Loét giác mạc

Loét giác mạc xuất hiện khi toàn bộ các lớp tế bào giác mạc bị tổn thương và có hiện tượng tiếp xúc giữa các hốc bên trong mắt với môi trường khí bên ngoài. Loét giác mạc có thể xuất hiện ở trạng thái vô trùng (không có triệu chứng nhiễm khuẩn) hoặc

Giới thiệu chung về loét giác mạc

Loét giác mạc xuất hiện khi toàn bộ các lớp tế bào giác mạc bị tổn thương và có hiện tượng tiếp xúc giữa các hốc bên trong mắt với môi trường khí bên ngoài.
Loét giác mạc có thể xuất hiện ở trạng thái vô trùng (không có triệu chứng nhiễm khuẩn) hoặc ở trạng thái bị nhiễm trùng. Xung quanh vết loét thực tế là luôn có những chỗ bị thâm nhiễm, mờ đục cục bộ gây ra sự tích tụ các tế bào viêm nhiễm và chất dịch kính.
Việc vết loét có thuộc loại nhiễm trùng hay không là rất quan trọng đối với Bác sĩ điều trị, vì điều này quyết định đến phương pháp điều trị.
Các vết loét bị nhiễm trùng thường làm cho bệnh nhân có cảm giác đau nhức mắt và có đặc điểm là xuất hiện một lỗ ở biểu mô của giác mạc làm ảnh hưởng cả đến khu tiền phòng mắt.
Các dạng vi khuẩn gây viêm nhiễm dễ được xác định như: trực khuẩn gây mủ xanh - là loại vị khuẩn tàn phá mạnh, có thể gây ra những tổn thương hết sức trầm trọng, thậm chí dẫn đến mù lòa nếu không được chữa trị kịp thời.
Các vết loét và vùng thâm nhiễm không bị nhiễm trùng thực tế là chúng không gây ra cho người bệnh cảm giác đau nhức mắt. Chúng thường khu trú ở vung xung quanh giác mạc.

Triệu chứng viêm loét giác mạc

Triệu chứng viêm loét giác mạc

Mắt bị bệnh viêm loét giác mạc thường đau nhức nhiều, sưng nề khó mở mắt, sợ ánh sáng và chảy nước mắt nhiều. Nếu bệnh cấp tính do trực khuẩn mủ xanh có thể gây loét thủng giác mạc rất nhanh. Bệnh nhân thường nhìn mờ rất nhiều có khi chỉ còn phân biệt được cảm giác sáng tối. Khi khám bệnh trên máy sinh hiển vi sẽ thấy ổ viêm loét trên giác mạc với các mức độ khác nhau.

Nguyên nhân gây loét giác mạc

Nguyên nhân gây loét giác mạc

  • Chấn thương: trong nông nghiệp hạt thóc, lá lúa, bùn đất bắn vào mắt thường nhiễm loại trực khuẩn mủ xanh gây viêm loét giác mạc rất nặng. Trong công nghiệp như bụi đá, kim khí... hoặc trong sinh hoạt như trẻ em đùa nghịch vật nhọn chọc vào mắt...
  • Do biến chứng của lông quặm gây ra do bệnh mắt hột. Đây là một biến chứng rất hay gặp.
  • Do tình trạng viêm nhiễm kéo dài của mắt: viêm loét bờ mi, viêm mủ lệ đạo...
  • Do giảm nuôi dưỡng giác mạc: như khô mắt, mất cảm giác giác mạc do liệt dây thần kinh, suy giảm miễn dịch, tra thuốc có hoạt chất corticoid kéo dài...

Các biến chứng của bệnh loét giác mạc

Các biến chứng của bệnh loét giác mạc

Đây là một bệnh nặng nên cần phải được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực tại các tuyến chuyên khoa để làm giảm các biến chứng nặng của bệnh như thủng giác mạc, viêm mủ nhãn cầu, kẹt dính mống mắt, sẹo dày trên giác mạc.

