Những điều cần biết về kháng sinh nhóm fluoroquinolone

Cùng tìm hiểu các thông tin về một số loạị kháng sinh nhóm fluoroquinolone:

Kháng sinh nhóm fluoroquinolone

Có thể bạn đã từng được kê đơn ciprofloxacin ((Cipro), levofloxacin (Levaquin) hoặc một số loạị kháng sinh nhóm fluoroquinolone khác để điều trị nhiễm khuẩn (như nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc tiết niệu). Nói chung, những thuốc này an toàn và hiệu quả với nhiều loại vi khuẩn gram âm và dương khiến chúng trở thành sự lựa chọn tốt cho điều trị toàn thân..

Cấu trúc chính của tất cả các loại thuốc fluoroquinolone bao gồm ciprofloxacin và levofloxacin - là vòng cacbon 6 cạnh gắn với phân tử fluoride. Những thuốc này tác động lên 2 enzyme của vi khuẩn có vai trò trong quá trình sao chép AND. Do fluoroquinolone hiện nay gắn với cả 2 enzym này chính vì thế vi khuẩn khó bị đột biến trở nên kháng thuốc và nâng cao tác dụng của thuốc.

Dưới đây là danh sách vi khuẩn mà fluoroquinolone có tác dụng điều trị:

  • Liên cầu
  • Phế cầu (levofloxacin và moxifloxacin là hiệu quả nhất)
  • Staphylococci viridans
  • Bacillus anthracis (ciprofloxacin được công nhận là điều trị bệnh than)
  • Chlamydia (levofloxacin và moxifloxacin là hiệu quả nhất)
  • Enterococcus faecalis
  • Vi khuẩn monocytogenes
  • Nocardia
  • Lậu cầu và não mô cầu
  • Haemophilus influenzae
  • Enterobacteriaceae
  • Trực khuẩn mủ xanh (ciprofloxacin is most effective)
  • Vibrio

Đặc biệt hơn, fluoroquinolones có tác dụng trên cả vi khuẩn hiếm khí và kị khí. Tuy nhiên vi khuẩn hiếm khí thường kháng lại nhóm thuốc này. 

Những điều cần biết về kháng sinh nhóm fluoroquinolone Dưới đây là những bệnh nhiễm khuẩn có thể dùng fluoroquinolones để điều trị:
  • Viêm phổi
  • Viêm phế quản
  • Bệnh than
  • Vi khuẩn gây viêm dạ dày ruột
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu
  • Nhiễm khuẩn niệu đạo
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Bệnh nhiễm khuẩn khung chậu
  • Nhiễm khuẩn xương khớp
  • Viêm xoang
  • Nhiễm trùng trong ổ bụng

Ngoài ra do có phổ kháng khuẩn rộng, fluoroquinolones cũng có những đặc điểm khác khiến chúng trở thành nhóm kháng sinh tuyệt vời. Đầu tiên, chúng dùng được đường uống và không tiêm. Thứ 2, chúng có thể phân phối tới nhiều phần của cơ thể. Thứ 3, fluoroquinolones có thời gian bán thải dài, cho phép chỉ cần sử dụng 1 - 2 lần trong ngày. Thứ 4, ciprofloxacin được đào thải hầu hết qua thận khiến chúng có tác dụng mạnh trên nhiễm khuẩn tiết niệu.

Tác dụng phụ của fluoroquinolones

Nói chung, fluoroquinolones là thuốc khá an toàn. Tuy nhiên, chúng có thể có một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Phản ứng dị ứng (mẩn da)
  • Đau đầu
  • Co giật
  • Ảo giác
  • QT kéo dài
  • Vỡ gân
  • Phù mạnh
  • Tăng nhạy cảm ánh sáng

Ngoài ra,fluoroquinolones có thể gây tổn thương gan và tăng enzyme gan. Fluoroquinolones sớm rút khỏi thị trường do gây tổn thương gan (gatifloxacin và trovafloxacin). Nguy cơ fluoroquinolone gây tổn thương gan là 1/100.000 người sử dụng. Do levofloxacin và ciprofloxacin được kê rộng rãi, chúng là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương gan. Những tổn thương gan thường xảy ra sau dùng thuốc từ 1-4 tuần.

Tình trạng đề kháng fluoroquinolones

Mặc dù sự kháng fluoroquinolones ít phổ biến hơn những loại kháng sinh khác, nó vẫn xảy ra với tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh, Serratia marcescens. Và một loạt các vi khuẩn kháng lại một loại fluoroquinolone sau đó kháng hết các thuốc trong nhóm.

Bạn cần lưu ý điều gì?

Nếu bạn hoặc người thân được kê fluoroquinolone hoặc bất kì loại kháng sinh nào - bạn nên dùng kháng sinh đúng thời gian và liều lượng theo chỉ định của bác sỹ.

Bằng việc dùng thuốc giữa chừng khi thấy khá hơn bạn đã góp phần khiến vi khuẩn kháng thuốc sống sót là lan rộng, và sau đó có thể gây nên những mối lo với sức khỏe cộng đồng. Nhớ rằng chúng ta luôn trong cuộc chiến kháng kháng sinh, và chúng ta sẽ thất bại một khi kháng thuốc lan rộng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 12 điều cần hỏi bác sĩ trước khi uống kháng sinh

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan