Lao xương

Bệnh lao xương giống viêm xương là hay gây tổn thương ở người trẻ; nhưng khác với viêm xương, tổn thương của lao thường bắt đầu ở xương xốp sau đó lan ra xung quanh. Vị trí thường gặp lao đốt sống 60%, lao khớp háng 15-20%, lao khớp gối 10-15% sau mới

Lao xương là bệnh gì?

Bệnh lao xương giống viêm xương là hay gây tổn thương ở người trẻ; nhưng khác với viêm xương, tổn thương của lao thường bắt đầu ở xương xốp sau đó lan ra xung quanh.

(Ảnh minh họa)

Vị trí thường gặp lao đốt sống 60%, lao khớp háng 15 - 20%, lao khớp gối 10 - 15% sau mới đến các khớp khác. Vị trí xương cứng thường thấy là lao đốt ngón bàn tay, bàn chân. 

Theo Ledoux - Lebard không có hình ảnh lao ở chỗ gãy xương nhờ sự bồi đắp cơ thể làm cản trở sự tiến triển của lao.
Thương tổn đầu tiên của lao thường rất nhỏ và lớn dần, tuy đã có dấu hiệu lâm sàng nhưng chưa thay đổi trên X-quang trong giai đoạn đầu (thường thấy rõ sau hàng tháng hoặc hàng năm). Khác viêm xương tủy là lao xương có quá trình kích thích tạo xương mới, lao xương chỉ có phá hủy gây tiêu xương và xương chết.

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh lao xương

Giai đoạn khởi đầu

Chưa có triệu chứng lâm sàng điển hình. Ảnh hưởng toàn trạng ăn ít, gầy sút, mất ngủ; cơ thể mỏi hoặc đau ở khớp hoặc đau mơ hồ ở vị trí xa hơn không điển hình.

Triệu chứng tại chỗ:

  • Ấn vào khớp đau.
  • Vận động khớp đau.
  • Bao khớp dày lên khi sờ thấy.
  • Teo cơ quanh khớp.
  • Hạch tương ứng vùng lao tròn, di động không đau.

Chụp X-quang xương có thể thấy:

  • Hình ảnh loãng xương.
  • Mặt khớp mờ hoặc nham nhở.
  • Hẹp khe khớp

Chẩn đoán lâm sàng khác:

  • IDR, BK đờm, X-quang phổi + UIV, xét nghiệm nước tiểu.
  • Chọc khớp để cấy dịch và soi trực tiếp.
  • Sinh thiết bao khớp.

Giai đoạn toàn phát (giai đoạn phá hủy)

Có đầy đủ các triệu chứng điển hình như: 

  • Khớp sưng to, nhợt nhạt, cơ quanh khớp teo mạnh. Ví dụ: dấu đùi cừu (Gigot de mouton) trong lao khớp háng, khớp hình thoi trong lao khớp gối.
  • Hạn chế vận động khớp, rất đau khi ấn và vận động.
  • Hạch rõ, dính, đau khi ấn.
  • Có áp -xe lạnh lan đi xa.
  • X-quang: loãng xương, khe khớp hẹp, bờ khớp nham nhở hoặc khuyết, xương tù, không có phản ứng tạo xương. Khi bị rò, hình ảnh lao khó phân biệt với viêm xương.
  • Có thể trật khớp háng, biến dạng xương, gãy xương bệnh lý.

Giai đoạn ổn định

  • Các triệu chứng giảm bớt.
  • Ăn ngủ được, lên cân.
  • Đỡ đau tại chỗ, nếu đã có di chứng biến dạng để lại thì không thể hết (ví dụ liệt, rò...).
  • X-quang: bè xương rõ ra, hết loãng xương, có tái tạo xương không thể phục hồi lại mặt khớp cũng như các biến chứng dính cứng khớp.

Do vậy, cần chẩn đoán sớm ở giai đoạn đầu thì điều trị lao mới hi vọng phục hồi. Tiến triển lao thường gây rò và bội nhiễm, có nhiều trường hợp bệnh đã khỏi về lâm sàng và X-quang nhưng sau lại tái phát do mủ bã đậu còn chứa vi khuẩn lao. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, hãy đi khám hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn cách chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh lao xương

Lao xương khớp thường xuất hiện sau lao sơ nhiễm 2 - 3 năm (giai đoạn 2 theo Ranke), hay thấy sau lao các màng và trước lao các nội tạng.
Vi khuẩn lao có thể lan từ phức hợp sơ nhiễm tới bất kỳ xương hoặc khớp nào trong cơ thể.
Thông thường vi khuẩn lao tới khớp chủ yếu theo đường máu, ít trường hợp vi khuẩn theo đường bạch huyết, có thể theo đường tiếp cận như lao khớp háng do lan từ ổ áp xe lạnh của cơ thắt lưng.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh lao xương