Phương pháp chẩn đoán loét giác mạc

Phương pháp chẩn đoán loét giác mạc

Bệnh loét giác mạc được phát hiện khi khám, kiểm tra mắt nhờ thiết bị chuyên dụng (kính hiển vi) dùng để soi khám mắt. Có thể sử dụng loại thuốc nhỏ mắt đặc hiệu có màu để có thể quan sát rõ khuyết tật ở giác mạc.
Trong điều kiện được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị chuyên dùng Bác sĩ nhãn khoa có thể chỉ định phương pháp nuôi cấy vi trùng trong môi trường nuôi cấy để xác định chính xác khả năng gây bệnh ở loại vi khuẩn gây nên căn bệnh loét giác mạc hoặc gây ra các biến chứng trong quá trình viêm loét. Sau khi nhỏ thuốc gây tê vùng giác mạc nằm kề bên vết loét, một lượng nhỏ tế bào giác mạc đa được cạo ra một cách hết sức thận trọng, sau đó được đưa sang môi trường nuôi cấy. Ở đây cần khẳng định rõ các kết quả nuôi cấy vi khuẩn thu được sau một thời gian khá lâu (thường là sau 1 tuần) nên Bác sĩ đã đưa ra phương pháp điều trị bằng thuốc, như ta thường nói, theo kinh nghiệm dựa trên cơ sở (giả thiết) có tính sáng tạo đã có một nhóm vi khuẩn nào đó gây ra quá trình diễn biến của bệnh lý trên.

Phương pháp điều trị loét giác mạc

Phương pháp điều trị loét giác mạc

Việc điều trị bệnh loét giác mạc nói trên phụ thuộc vào dạng loét. Loét không bị nhiễm trùng hay loét bị nhiễm trùng (nhiễm khuẩn), các vết loét bị nhiễm trùng đòi hỏi phải có cách điều trị quyết liệt: một số trường hợp được tiến hành nhỏ thuốc kháng sinh vào mắt cứ sau 15 phút, các loại thuốc có chứa steroct không được chỉ định dùng trong trường hợp viêm loét do nhiễm trùng.
Trong thực tiễn điều trị nhãn khoa ở Nga, thường thì căn bệnh viêm loét giác mạc được chỉ định điều trị theo phương thức nội trú, bởi vì việc chỉ định điều trị kiểu này không chỉ thực hiện tra thuốc nhỏ và tra thuốc mỡ vào mắt, mà còn tiến hành tiêm (tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch bên trong mắt). Các vết loét dạng không bị nhiễm trùng thường được chỉ định điều trị bằng phương pháp tra, nhỏ mắt bằng dung dịch có chứa hoặc không chứa Steroit kết hợp với việc dùng kháng sinh nhỏ mắt.

Phương pháp phòng ngừa loét giác mạc

Phương pháp phòng ngừa loét giác mạc

Để phòng ngừa bệnh viêm loét giác mạc, cần phòng tránh các nguyên nhân gây sang chấn vào giác mạc, không day dụi mắt khi có dị vật vào mắt, nếu lấy được ra rồi thì phải được theo dõi, dùng thuốc kháng sinh tra mắt, tuyệt đối không dùng các thuốc tra mắt có chứa corticoid như dexacol, Ticoldex...khi chưa có chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa. Khi có các triệu chứng đỏ mắt, cộm xốn trong mắt cần đi khám để phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Tiền sản giật được định nghĩa là tình trạng huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu sau tuần thai thứ 20 ở phụ nữ có huyết áp bình thường trước đó. Sự tăng huyết áp nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu không điều trị, tiền sản giật

  • 28-05-2018
    Tinh dịch loãng là một hỗn hợp dịch giữa tinh trùng và dịch của nhiều tuyến sinh dục tiết ra như: dịch của mào tinh hoàn, túi tinh, tuyến tiền liệt có sự bất thường về một trong những thành phần của nó. Khi ấy, cậu nhỏ hoặc không có tinh trùng hoặc có
  • 28-05-2018
    Hội chứng chèn ép khoang là tình trạng cơ bắp bên trong sưng lên làm áp lực tăng trong khoang (một không gian kín bất kỳ của cơ thể như bó cơ hoặc khoang xương…). Áp lực tăng quá cao có thể làm vỡ mạch máu, điều này khiến việc vận chuyển oxy đến các
  • 28-05-2018
    Viêm da mụn giộp hay còn gọi là viêm da herpes. Đây là hiện tượng rối loạn cấu trúc tế bào da, gây xuất hiện những nốt giộp (mụn nước) và mẩn đỏ (nốt sần). Bệnh có thể kéo dài trong vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm.
  • 17-10-2018

    Viêm gân cơ quay khớp vai là viêm các gân tại chóp xoay vai. Vai có phạm vi di chuyển lớn hơn tất cả các khớp khác và cũng thường bị chấn thương hơn. Cơ delta lớn và khỏe cung cấp nhiều lực cho các cử động của vai nhất. Bên dưới cơ này là bốn cơ quay

  • 05-09-2018

    Hầu hết các trường hợp sưng hạch bạch huyết ở trẻ nhỏ không quá nghiêm trọng, chúng sẽ trở lại kích thước như cũ sau khi nguyên nhân gây sưng đã hết.