Viêm túi mật cấp

Túi mật nằm dưới gan và giúp bạn tiêu hóa chất béo. Viêm túi mật có thể trở nên rất nghiêm trọng và trong hầu hết các trường hợp đòi hỏi điều trị ngay lập tức. Bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể nếu bạn nghĩ mình bị viêm túi mật cấp.

có thể trở thành mạn tính nếu tồn tại kéo dài hoặc nếu bạn có các triệu chứng viêm tái phát.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Sỏi túi mật là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm túi mật cấp. Mật có thể ứ đọng lại trong túi mật nếu sỏi gây tắc nghẽn bài tiết mật và gây ra tình trạng viêm.

Viêm túi mật cấp cũng có thể gây ra bởi bệnh lí nặng hoặc khối u. Tuy nhiên, những nguyên nhân này hiếm gặp.

Bệnh có thể trở thành viêm túi mật mạn tính khi các đợt viêm túi mật lặp lại hoặc kéo dài.

Phụ nữ thường bị sỏi túi mật hơn nam giới. Vì vậy, phụ nữ cũng có nguy cơ bị viêm túi mật cấp cao hơn.

Nguy cơ tăng lên theo tuổi ở cả hai giới nhưng nguyên nhân chưa rõ ràng.

Viêm túi mật cấp

Triệu chứng

Dấu hiệu thường gặp nhất của viêm túi mật cấp là đau bụng ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải kéo dài một vài giờ. Bạn cũng có thể bị đau lan lên vai hoặc ra sau lưng.

Đau do viêm túi mật cấp có thể cảm giác như dao đâm hoặc âm ỉ, thường đau rất dữ dội.

Những triệu chứng khác bao gồm:

  • Phân màu đất sét
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Da vàng, củng mạc mắt vàng
  • Đau thường xuất hiện sau bữa ăn
  • Rét run
  • Chướng bụng

Chẩn đoán

Những triệu chứng của viêm túi mật cấp có thể giống với nhiều bệnh khác. Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh cũng như các triệu chứng của bạn và khám bụng. Họ cũng có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác như:

  • Siêu âm ổ bụng (là chẩn đoán hình ảnh, thường được sử dụng nhất để chẩn đoán viêm túi mật)
    Viêm túi mật cấp
  • Xạ hình gan mật
  • Chụp đường mật
  • Chụp cắt lớp vi tính

Bác sĩ có thể cần làm thêm nhiều xét nghiệm hơn nếu bạn đã được chẩn đoán viêm túi mật cấp, bao gồm các xét nghiệm chức năng gan và công thức máu.

Điều trị

Đau bụng dữ dội có thể cần điều trị ngay lập tức. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn đau bụng nhiều và không giải thích được.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhập viện để theo dõi. Bạn có thể được truyền dịch để tránh mất nước. Bác sĩ sẽ thường kê cho bạn thuốc giảm đau và kháng sinh để giúp bạn giảm đau bụng và chống nhiễm trùng.

Bạn có thể được chỉ định cắt túi mật nếu viêm túi mật tái phát liên tục.

Bạn vẫn có thể tiêu hóa thức ăn bình thường mà không có túi mật. Khi đó, mật sẽ chảy trực tiếp từ gan xuống tá tràng.

Phòng bệnh

Bạn có thể giảm nguy cơ viêm túi mật cấp hoặc mạn tính bằng cách giảm cân và thực hiện một chế độ ăn lành mạnh. Cholesterol đóng một vai trò trong thành phần của sỏi mật. Vì vậy, bạn nên tránh những đồ ăn có nhiều chất béo và cholesterol.

Thừa cân làm tăng lượng cholesterol trong mật của bạn, khiến bạn tăng nguy cơ bị sỏi mật. Nếu bạn lựa chọn giảm cân để giảm nguy cơ bị sỏi mật thì cách tốt nhất là nên giảm cân từ từ. Giảm cân quá nhanh có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc sỏi mật.

Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn lo lắng về vấn đề cân nặng để có một kế hoạch giảm cân hiệu quả và an toàn.

- 28-05-2018 -