Yếu tố nhiễm bệnh từ mối quan hệ với người bệnh, nhất là lao phổi. Có tỷ lệ nhỏ nhiễm phải mầm bệnh từ sữa của bò mắc bệnh lao. Nhưng phần lớn lao xương khớp là biến chứng của lao phổi, lao hạch, lao thận, bàng quang… Vi khuẩn từ vị trí tổn thương, theo máu di chuyển đến các khớp xương còn là hậu quả của bệnh lao hạch cổ, còn gọi là bệnh tràng hạt.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh lao xương:

  • Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng lao bằng vaccin BCG.
  • Có tiếp xúc với nguồn lây đặc biệt là nguồn lây chính, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên liên tục.
  • Đã và đang điều trị lao sơ nhiễm, lao phổi hay một lao ngoài phổi khác.
  • Có thể mắc một số bệnh có tính chất toàn thân như: đái tháo đường, loét dạ dày - tá tràng, cắt 2/3 dạ dày.
  • Có thể suy giảm miễn dịch, còi xương, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS, suy kiệt nặng.

Điều trị bệnh lao xương

Điều trị toàn thân bệnh lao xương

  • Nâng cao thể trạng.
  • Thuốc kháng lao: cần dùng liên tục và đủ thời gian và phối hợp nhiều loại thuốc.

Thường dùng:

  • INH 5mg/kg/ngày với người lớn; 10mg/kg/ngày với trẻ em.
  • Rifamycin 10mg/kg/ngày với người lớn; 15mg/kg/ngày với trẻ em.
  • Ethambutol 15mg/kg/ngày.

Uống 1 lần buổi sáng trước khi ăn 30 phút, dùng trong 18 tháng. Kiểm tra chức năng gan, thần kinh mắt để đề phòng các biến chứng do thuốc.
Có thể dùng P.A.S, Streptomycin.

Điều trị tại chỗ

Bất động vùng lao là biện pháp căn bản để tránh kích thích cơ học và giúp cơ thể chống nhiễm trùng thuận lợi. Đối với các trường hợp xương đã bị phá hủy cần bất động dài hơn đủ để dính khớp.

Song song điều trị nội khoa, cần mổ lấy bỏ ổ lao vì không thể chắc không bị tái phát, đồng thời phá hàng rào bao bọc giúp thuốc kháng lao có tác dụng, cần phẫu thuật sau 3 - 4 tuần điều trị nội khoa.

Có thể rạch tháo dẫn lưu áp-xe lạnh khi đã dùng thuốc điều trị nội khoa. Khi có biến chứng như liệt, vẹo... cần phẫu thuật.

Phòng ngừa bệnh lao xương

  • Tuyên truyền chống Lao trong cộng đồng.
  • Điều trị sớm các ổ nhiễm trùng ngoài da.
  • Phát hiện sớm các triệu chứng của viêm xương.
  • Dự phòng cho các yếu tố như tránh các nguồn lây nhiễm.

Theo Sức khỏe & Đời sống

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Dị dạng mạch máu dạng hang là tổ chức bất thường của mạch máu não nhỏ, thành mạch máu mỏng chứa đầy máu. Những dị dạng mạch máu dạng hang cũng có thể xảy ra trong tủy sống, màng cứng, hoặc các dây thần kinh sọ. Dị dạng mạch máu dạng hang có kích thước
  • 28-05-2018
    Tần suất hiếm muộn nguyên nhân do vợ và chồng là tương đương nhau. Theo số liệu thống kê, nguyên nhân do vợ chiếm 30-40%, do chồng chiếm 30%, do cả vợ và chồng chiếm 15-30% và có khoảng 10% hiếm muộn không rõ nguyên nhân. Hiếm muộn chi ra làm hai loại
  • 28-05-2018
    Bệnh giả gút thường xảy ra ở người lớn tuổi và phổ biến nhất là ảnh hưởng đến đầu gối. Các khớp khác cũng có thể bị ảnh hưởng, bao gồm mắt cá chân, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và vai.. Những đợt đau có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Còn được
  • 28-05-2018
    Khi sỏi mật hiện diện trong túi mật, người ta gọi đó là bệnh sỏi túi mật. Nếu sỏi mật hiện diện trong đường mật, người ta gọi đó là bệnh sỏi đường mật. Sỏi mật làm dịch mật tắc nghẽn trong đường mật, có thể gây nhiễm trùng đường mật, tụy hay gan trầm
  • 28-05-2018
    Loét giác mạc xuất hiện khi toàn bộ các lớp tế bào giác mạc bị tổn thương và có hiện tượng tiếp xúc giữa các hốc bên trong mắt với môi trường khí bên ngoài. Loét giác mạc có thể xuất hiện ở trạng thái vô trùng (không có triệu chứng nhiễm khuẩn) hoặc
  • 28-05-2018
    Hoại tử vô mạch là một căn bệnh về xương, xảy ra do mất tạm thời hoặc vĩnh viễn nguồn cung cấp máu tới xương. Nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào xương sẽ bắt đầu chết đi khiến cho xương trở nên dễ gãy. Nếu hoại tử vô mạch ở gần khớp, bề mặt khớp