Sơ lược về các loại ung thư bàng quang

Bàng quang là một cơ quan rỗng, có thể giãn nở, nằm trong xương chậu và là nơi dự trữ nước tiểu trước khi được thải ra ngoài. Chức năng này làm bàng quang trở thành một phần quan trọng của hệ tiết niệu.

Hệ tiết niệu cũng bao gồm cả thận, niệu quản và niệu đạo. Bàng quang cũng như những cơ quan khác của hệ tiết niệu, có niêm mạc được làm từ một lớp tế bào gọi là urothelium. Lớp tế bào này được ngăn cách với lớp cơ thành của bàng quang bằng một lớp xơ mỏng gọi là lớp đệm niêm mạc.

Ung thư bàng quang xảy ra khi những tế bào khỏe mạnh của thành bàng quang thay đổi là phát triển một cách không kiểm soát, tạo thành các khối u. Khối u có thể là ác tính hoặc lành tính. Khối u ác tính là khối u có thể phát triển và lan đến các phần khác của cơ thể. Khối u lành tính là khối u có thể phát triển nhưng sẽ không lan ra các cơ quan khác.

Các loại ung thư bàng quang

Các loại ung thư bàng quang phụ thuộc vào hình ảnh tế bào của chúng dưới kính hiển vi. Có 3 loại ung thư bàng quang chính:

Ung thư tế bào chuyển tiếp: đây là loại ung thư chiếm 90% các trường hợp ung thư bàng quang, bắt đầu từ những tế bào nằm ở thành bàng quang. Tế bào chuyển tiếp là thuật ngữ phổ biến hiện nay dùng để chỉ loại ung thư này, trước đây được gọi là ung thư tế bào chuyển tiếp hoặc TCC.

Ung thư biểu mô tế bào vảy: tế bào vảy phát triển ở thành bàng quang như một sự phản ứng lại với các kích thích và viêm nhiễm. Theo thời gian, các tế bào này trở thành ung thư. Ung thư tế bào vảy chiếm khoảng 4% các trường hợp ung thư bàng quang.

Ung thư tế bào tuyến: chiếm khoảng 2% các trường hợp ung thư bàng quang, và thường phát triển từ các tế bào tuyến.

Sơ lược về các loại ung thư bàng quang
Các cách mô tả ung thư bàng quang

Ngoài các loại tế bào, ung thư bàng quang còn được miêu tả là không xâm lấn, không xâm lấn cơ hoặc cơ xâm lấn.

Không xâm lấn: Loại ung thư bàng quang này thường không phát triển qua lớp đệm niêm mạc. Ung thư không xâm lấn có thể được gọi là ung thư bề mặt. Ung thư bàng quang không xâm lấn ít có khả năng sẽ lan ra các phần khác của cơ thể như các loại ung thư bàng quang khác.

Không xâm lấn cơ: Ung thư bàng quang không xâm lấn cơ thường chỉ phát triển ở lớp tế bào đệm. Tình trạng này được gọi là xâm lấn, nhưng không xâm lấn sâu tới mức có thể lan ra các lớp cơ.

Cơ xâm lấn: Ung thư bàng quang cơ xâm lấn là ung thư phát triển ở lớp cơ thành của bàng quang và đôi khi phát triển cả ở lớp mỡ hoặc lớp mô bên ngoài bàng quang.

Một chú ý quan trong là cả loại ung thư không xâm lấn và xâm lấn cơ đều có khả năng lan đến lớp cơ bàng quang hoặc lan đến các phần khác của cơ thể. Thêm vào đó, tất cả các tế bào ung thư bàng quang đều có thể lan rộng ra khỏi bàng quang qua quá trình di căn.

Nếu tế bào ung thư bàng quang lan đến những cơ quan xung quanh như niệu quản hoặc âm đạo ở phụ nữ, tuyến tiền liệt ở nam giới và/hoặc các cơ gần đó thì được gọi là tiến triển khu vực. Ung thư bàng quang cũng thường lan tới các hạch bạch huyết ở vùng chậu. Nếu lan tới gan, xương, phổi và các hạch bạch huyết ngoài vùng chậu, hoặc các phần khác của cơ thể, sẽ được gọi là di căn.

Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị ung thư bàng quang sẽ được nói đến chi tiết hơn ở những bài sau.

- 28-05-2018 -