Ung thư vú khi mang thai

Phát hiện ung thư vú trong khi mang thai

Khi thai phụ mắc ung thư vú, việc chẩn đoán sẽ khó khăn và chậm trễ hơn rất nhiều so với phụ nữ không mang thai. Hạch bạch huyết có xu hướng đã lan rộng rất nhiều. Trong một chừng mực nào đó, đây là kết quả của việc thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Không những thế, việc mang thai còn chấm dứt chu kì kinh nguyệt, gia tăng lượng estrogen và progesterone.

Ung thư vú khi mang thai


Prolactin (một loại hormone điều khiển bầu ngực phát triển, chuẩn bị cho việc nuôi con) cũng sẽ gia tăng. Những hormone này đều khiến ngực bạn thay đổi, lớn hơn, sưng lên thành cục và căng tức. Điều này có thể gây khó khăn trong việc phát hiện bệnh ung thư vú.

Một lý do khác có thể gây khó khăn trong việc chẩn đoán chính là việc mang thai sẽ làm chậm các triệu chứng của ung thư vú cho đến khi bạn sinh con. Mang thai và ngực phát triển cho con bú đều khiến các mô ở vú trở nên dày đặc hơn, rất khó khăn để chụp nhũ ảnh phát hiện ung thư vú từ sớm. Hơn nữa, những biến đổi bất thường trong giai đoạn đầu do ung thư rất dễ gây nhầm lẫn với những dấu hiệu khi có thai. Vì vậy, chính điều này gây nên một trong những vấn đề trầm trọng nhất của bệnh ung thư khi mang thai.

Nếu bạn phát hiện ngực có các khối u hay bất kỳ thay đổi bất thường nào thì cần phải hết sức nghiêm túc đánh giá, đừng mặc kệ nó. Nếu bác sĩ không cho thực hiện các phép kiểm tra ngực (ví dụ như chụp nhũ ảnh) thì bạn hãy yêu cầu dùng các phương pháp trực quan khác như chụp MRI. Mọi biến đổi bất thường ở ngực đều phải được kiểm tra kỹ càng hoặc để chắc chắn hơn bạn có thể xét nghiệm sinh thiết trước khi quyết định có con.

Chụp nhũ ảnh có thể phát hiện hầu hết mọi dạng ung thư vú ngay cả ở phụ nữ đang có thai mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Số lượng tia phóng xạ cần thiết cho việc chụp nhũ ảnh là rất nhỏ và chỉ tập trung duy nhất vào vùng ngực, không hề tác động đến bất kì phần nào còn lại của cơ thể. Để an toàn hơn, bạn có thể dùng một tấm chì lót lên phần bụng để ngăn tia phóng xạ ảnh hưởng đến con.

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu hãy tự kiểm tra ngực thường xuyên. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường ở ngực như: núm vú bị co rút, thụt vào bên trong, núm vú bị chảy dịch, có khối u trên ngực hoặc gần nách, da ở vùng ngực, quầng vú bị thay đổi màu sắc... hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Ung bướu để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị kịp thời.

Có nên tiếp tục mang thai không?

Có nên tiếp tục mang thai khi phát hiện mắc ung thư vú hay không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Chấm dứt thai kỳ không phải là lựa chọn nên làm khi biết bản thân bị ung thư vú. Thực tế vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh việc phá thai sẽ giúp bạn chiến đấu với bệnh ung thư vú tốt hơn. Rất nhiều phụ nữ vẫn tiếp tục mang thai và tiến hành điều trị ung thư vú cùng lúc. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ can đảm để quyết định giữ lại thai nhi. Việc chấm dứt thai kỳ là một quyết định mang tính cá nhân. . Vì vậy, bạn cần thảo luận thật cẩn thận với bác sĩ về vấn đề này. Họ sẽ dành cho bạn vài lời khuyên cần thiết.

Liệu khối ung thư vú có ảnh hưởng đến thai nhi?

Không có bất cứ một bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng mẹ bị ung thư vú trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bạn cũng không thể nào lây truyền khối u sang cho con và cũng không có bằng chứng nào cho thấy thai nhi sẽ mắc ung thư vú do di truyền từ mẹ.

Liệu ung thư vú có nguy hiểm hơn khi đang mang thai?

Chưa có bằng chứng thuyết phục nào chứng tỏ khối u trong lúc mang thai nguy hiểm hơn khối u ở ngươi không mang thai. Tuy vậy, việc để tìm ra khối ung thư ở tuyến vú sẽ rất khó khăn, dẫn đến sự chậm trễ trong chẩn đoán. Điều này đồng nghĩa với việc khi đã phát hiện ra khối ung thư thì đã bước vào giai đoạn muộn màng.

Những phương pháp chữa trị ung thư vú khi mang thai

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào mong muốn của bạn, loại bệnh ung thư vú và giai đoạn tam cá nguyệt. Nếu bạn gần đến thời gian sinh, bác sĩ sẽ tạm dừng liệu pháp điều trị. Nếu bạn đang cho con bú thì nên ngừng trước khi tiến hành tiếp nhận điều trị để phương pháp trị liệu không ảnh hưởng đến thai nhi.

Phẫu thuật

Phẫu thuật nhìn chung khá an toàn ở bất kỳ tam cá nguyệt nào trong quá trình mang thai. Thông thường, bạn có hai lựa chọn phẫu thuật để chữa trị ung thư: phẫu thuật cắt bỏ khối u ở vú và cắt bỏ tuyến vú.

Bạn nên thực hiện phẫu thuật phục hồi sau khi phẫu thuật ung thư vú nếu muốn có được phần ngực như bình thường. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tái tạo hình dáng ngực mới cho bạn.

Nếu mắc bệnh ung thư vú trong giai đoạn mang thai, bạn nên tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú. Nếu muốn tiến hành phẫu thuật phục hồi, bạn có thể thực hiện sau khi sinh con.

Hóa trị

Hóa trị sẽ bắt đầu ít nhất sau 14 tuần của thai kỳ và ngừng vào khoảng 3 – 4 tuần trước khi sinh con nhằm ngăn nhiễm khuẩn và chảy máu. Những nghiên cứu cho thấy nếu bạn tiến hành hóa trị trong giai đoạn này, đứa trẻ của bạn sẽ an toàn.

Xạ trị

Bạn không nên tiến hành xạ trị trong suốt thời gian mang thai vì chúng có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, bạn nên tiến hành sau khi sinh.

Liệu pháp sinh học và hormone

Bạn không nên thực hiện liệu pháp sinh học và hormone khi bạn đang có con vì chúng ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ. Bạn cũng không nên thực hiện liệu pháp hormone khi đang cho con bú.

Theo Hellobacsi

- 13-06-2018 -

Bài viết liên quan