Thay đổi áp suất ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Hãy nhớ lại hồi xưa, mỗi khi sắp có bão bà bạn lại bảo “đau nhức khắp mình mấy”. Bạn sẽ thầm nghĩ thật là buồn cười, sao lại có chuyện hoang đường ấy.

Nhưng sự thật là sự thay đổi áp suất tạo thành khi sắp có bão lại có tác động sâu sắc đến cơ thể con người, đặc biệt là những người nhạy cảm như bà của bạn. Mặc dù chuyện này có thể là nguyên nhân của tất cả sự thay đổi như thay đổi huyết áp cho đến những cơn đau khớp tăng lên nhưng người ta không thể biết chính xác sự thay đổi này đến từ nguyên nhân nào: nhiệt độ hay lượng mưa hay tốc độ và hướng gió?

Thay đổi áp suất ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Dưới đây là một số cách giải thích tại sao thay đổi áp suất khí quyển lại ảnh hưởng tới cơ thể bạn:
  • Huyết áp: tim bơm máu vào tất cả các cơ quan của cơ thể tạo ra một áp lực. Đó chính là huyết áp. Áp lực này bị ảnh hưởng bới áp suất không khí, ví dụ khi áp suất không khí tăng lên thì huyết áp cũng tăng theo. Đối với một số người, khi huyết áp dao động  thì họ sẽ cảm thấy chóng mặt hoặc buồn nôn thậm chí là nhìn mờ.
  • Nhức đầu: các bác sỹ thần kinh học giải thích rằng khi áp suất khí quyển xuống thấp thì nó sẽ tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa không khí và các xoang trong cơ thể dẫn đến tình trạng đau nửa đầu hoặc đau cả đầu. Việc này sẽ càng trầm trọng hơn nếu như các xoang bị nghẽn do viêm, dịch, mủ… Như vậy sự thay đổi áp suất không khí có thể là một trong những yếu tố làm trầm trọng thêm chứng đau nửa đầu.
  • Đau khớp: Các nghiên cứu tại trung tâm y khoa Tufts của Mỹ đã khảo sát trên 200 bệnh nhân bị viêm khớp gối và đưa ra được kết luận có mối liên quan giữa sự thay đổi áp suất không khí, nhiệt độ môi trường xung quanh với sự thay đổi mức độ đau đầu gối. Có thể là do áp suất không khí ảnh hưởng đến độ nhớt trong các bao hoạt dịch hoặc nó gây ra các cơn đau đầu gối do thần kinh. Cho dù việc đau nhức xương khớp do thay đổi áp suất đã trở thành kinh nghiệm dân gian nhưng chũng ta vẫn chưa có các bằng chứng rõ ràng cho việc này.
  • Đường máu: Tại sao bạn lại thấy trong những ngày lạnh các bệnh nhân tiểu đường thường khó kiểm soát được lượng đường huyết của họ. Có thể là do nhiệt độ xuống thấp khiến máu thay đổi độ nhớt khiến cho việc kiểm soát đường trong máu không được ổn định. Ngoài ra hiệp hội tiểu đường Mỹ còn đưa ra cảnh báo, đối với những bệnh nhân tiêm insulin cũng nên cẩn thận với máy bơm in sulin trong những ngày lạnh vì nó có thể chứa những bóng khí nhỏ do nhiệt độ thấp đẫn đến việc lượng insulin được cung câp không đủ.

- 28-05-2018 -