Trẻ nhỏ có nguy cơ bỏng mắt do hóa chất

Những tai nạn liên quan đến chất hóa học bắn vào mắt được coi như một tai nạn hay rủi ro tại nơi làm việc.

Nhưng thực ra trẻ nhỏ mới là đối tượng có nguy cơ cao nhất gặp phải tổn thương liên quan đến các chất hóa học tiềm ẩn nguy cơ gây mù lòa này. Kết luận này được đưa ra bởi nghiên cứu được công bố trên tạp chí nhãn khoa JAMA Ophthalmology gần đây. Trẻ thường có tính tò mó thích khám phá, nên chúng có thể sẽ tự cầm các chất tẩy rửa có trong nhà lên và xịt chúng vào mặt, hoặc bóp ép chúng ra khỏi bao cho đến khi chúng phụt ra trước khi bố mẹ hay ai đó có thể ngăn chúng lại.

Các bậc phụ huynh đều biết rằng cần phải để những sản phẩm tẩy rửa ngoài tầm với của trẻ để chúng không thể lấy mà uống. Nhưng có nhiều người mất cảnh giác với những dung dịch hóa chất khác như dung dịch vệ sinh toilet hay nước sát khuẩn tay có cồn, họ không biết chúng cũng cần để ngoài tầm với của trẻ.

Trẻ nhỏ có nguy cơ bỏng mắt do hóa chất

Bỏng mắt do hóa chất gây ra bởi các sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất tẩy rửa thường được cho là một vấn đề lớn. Đó là lí do vì sao Cơ Quan Quản Lý An Toàn và Sức Khỏe Nghề Nghiệp Hoa Kỳ yêu cầu sử dụng kính bảo hộ và lá chắn mặt đối với công nhân trong ngành này.

Từ dữ liệu của khoảng 900 cơ sở cấp cứu trên toàn nước Mỹ, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng trẻ nhỏ từ 1 đến 2 tuổi là đối tượng có tỉ lệ bị nhập viện do hóa chất cao nhất. Trong 100.000 trẻ thì có 28 trẻ 1 tuổi và 23 trẻ 2 tuổi bị bỏng mắt do hóa chất, trong khi đối với độ tuổi 18 đến 64, con số này chỉ là 13.

Đây là tình trạng mà các bác sĩ nhãn khoa đều có thể nhận ra. Và nó đang là một nguyên nhân gây ra mù lòa nguy hiểm mà chúng ta cần nghiêm túc ngăn chặn những tình huống đáng tiếc này xảy ra.

Chúng ta đều biết những chất tẩy rửa trong nhà không phải là điều gì xa lạ với mỗi gia đình. Tuy nhiên chưa có một ai hay một nghiên cứu nào thức sự nói về bỏng mắt do hóa chất trong nhà trên qui mô rộng lớn hơn. Vì vậy chúng ta chưa thống kê được số lượng tương đối những ca mắc của trẻ em cũng như người lớn.

Bỏng mắt do hóa chất là một tình trang cấp cứu của cơ thể. Sau khi bị hóa chất tiếp xúc vào mắt, chúng ta cần rửa ngay bên mắt đó dưới vòi nước đang chảy hay rửa trong bồn rửa trong vòng 20 phút. Khi chất hóa học đã đi vào trong mắt chúng sẽ bắt đầu gây ra bỏng. Và càng để chúng tồn tại lâu thì tổn thương gây ra càng nặng. Bước sơ cứu ban đầu trong loại tổn thương này là vô cùng quan trọng, vì vậy chúng ta cần hết sức lưu ý.

Sau khi đã rửa xong, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để thực hiện các bước xử lí tiếp theo.

Trẻ nhỏ có nguy cơ bỏng mắt do hóa chất

Các bậc phụ huynh đều có những hiểu biết nhất định về những sản phẩm phổ biến có thể gây tổn thương cho mắt, và cũng đã để chúng xa tầm tay của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ chưa biết đầy đủ những nhóm sản phẩm khác cũng cần được cất giữ ngoài tầm với của trẻ.

Khi nhắc tới các hóa chất độc hại trong nhà, chúng ta thường nghĩ tới dung dịch tẩy và dung dịch vệ sinh bồn cầu, nhưng ngoài ra còn giấm, dung dịch tẩy sơn móng tay và thậm chí là dung dịch rửa tay có chứa cồn. Khi trẻ nhìn thấy những chất này, chúng sẽ tò mò và có thể sẽ phun một số lượng lớn chất ra ngoài và rất có thể sẽ bị bắn vào mắt khi không cẩn thận.

Những bao bì sản phẩm chất hóa học này có hình thức tương từ giống các gói kẹo trẻ thường ăn nên chúng sẽ thích mở ra hoặc ăn khi nhìn thấy.

Khi bị bắn vào mắt, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện khác nhau. Có khi sự phản ứng chỉ kéo dài trong vài ngày. Nhưng những trường hợp bỏng nặng có thể dẫn đến giảm thị lực hoặc thậm chí là mù.  Một bên mí mắt bị bỏng có thể teo lại, và sụp xuống không mở được lên nữa, để lộ phần mắt nó che phủ ra ngoài.

Giác mạc bình thường sẽ trong suốt, nhưng sau khi bị bỏng hóa chất, lớp ngoài cùng sẽ để lại sẹo sau khi chữa trị. Thật không may khi mà vết sẹo nay có thể khiến nạn nhân bị mù bên mắt đó. Nhưng trường hợp này thì ít khi xảy ra.

Kiềm là loại hóa chất có chứa trong chất tẩy rửa dụng cụ nhà bếp, chất thông tắc cống hay các sản phẩm có amoniac nói chung có hại hơn acid. Kiềm khi tiếp xúc với các mô cơ thể sẽ gây bỏng rất nặng và ăn sâu vào trong.

Hiện nay vẫn chưa có một khẳng định nào liệt kê những sản phẩm có khả năng gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt của cả trẻ em và người lớn. Nếu các chuyên gia biết được nguyên nhân và cơ chế tác động của các hóa chất lên mắt thì họ sẽ có thể tìm ra được phương thức chữa trị an toàn cho bệnh nhân.

Việc cần làm ngay đó là bảo quản các chất tẩy rửa trong gia đình lên cao như bạn vẫn giữ các loại thuốc, chứ không phải là ở gần bồn rửa ngang tầm mắt của trẻ. Một chiếc tủ khóa cũng là một lựa chọn an toàn để cất giữ những đồ vật này. Bạn cần chú ý đặc biệt đến những chai lọ chứa sản phẩm dưới dạng phun xịt như dung dịch tẩy rửa bồn cầu hay lọ chứa chất vệ sinh gia đình, hãy đảm bảo là chúng được vặn chặt ở dạng khóa khi không sử dụng.

- 28-05-2018 -