới tháng thứ 8 của thai kì.

Ở một số nước, tỉ lệ các bé trai tinh hoàn ẩn đang gia tăng mà không rõ nguyên nhân. Khi trẻ được sinh ra với tinh hoàn nằm trong bìu, nhưng trong một số trường hợp tinh hoàn vẫn có thể di chuyển ra khỏi bìu đi ngược vào bụng. Tình trạng này được gọi là tinh hoàn ẩn mắc phải, và có thể xảy ra giai đoạn trẻ từ 1 - 10 tuổi.

Nguyên nhân được cho là ống dẫn tinh (gắn tinh hoàn với cơ thể) không phát triển kịp so với những bộ phận khác trên cơ thể. Ống này sẽ từ từ kéo tinh hoàn ra khỏi bìu vào trong bụng.

Có khoảng 5% trường hợp hoàn toàn không có tinh hoàn. Nguyên nhân được cho là do máu không được cung cấp đầy đủ khiến tinh hoàn bị “chết” trong thời kỳ mang thai. Không có tinh hoàn cũng có thể liên quan đến những dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, ví dụ như sự bất thường ở hệ thống mạch máu nối với ống dẫn tinh.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của tinh hoàn ẩn 

Tinh hoàn ẩn có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn và thường được phát hiện ở những trẻ bị rối loạn nội tiết. Dị tật bẩm sinh lúc sinh hoặc bất thường về di truyền, ví dụ hội chứng Klinefelter cũng có thể khiến tinh hoàn không xuống.
Những trẻ bị tật nứt đốt sống và hội chứng Down cũng có nguy cơ rất cao gặp phải tình trạng trên.
Nhiều trẻ được sinh ra với tinh hoàn ẩn nhưng lại không xác định được nguyên nhân.

Chẩn đoán tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn được chẩn đoán thông qua khám lâm sàng bởi bác sĩ có chuyên môn. Trong một số trường hợp, tinh hoàn ẩn có thể cảm nhận được ở phần bụng dưới. Không nên thăm khám trong điều kiện nhiệt độ thấp vì có thể xảy ra tình trạng co kéo tinh hoàn lên trên.

Điều trị tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn có thể được điều trị bằng hai cách:

  • Phẫu thuật
  • Tiêm hormone

Phương pháp thường gặp và được ưa chuộng nhất là phẫu thuật. Phẫu thuật sẽ xác định tinh hoàn ở trong bụng hay ở cao hơn bìu rồi đưa nó trở lại vào bìu.

Trong một số trường hợp, tiêm hormone có thể giúp tinh hoàn di chuyển xuống bìu. Hormone tiêm vào có tên là hCG sẽ giúp tinh hoàn sản xuất ra hormone nam. Một lượng hormone nam lớn hơn có thể đưa tinh hoàn xuống, nhưng nếu không xuống được thì cần phải phẫu thuật. Tiêm hormone sẽ hiệu nhất khi tinh hoàn đã gần xuống tới bìu.

Khi nào nên tiến hành phẫu thuật tinh hoàn ẩn ?

Bởi vì tinh hoàn không xuống lúc sinh ra sẽ di chuyển xuống bìu trong khoảng 6 tháng đầu, tốt nhất nên đợi cho đến giai đoạn này để đưa ra quyết định có phẫu thuật hay không. Nếu lúc 6 tháng tuổi tinh hoàn vẫn không sờ thấy được hoặc nằm quá cao, khó có khả năng nó sẽ tự động xuống mà không cần điều trị.
Thường thì tinh hoàn đã bị tổn thương quá nặng để có thể tự xuống. Chúng có thể bị xoắn trong thời kỳ mẹ mang thai hoặc không được cung cấp máu dẫn đến tổn thương không thể phục hồi và hình thành nên mô sẹo và không thể hoạt động. Tinh hoàn sẽ được cắt bỏ nếu điều này xảy ra.

Quá trình phẫu thuật tinh hoàn ẩn diễn ra như thế nào?

