Mang thai và việc tập thể dục

Tập thể dục là một trong những việc rất quan trọng trong quá trình mang thai. Hãy tìm hiểu những sự thật liên quan đến quá trình hoạt động an toàn trong thai kỳ.

Mang thai là một trong những thay đổi thể chất lớn nhất trong cuốc đời người phụ nữ mà bạn sẽ được trải nghiệm. Ngoài việc ăn uống lành mạnh thì việc tập thể dục cũng là những phương pháp  giúp bạn thích nghi được với sự thay đổi về thể chất khi mang thai và tốt cho sự phát triển của em bé. Tuy nhiên làm thế nào để tập thể dục được an toàn?

Tiến sỹ, bác sỹ Linda Szymanski là một chuyên gia trong lĩnh vực sản khoa và thể dục trị liệu sẽ giải đáp cho chúng ta những lời khuyên về  tập thể dục an toàn nào là đúng và lời khuyên nào là sai khi mang bầu.

Thứ nhất: nếu bạn không thường xuyên tập thể thao thì đừng bắt đầu tập thể dục khi bạn mang bầu.

Đây là một lời khuyên không đúng, nó đã được lưu truyền qua nhiều năm. Nhưng thực tế mang bầu là một thời điểm lý tưởng để bạn bắt đầu tập thể dục, thậm chí trước đó bạn chưa từng đi tập thể dục hoặc tập thể dục không thường xuyên. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo là nên tập những bài tập ở cường độ trung bình khoảng 150 phút một tuần (nghĩa là 30 phút mỗi ngày, tập 5 ngày một tuần). Sau đây là những bài tập lý tưởng trong thời gian thai kỳ:

  • Đi bộ: đi bộ ở cường độ trung bình rất tốt cho bà bầu, và đó là một cách dễ dàng để theo được những khuyến cáo trong hướng dẫn chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai. Nếu bạn chọn đi bộ thì hãy vừa đi vừa nói chuyện, còn nếu không có ai để nói chuyện thì hãy đi bộ thật chậm.
  • Các hoạt động thể hình: tập các bài tập hình elip hoặc thể dục dưới nước là những hoạt động lành mạnh và an toàn cho bà bầu.
  • Pilate và yoga: hai loại hình thể thao này có thể giúp bạn cải hiện cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên bạn nên lưu ý là bà bầu không nên tập yoga nóng (hot yoga) bởi bà bầu cần môi trường thoáng mát hơn người khác.
    Mang thai và việc tập thể dục

Một điều rất quan trọng đó là khi tập thể dục bạn nên tập ở mức độ vừa phải đừng ép buộc bản thân phải tập đến mức độ kiệt sức.

Thêm vào đó, bạn cũng nên cẩn thận với những bài tập có thể khiến bạn mất cân bằng, bởi vì bạn có thể bị ngã dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho em bé. Ngay kể cả việc đạp xe cũng không được khuyến cáo cho các phụ nữ muốn tập thể thao khi mang bầu vì đạp xe cũng rất dễ nga. Điều quan trọng là những bài tập vừa đáp ứng được sở thích của bạn vừa ở trong giới hạn an toàn.

Thứ hai: vận động viên có thể tiếp tục các bài tập cường độ cao trong thời gian mang bầu

Nếu bạn là vận động viên thì việc tập những bài tập cường độ cao là quá quen thuộc do đó bạn có thể duy trì chế độ luyện tập của bạn như cũ trong thời gian mang thai miễn là không có biến cố gì xảy ra. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ về việc tập luyện và nên để tâm nhiều hơn đến sự thay đổi của cơ thể khi luyện tập. Những nữ vận động viên thường ép mình để tập cường độ cao cho đến khi mệt mỏi hoặc chuột rút họ mới chịu dừng lại, họ thường đẩy bản thân đi quá ngưỡng giới hạn của bản thân, điều này có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy bạn cần phải học cách cân bằng giữa việc tập luyện và giới hạn an toàn cho thai nhi.

Mang thai và việc tập thể dục
Thứ ba: lợi ích của tập thể dục khi mang thai là giúp giảm cân dễ dàng hơn sau khi sinh em bé.

Tập thể dục có thể thúc đẩy giảm cân sau khi sinh. Nhưng giá trị thực sự của việc tập thể dục đó là nó đem lại sự cải thiện sức khỏe đáng king ngạc. Có thể kể ra một số lợi ích sau: chức năng trao đổi chất tăng lên, nguy cơ phát triển tim mạch giảm, giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Thậm chí nếu bạn không thấy giảm cân ngay sau khi sinh thì bạn tiếp tục duy trì việc tập thể dục cũng giúp bạn có sức khỏe dẻo dai hơn và tốt hơn rất nhiều so với trước đây.

- 28-05-2018 -