Phòng ngừa ngộ độc thuốc

Sử dụng thuốc luôn đi kèm với những nguy cơ nhất định do tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, còn một nguy cơ khác bạn cũng nên chú ý đến, đó là nguy cơ ngộ độc thuốc, do tương tác thuốc - thuốc, hoặc tương tác thuốc - thức ăn

Nững nguyên nhân gây ra ngộ độc thuốc rất khác nhau và có những lúc hoàn toàn bất ngờ

Phòng ngừa ngộ độc thuốc ở người lớn

Người lớn dùng nhiều loại thuốc có nguy cơ gia tăng các vụ ngộ độc bất ngờ. Bệnh nhân lớn tuổi có phác đồ sử dụng thuốc phức tạp, thường liên quan đến nhiều loại thuốc do nhiều bác sĩ kê nên họ dễ bị ngộ độc.

Phòng ngừa ngộ độc thuốc
Để hạn chế ngộ đọc thuốc ở người lớn, bạn nên:
  • Giữ một danh sách của các loại thuốc đã sử dụng. Bản kê các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm tên thuốc, liều lượng và tần suất sử dụng, là một công cụ quan trọng trong những lần gặp bác sĩ và trong trường hợp khẩn cấp.
  • Thông báo cho bác sĩ và dược sĩ của tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, kể cả thuốc không theo toa của bác sĩ và các loại thực phẩm chức năng của bạn; điều này sẽ giúp giảm nguy cơ của sự tương tác thuocs có thể gây hại.
  • Tìm hiểu về các loại thuốc đang sử dụng: hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được giải thích đầy đủ về các lý do tại sao bạn phải dùng các loại thuốc, các thực phẩm và thuốc bạn nên tránh và các phản ứng cũng như tác dụng phụ.
  • Nên sử dụng thuốc được kê bởi một bác sỹ. Nhiều người trung niên nhận toa thuốc từ nhiều hơn một bác sĩ làm tăng tương tác các thuốc. Bằng việc khám và điều trị ở một bác sỹ, tất cả các chỉ định của bạn được thống nhất và bác sĩ của bạn có thể kiểm tra các tương tác có thể có giữa các thuốc.
  • Viết nhật ký. Hãy ghi chú tất cả các triệu chứng, đặc biệt là sau khi dùng thuốc. Tác dụng phụ gây đau đớn hay bất ngờ có thể báo hiệu một nhu cầu điều chỉnh phác đồ điều trị thuốc.
  • Duy trì một lịch trình. Giữ thói quen đó có thể làm giảm nguy cơ bạn dung thiếu liều lượng hoặc nhiều hơn mức cần thiết.

Phòng ngừa ngộ độc thuốc cho trẻ em

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) báo cáo rằng khoảng 9 trên 10 vụ ngộ độc bất ngờ xảy ra trong nhà. 60% các nạn nhân là trẻ em dưới sáu tuổi và gần một nửa số ca ngộ độc ở trẻ em lứa tuổi này liên quan đến sự lạm dụng các loại thuốc.

Phòng ngừa ngộ độc thuốc
Dưới đây là những lời khuyên an toàn mà mỗi cha mẹ, người chăm sóc và ông bà nên thực hiện để ngăn ngừa ngộ độc thuốc:
  • Tránh uống thuốc trước mặt trẻ em, vì chúng thường cố gắng bắt chước người lớn
  • Đừng gọi thuốc là 'kẹo'
  • Giữ tất cả các loại thuốc (cả kê đơn và không kê đơn) trong các hộp thuốc để xa tầm tay trẻ em
  • Luôn luôn bật đèn khi lấy và uống thuốc.
  • Kiểm tra định kỳ hạn sử dụng của thuốc. Nếu thuốc không ghi hạn, coi như nó hết hạn sáu tháng sau khi mua hàng.
  • Tránh để thuốc trong thùng rác mở trong nhà bếp hoặc phòng tắm vì nhiều loại của thuốc người lớn có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ và vật nuôi.
  • Hãy nhận biết rằng vitamin, đặc biệt là những loại có chứa sắt, có thể gây độc nếu dùng liều lượng lớn. Hãy theo hướng dẫn của bác sỹ để dùng thuốc đúng liều lượng cho trẻ em.
  • Không dùng các loại thuốc kê cho người lớn để trẻ em uống.

Trong bất cứ trường hợp nào bạn hoặc người thân, trẻ em trong nhà gặp một phản ứng phụ bất lợi với thuốc đang dùng, hãy lập tức liên hệ với bác sỹ hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

- 28-05-2018 -