Đứa bé được gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ rạch một đường ở bẹn để tiếp cận được với tinh hoàn nằm ở ống bẹn (đường đi của tinh hoàn xuống bìu). Tinh hoàn sẽ được lấy ra khỏi bẹn và ống dẫn tinh nối tinh hoàn với cơ thể sẽ được gỡ xoắn và kéo dãn theo chiều dài hết mức có thể. Những mô gây cản trở có thể sẽ phải cắt đi.
Bìu sẽ được rạch một đường và tinh hoàn được đưa xuống bìu. Đường rạch sẽ được khâu lại khi tinh hoàn đã vào đúng vị trí để đảm bảo rằng nó không bị kéo ra ngoài trở lại. Tất cả đường rạch sẽ khép lại và hầu hết các trường hợp các bé sẽ ra về trong ngày.

Có biến chứng gì khi phẫu thuật tinh hoàn ẩn không?

Thường sẽ có một số ít trường hợp bị biến chứng khi thực hiện phẫu thuật. Nhiễm trùng hoặc chảy máu vết thương. Mạch máu tinh hoàn hoặc ống dẫn tinh có thể bị tổn thương vì những cấu trúc này khá mong manh.
Trong một số trường hợp hiếm, tinh hoàn chưa về được bìu sau lần phẫu thuật đầu tiên và cần thực hiện lại vào năm sau.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được thăm khám định kì.

Một số câu hỏi khác

Điều gì xảy ra khi một người đàn ông trưởng thành phát hiện mình có tinh hoàn ẩn?

Việc đưa tinh hoàn trở về bìu ở giai đoạn này sẽ không cải thiện được khả năng sinh sản.
Ở nam giới trưởng thành, tinh hoàn ẩn thường được cắt bỏ. Và nếu đã qua tuổi 40 thì không cần can thiệp gì cả.

Có thể ngăn ngừa được tình trạng tinh hoàn ẩn?

Các bác sĩ vẫn chưa tìm ra cách phòng ngừa tình trạng này.

Tại sao các bé trai cần được biết nếu chúng bị tinh hoàn ẩn lúc sinh?

Tuy tinh hoàn ẩn thường được điều chỉnh trong năm đầu đời, bé trai có nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề về khả năng sinh sản sau này. Vấn đề về khả năng sinh sản và nguy cơ ung thư tinh hoàn cần được lưu ý khi chúng lớn lên.
Những người đàn ông sinh ra với tình trạng tinh hoàn ẩn cần được khuyến cáo nên tự khám tinh hoàn thường xuyên (TSE), đặc biệt là những khối u hoặc viêm có thể là dấu hiệu của ung thư tinh hoàn.

Biên dịch - Hiệu đính:

Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Pemphigus là một thuật ngữ Latinh để chỉ chung các bệnh da mà triệu chứng chính là bọng nước. Các nghiên cứu cho phép khẳng định nhóm bệnh Pemphigus là bệnh da bọng nước tự miễn. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới. Tỷ lệ này thay đổi từ 0,5-4/100.000
  • 28-05-2018
    Ở lồng ngực đường kính của tim thường phải nhỏ hơn một nửa đường kính hay bề ngang của lồng ngực. Nếu lớn hơn thì tim được coi là tim to. Kích thước này có thể xác định bằng máy siêu âm hay quang tuyến. Bác sĩ cũng có thể cho làm tâm điện đồ để biết
  • 28-05-2018
    Bệnh buerger (hay còn được gọi là viêm thuyên tắc mạch máu) xảy ra khi các mạch máu có kích thước vừa và nhỏ ở cánh tay hoặc chân bị nhiễm trùng và sưng lên, gây tắc mạch máu và đôi khi để lại sẹo. Sau một thời gian, các mô cơ quan không có được oxy
  • 28-05-2018
    Viêm thanh quản là tình trạng viêm phù nề, xung huyết hoặc thoái hóa niêm mạc của thanh quản, nhất là dây thanh. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, có thể có những biến chứng cần can thiệp ngoại khoa như hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh...
  • 04-10-2018

    Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Bệnh phổ biến nhất ở độ tuổi biết đi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi. Một triệu chứng khác là ho khàn tiếng, thường nặng