Mãn kinh và loãng xương

Loãng xương là tình trạng xương trở nên mỏng, dẫn tới chúng rất dễ gãy. Trung bình người phụ nữ mất tới 10% trọng lượng xương trong 5 năm đầu của thời kỳ mãn kinh. Chế độ ăn giàu calci và tập luyện đều đặn bắt đầu từ thời trẻ có thể làm giảm nguy cơ loãng xương bằng trong thời kỳ mãn kinh, trong khi các phương pháp điều trị bằng thuốc chỉ đem lại những hiệu quả nhất định.

Mãn kinh là tình trạng hết kinh nguyệt tự nhiên, thường xảy ra ở phụ ữ độ tuổi 45-55. Thời kỳ mãn kinh làm gia tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ do xương trở nên mỏng và dễ gãy. Hàm lượng estrogen sụt giảm mạnh trong thời kỳ mãn kinh làm tăng quá trìnhhủy hoại xương. Người ta ước tinh rằng trung bình người phụ nữ mất khoảng 10% trọng lượng xương trong 5 năm đầu sau khi mãn kinh.

Để làm giảm nguy cơ loãng xương, cần chế độ ăn giàu calci và tập thể dục đều đặn. Thói quen sống tốt từ thởi trẻ có nhiều lợi ích to lớn.

Ngoài ra, việc điều trị thuốc cũng rất có giá trị đối với việc kiểm soát tình trạng loãng xương.

Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào tới loãng xương

  • Khối lượng xương đạt đỉnh xung quanh độ tuổi 25-30, khi đó hệ xương dừng phát triển, xương khỏe nhất và dày nhất. Hocmon estrogen có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ chắc khỏe của xương.
  • Hàm lượng estrogen giảm trong thời kỳ mãn kinh, khoảng 50 tuổi, làm tăng quá trình hủy xương. Nếu đỉnh khối lượng xương trước thời kỳ kỳ mãn kinh thấp hơn so với lý tưởng, mất xương nhiều hơn sẽ xảy ra trong thời kỳ mãn kinh và kết quả là loãng xương.
  • Nghiên cứu chỉ ra rằng một phụ nữ qua tuổi 60 sẽ trải qua ít nhất một lần gãy xương do loãng xương.

Chẩn đoán loãng xương

  • Loãng xương được chẩn đoán tốt nhất là dựa vào kỹ thuật chụp X-quang đặc biệt gọi là đo mật độ xương DXA-scan. Kỹ thuật này nhằm xác định mật độ xương, thường ở phần thấp cột sống và phần trên xương hông.
  • Kết quả của đo mật độ xương được so sánh với giá trị mong đợi ở người cùng độ tuổi (gọi là Z-score) và được so sánh với người trẻ có đỉnh khối lượng xương (gọi là T-score)
  • Các kết quả T-scoers được sử dụng để chẩn đoán:
    • Giữa 1 và -1: mật độ xương bình thường
    • Giữa -1 và -2.5: thiếu xương. Có nghĩa là một giảm mật độ xương, nhưng chưa được gọi là loãng xương và mặc dù xương mỏng hơn nhưng nguy cơ gãy xương do chấn thương nhẹ là rất thấp.
    • Dưới -2.5: loãng xương, mật độ xương giảm nhiều, có nguy cơ cao bị gãy xương chỉ với các chấn thương nhẹ

Giảm nguy cơ loãng xương trong thời kỳ mãn kinh

Trong thời kỳ mãn kinh, người phụ nữ có thể làm giảm nguy cơ loãng xương bằng thay đổi lối sống. Bao gồm:

  • Chế độ ăn uống đủ canxi: mục tiêu là 1.200 mg calci mỗi ngày tương đương với 3-4 phần ăn có sữa, các chế phẩm từ sữa và các thực phẩm giàu canxi.
  • Tập thể dục điều đặn và hợp lý, bao gồm tập thể dục đối kháng (loại bài tập này cần thực hiện dưới sự giám sát).
  • Duy trì hàm lượng vitamin D. Vitamin D được tạo ra ở da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và được tìm thấy rất ít ở một số thực phẩm. Hàm lượng vitamin D có thể xác định bời xét nghiệm máu đơn giản.
  • Tránh uống quá nhiều rượu (theo hướng dẫn gần đây khuyến cáo uống tối đa 2 ly rượu mỗi ngày, 2 ngày không uống rượu mỗi tuần).
  • Dừng hút thuốc (hút thuốc lá gây nguy cơ cao bị loãng xương)
  • Trành dùng quá nhiều Cafein

Lời khuyên cho phụ nữ là nên thay đổi lối sống từ thời trẻ để có khối lượng xương đạt tối đa trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh.

