Nồng độ bilirubin và vàng da

Bilirubin là sắc tố màu vàng được hình thành ở gan do sự phá hủy các tế bào hồng cầu và được bài tiết trong dịch mật. Nồng độ bilirubin cao có thể dẫn đến vàng da hoặc vàng mắt. Vàng da là tình trạng thường gặp ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh do tất cả trẻ sơ sinh đều trải qua giai đoạn phá hủy hồng cầu nhanh sau sinh.

Vàng da thường nhẹ, tự mất đi hoặc không có ảnh hưởng kéo dài, nhưng một số trẻ có vàng da nặng, được gọi là tăng bilirubin máu.

Có một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ tiến triển tăng bilirubin máu:

  • Sinh non
  • Không hòa hợp nhóm máu với mẹ
  • Không được nuôi dưỡng tốt
  • Thâm tím nặng khi sinh
  • Vàng da xuất hiện trong 24 giờ đâu sau sinh

Xét nghiệm máu được sử dụng để đánh giá nồng độ bilirubin trong máu. Khi nồng độ bilirubin của đứa bé bắt đầu tăng cao, liệu pháp chữa bệnh bằng ánh sáng được sử dụng để loại bỏ sắc tố vàng ở da.

Nồng độ bilirubin không bình thường là gì?

Bilirubin có trong máu là bình thường. Nhưng định nghĩa “bình thường”rất đa dạng do các phòng thí nghiệm sử dụng các kĩ thuật định lượng hoặc mẫu xét nghiệm khác nhau. Mức bình thường của bilirubin bao gồm:

  • Bilirubin trực tiếp: 0-0,3 mg/dL
  • Bilirubin toàn phần: 0,3-1,9 mg/dL

Với trẻ sơ sinh, nồng độ bilirubin thường cao hơn trong những ngày đầu. Bác sĩ lượng giá nồng độ bilirubin của trẻ dựa vào nguy cơ mắc vàng da nặng và tuổi tính theo giờ.

Với một đứa bé không có yếu tố nguy cơ, bác sĩ có thể bắt đầu nghĩ đến vàng da nặng nếu nồng độ:

  • 24 giờ tuổi: 8 mg/dL
  • 48 giờ tuổi: 13 mg/dL
  • 72 giờ tuổi: 16 mg/dL
  • 96 giờ tuổi: 17 mg/dL

Nếu bilirubin của một đứa trẻ tăng cao ở mức này, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao và đảm bảo nồng độ bilirubin bắt đầu giảm xuống. Bác sĩ cũng cân nhắc tốc độ tăng nồng độ bilirubin, bất kể trẻ sinh non hay tuổi của trẻ.

Nồng độ bilirubin và vàng da

Nguy cơ tăng bilirubin

Nồng độ bilirubin quá cao có thể gây bệnh nặng. Một đứa bé thường thấy mệt mỏi và khó chịu. Da và mắt của chúng có thể chuyển màu vàng. Nếu không được điều trị, vàng da có thể dẫn đến vàng nhân não, tình trạng tổn thương não vĩnh viễn. Với những đứa bé hoàn toàn khỏe mạnh, sinh đủ tháng, vàng nhân não hiếm khi xảy ra khi nồng độ bilirubin nhỏ hơn 35mg/dL. Với trẻ sinh non, vàng nhân não có thể xảy ra ở nồng độ thấp hơn. Nó vẫn hiếm khi xảy ra ở nồng độ nhỏ hơn 20 mg/dL.

Do vàng da có thể dễ dàng xét nghiệm và điều trị, vàng nhân não thường hiếm gặp trong cuộc sống hiện đại. bằng việc tuần theo chỉ dẫn của bác sĩ nhi khoa sau khi mang con về nhà, bạn có thể đảm báo bé an toàn và khỏe mạnh.

Những nguyên nhân gây vàng da khác

Vàng da có thể do vỡ hồng cầu sau sinh. Trong một số trường hợp, vàng da có thể được tích tụ bở một số tình trạng khác khiến hồng cầu bị vỡ.

Những tình trạng này bao gồm:

  • Chứng loạn nguyên hồng cầu sơ sinh
  • Thiếu máu tan máu
  • Phản ứng truyền máu 

- 28-05-2018 -