Tăng huyết áp và bệnh lý thận

Tăng huyết áp được biết đến là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra suy thận trên thế giới.

Cách đây vài năm, trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa kỳ đã cảnh báo những biến chứng tăng huyết áp đang ngày càng gia tăng.

Nhiều người không nhận ra rằng thận và hệ thống tuần hoàn cùng chịu trách nhiệm trong việc ngăn ngừa tăng huyết áp. Theo thông tin của hiệp hội tim mạch Mỹ, tăng huyết áp có thể gây suy thận theo ba cơ chế

  • Thứ nhất: tăng huyết áp gây tăng áp lục lên thành mạch, lâu ngày dẫn đến tổn thương thành mạch. Đặc biệt ở thận có cấu tạo mạch máu dày đặc và lưu lượng máu qua thận cũng rất cap vì vậy suy yếu thành mạch sẽ khiến thận làm việc vất vả hơn và thậm chí việc cung cấp không đủ máu khiến các mô thận thiếu dinh dưỡng và bị tổn thương.
  • Thứ hai: khi thận bị tổn thương các đơn vị chức năng của thận không nhậ đủ oxy và đưỡng chất để làm việc hiệu quả nữa khiến cho các chất độc hại được giữ lại trong cơ thể nhiều hơn
  • Huyết áp cũng không được kiểm soát do thận không sản xuất đủ hóc môn để điều chỉnh huyết áp. Và huyết áp càng cao lại càng tổn thương thành mạch nhiều hơn khiến máu không lưu thông đến thận tốt hơn.

Bạn đã thấy hại não khi đọc những thông tin trên chưa? Nếu rồi thì chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản hơn như sau: suy thận và tăng huyết áp là một vòng xoắn bệnh lý. Nghĩa là việc huyết áp cao kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương thành mạch trong đó có mạch máu ở thận, thận không nhận đủ lượng máu sẽ bị thiểu dưỡng và không đáp ứng được đầy đủ chức năng mà cơ thể giao cho, khi thận bị tổn thương sẽ giảm sản xuất hóc môn kiểm soát huyết áp cũng như không thải được chất độc hại khiến huyết áp lại tăng vùn vụt và bắt đầu quá trình tổn thương thành mạch nặng nề hơn.

Bệnh thận có mối liên quan chặt chẽ với các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường và tim mạch. Những người bị tiểu đường, bệnh miễn dịch, nhiễm trùng tiết niệu sau cùng cũng ảnh hưởng đến thận.

Tăng huyết áp và bệnh lý thận

Có hai kiểu tổn thương thận đó là:

Suy thận cấp: xảy ra khi giảm thiểu lưu lượng máu đến thận đột ngột, làm gián đoạn chức năng lọc thận. Nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp có thể là mất nước nghiêm trọng, tai nạn, phẫu thuật hoặc quá liều thuốc như acetaminophen, ibuprofen, naproxen.

Tăng huyết áp và bệnh lý thận
Các tình trạng viêm mạn tính ở bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, nhiễm trùng, tắc nghẽn, dị ứng cũng có thể gây suy thận. Khoảng  một nửa số người bị bệnh thận cấp tính được điều trị khỏi vĩnh viễn; phần còn lại dẫn đến suy thận mạn.

Các triệu chứng của suy thận cấp bao gồm: đau lưng, yếu người, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, khát nước, thiểu niệu.

Suy thận mạn tính: tiến triển theo thời gian từ những bệnh lý mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường hoặc suy thận cấp. Những người lạm dụng thuốc và rượu cũng có khả năng cao bị suy thận. Động mạch thận bị tổn thương không hồi phục cũng gây suy thận mạn. Tuổi, các bất thường trong gen và các bệnh như ung thư có thể ảnh hưởng đến bệnh thận mạn tính.

Khi bạn mắc bệnh thận mạn tính thì lời khuyên hữu ích dành cho bạn đó là nên ăn nhiều rau quả tươi, tránh đường và đồ ngọt, uống đủ 3l nước mỗi ngày, tập thể dục đều đặn. Những thói quen này không những có tác dụng đối với bệnh thận mà còn tốt cho sức khỏe nói chung.

Thông tin thêm về bệnh huyết áp tại bài viết: Tăng huyết áp, béo phì nguy cơ cao với bệnh thận

- 28-05-2018 -