Tập thể dục để giảm nguy cơ loãng xương

Mãn kinh và loãng xương
  • Tập thể dục đều đặn, tốt nhất là từ khi còn trẻ có thể làm giảm nguy cơ loãng xương. Theo khuyến cáo, nên thực hiện một vài bài tập thể dục trong hầu hết các ngày trong tuần từ 30-40 phút.
  • Có 2 loại bài tập có lợi nhất đối với xương là tập trọng lực và tập đối kháng. Ngoài làm giảm quá trình hủy xương, bài tập thể dục còn cải thiện sức mạnh của cơ và làm giảm tai nạn gãy xương do té ngã.

Khuyến cáo chung khi tập thể dục: Tập thể dục nên được hướng dẫn bởi chuyên gia y tế hoặc huấn luyện viên thể dục.

Những khuyến cáo chung bao gồm:

  • Tránh các hoạt động đột ngột, hoạt động có cường độ cao
  • Tập các bài tập trọng lực như: đi bộ, thái cực quyển, nhảy, tập trọng lực.
  • Tập aerobic 2-3 lần/ tuần
  • Tập sức mạnh một hoặc hai lần một tuần.
  • Các bài tập linh hoạt hoặc kéo dài trong thói quen của bạn

Tập trọng lực:

  • Tập trọng lực được hiểu là một vài bài tập thực hiện trên chân của bạn, ví dụ như đi bộ, chạy, chơi tennis, nhảy.
  • Nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của tập thể dục như đi bộ cho thấy cải thiện đáng kể khối lượng xương chỉ khi hoạt động được thực hiện với cường độ cao (ví dụ như đi bộ với tốc độ nhanh hay bơi)

Tập đối kháng:

Mãn kinh và loãng xương
  • Tập đối kháng được hiểu là tập sức mạnh. Các bài tập sức mạnh sử dụng sức nặng của một vài vật dụng như máy tập, tạ, với trọng lượng của mắt cá chân hoặc cổ tay để tạo ra sức đề kháng.
  • Tập đối kháng giúp ích cho xây dựng khối cơ và đặt một trọng lực trên xương chi được sử dụng
  • Để tránh chấn thương, chỉ thực hiện các bài tập này dưới sự giám sát của huấn luyện viên, nhà sinh lý học hoặc nhà vật lý trị liệu

Điều trị đối với loãng xương

Mỗi phương pháp điều trị loãng xương đều có những lợi ích và nguy cơ khác nhau. Vì vậy cần thảo luận với bác sĩ của bạn trước khi quyết đinh điều trị. Việc lựa chọn phương pháp điều trị cần được xem xét cẩn thận về tuổi, các vấn đề sức khỏe và yếu tố nguy cơ khác.

Các thuốc điều trị loãng xương bao gồm:

Mãn kinh và loãng xương
  • Bisphosphonates
  • Điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (SERMs)
  • Liệu pháp thay thế hormone (HRT) hoặc tibolone
  • Vitamin D và canxi bổ sung
  • Strontium ranelate
  • Denosumab
  • Hormone tuyến cận giáp (PTH).

Bisphosphonates

  • Biphosphonat ngăn cản hủy xương bằng cách ngăn chặn quá trình huỷ xương của tế bào xương.
  • Bisphosphonat có thể được dùng bằng đường uống hằng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc bằng đường truyển tĩnh mạch một năm một lần, nhưng chỉ có giá trị đối với điều trị loãng xương có gãy xương ở phụ nữ trên 70 tuổi.
  • Tác dụng phụ hầu hết là ở đường tiêu hóa (dạ dày và ruột). Tác dụng phụ hiếm gặp khác là hoại tử xương hàm, liên quan tới hiện tượng chết của tế bào xương ở xương hàm và quá trình điều trị kéo dài

Điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (SERMs)

  • Cơ thể người phụ nữ có chứa receptor estrogen ở nhiều mô của cơ thể, bao gồm xương. Receptor này đáp ứng với hormone estrogen.
  • Điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (SERMs) hoạt động bằng cách ngăn chặn ảnh hưởng của estrogen tới các receptor lân cận. Ở xương chúng giống như estrogen và gây tăng khối lượng xương, chủ yếu ở xương cột sống (tăng ít hơn ở xương hông).
  • Tác dụng phụ của các thuốc SSRI bao gồm các cơn nóng bừng và tăng nhẹ nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu.

