Sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV (ARV) sau khi quan hệ đồng tính nam có hiệu quả không?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nên cung cấp thuốc uống (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người có nguy cơ phơi nhiễm cao bao gồm người chuyển giới, quan hệ đồng tính nam… bên cạnh các biện pháp dự phòng khác như bao cao su, chất bôi trơn…

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nên cung cấp thuốc uống (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người có nguy cơ phơi nhiễm cao bao gồm người chuyển giới, quan hệ đồng tính nam… bên cạnh các biện pháp dự phòng khác như bao cao su, chất bôi trơn…

Phơi nhiễm HIV là gì?

Theo định nghĩa của Bộ Y tế thì phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu, mô hay các dịch cơ thể của người khác dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

Trong thực tế, không phải trường hợp nào người bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV. Điều này còn tuỳ thuộc vào từng hành vi cụ thể và mức độ nguy cơ của những hành vi đó. Trong trường hợp gặp rủi ro, việc dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp bạn hoặc người thân hạn chế được những nguy cơ lây nhiễm HIV.

Sử dụng thuốc ARV sau khi quan hệ đồng tính nam có hiệu quả không?

Thuốc chống phơi nhiễm HIV (ARV) có tác dụng chính là ức chế, kìm hãm virus hoạt động, nhân lên, xâm chiếm các tế bào lành tính trong cơ thể một cách thấp nhất. Cùng với đó là sự trợ giúp đến mức tối đa tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi lại các nguy cơ nhiễm trùng cơ hội, kéo giảm tình trạng nhiễm bệnh cho người bị phơi nhiễm.

Vì thế, việc sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV là phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị hiện nay.

Điều trị dự phòng bằng ARV cho người bị phơi nhiễm

Thời gian điều trị phơi nhiễm HIV

- Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, càng sớm càng tốt.

- Tốt nhất là điều trị ARV sớm từ 2 - 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn quá 72 giờ kể từ khi có hành vi nguy cơ.  

- Thời gian điều trị thuốc ARV dự phòng phơi nhiễm kéo dài liên tục trong 4 tuần. Ngừng thuốc khi xác định nguồn phơi nhiễm âm tính với HIV.

- Theo dõi trong và sau điều trị như theo dõi và xử trí tác dụng phụ của ARV; tư vấn và hỗ trợ tâm lý cũng như xét nghiệm lại HIV sau 3 tháng.

Cách sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV

- Chỉ dùng thuốc ARV khi có chỉ định của bác sĩ sau khi đã được tư vấn về nguy cơ lây nhiễm HIV.

- Uống thuốc đúng liều, đúng chỉ định theo đơn của bác sĩ.

- Uống thuốc đúng giờ để duy trì nồng độ thuốc trong máu làm giảm khả năng phát triển và sinh sôi của virus HIV.

- Trong trường hợp quên thuốc, cần uống thuốc ngay khi nhớ ra nhưng liều sau cần cách liều trước ít nhất 4 tiếng.

- Một số thuốc khi dùng sẽ gặp các tác dụng phụ khó chịu, nên khuyến khích bệnh nhân uống vào buổi tối, trước khi đi ngủ.

- Trong thời gian dùng thuốc nên tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia…

Các tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV

Thuốc chống phơi nhiễm HIV tuy có khả năng giúp người sau khi có hành vi nguy cơ chống lại virus HIV xâm nhập vào cơ thể, nhưng khi dùng thuốc ARV cần lưu ý vì có thể gây ra các tác dụng phụ.

  • Gan bị ảnh hưởng nhiều khi dùng thuốc: Đây được coi là vấn đề nghiêm trọng trong điều trị phơi nhiễm. Thuốc chống phơi nhiễm HIV làm tăng men gan từ đó gây độc cho gan và có khả năng hủy hoại tế bào gan. Cần báo cho bác sĩ điều trị nếu người bị phơi nhiễm đã có tiền sử bệnh về gan.
  • Gây tiêu chảy liên tục cho người sử dụng: Trong thời gian điều trị phơi nhiễm HIV, người dùng thuốc có thể bị tiêu chảy do các thành phần có trong thuốc.
  • Triệu chứng đau đầu và mất ngủ thường xuyên xảy ra: Do thuốc tác động trực tiếp lên thần kinh não bộ nên có thể gây cảm giác đầu đau nhức và rối loạn giấc ngủ.

Vì vậy, trong thời gian điều trị bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau 10 tuần điều trị, người bị phơi nhiễm cần đi xét nghiệm lại HIV để biết kết quả điều trị. Đồng thời trong quá trình này, người bệnh cũng cần thực hiện các biện pháp phòng tránh để bảo vệ an toàn cho mọi người xung quanh.

Nếu vẫn còn thắc mắc và lo ngại về nguy cơ lây nhiễm HIV và thuốc ARV, bạn hoàn toàn có thể yên tâm Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Quách Văn để được tư vấn. Mọi thông tin và bệnh án của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối. Trước khi gọi bác sĩ, bạn được sử dụng tính năng tải ảnh & video các xét nghiệm và mô tả trước tình trạng, triệu chứng để bác sĩ xem.

Bác sĩ Văn từng tu nghiệp tại Thái Lan về tổ chức phòng khám thân thiện dành cho cộng đồng LGBT, đồng thời chuyên khám và điều trị về:

  • Các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như mụn cóc, sùi mào gà, giang mai, lậu, Chlamydia...
  • Hỗ trợ, điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm HIV.

Wellcare.vn

- 13-04-2024 -

Bài viết liên quan