Liệu pháp thay thế hormone (HRT)

  • Liệu pháp hormon thay thế làm giảm các triệu chứng mãn kinh như khô âm đạo, nóng bừng và vã mồ hôi ban đêm. Khi đưa vào đầu của thời kỳ mãn kinh, HRT cũng có thể ngăn ngừa mất xương và cần được bắt đầu ngay sau khi mãn kinh cho lợi ích tối đa.
  • HRT nên được xem là điều trị đầu tay cho bệnh loãng xương ở phụ nữ dưới 60 tuổi, trừ khi có một vài bệnh lý không thể dùng HRT. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng HRT có thể làm tăng mật độ xương khoảng 5% trong hai năm.
  • Trung bình, HRT làm giảm nguy cơ gãy xương cột sống khoảng 40%. Hiện tượng mất xương sẽ tiếp tục nếu ngừng sử dụng.
  • Việc sử dụng HRT để ngăn ngừa các bệnh như bệnh tim hoặc đột quỵ không được khuyến khích. Phụ nữ lựa chọn sử dụng HRT nên được bác sĩ điều trị tư vấn đầy đủ về những rủi ro và lợi ích của liệu pháp này.

Tibolone

  • Tibolone là một hình thức của liệu pháp hormone để điều trị các triệu chứng mãn kinh. Tibolone có thể không có tác dụng kích thích tương tự trên vú như các thuốc khác của liệu pháp hormon (nghiên cứu đã cho thấy không có sự gia tăng ung thư vú khi sử dụng 5 năm). Tuy nhiên, tibolone không nên được sử dụng cho phụ nữ bị ung thư vú.
  • Có bằng chứng là tibolone có tác dụng có lợi trên xương và dẫn đến sự gia tăng mật độ khoáng của xương và giảm gãy xương cũng như nguy cơ gãy xương.

Vitamin D và canxi

Người phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh có thể được kê đơn vitamin D và canxi bổ sung. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hàng ngày cũng có thể thúc đẩy sản xuất vitamin D và giúp xương chắc khỏe.

Bạn có thể phải bổ sung canxi và vitamin D nếu nồng độ vitamin D của bạn thấp hoặc chế độ ăn uống không cung cấp đủ calci.

Strontium

  • Strontium là một nguyên tố vi lượng tự nhiên được tìm thấy trong các mô mềm, máu, răng và xương. Cơ chế dẫn tới loãng xương chưa rõ ràng, nhưng có vẻ như là làm giảm mất xương và có thể tăng hình thành xương.
  • Các nghiên cứu về điều trị stronti cho phụ nữ mãn kinh đã cho thấy một sự giảm nguy cơ gãy xương cột sống, xương hông và các xương khác.. Nó được dùng để điều trị loãng xương sau mãn kinh.
  • Strontium cần được uống trước khi đi ngủ ít nhất hai giờ sau khi ăn. Nó thường được dung nạp tốt, nhưng gây tác dụng phụ là tiêu chảy. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch và bệnh tim mạch

Denosumab

  • Denosumab là một kháng thể đơn dòng nhằm vào mục tiêu RANKL (một chất hoạt hóa thụ thể của yếu tố nhân kappa B-ligand), là một loại protein hoạt động như những tín hiệu ban đầu để thúc đẩy loại bỏ xương; được dùng để điều trị loãng xương sau mãn kinh.
  • Denosumab được tiêm dưới da một năm hai lần. Các nghiên cứu về thuốc này ở phụ nữ sau mãn kinh đã cho thấy giảm tỉ lệ gãy xương cột sông và xương hông. Thuốc được dung nạp tốt, nhưng có thể có tác dụng phụ là nhiễm trùng, phát ban và đau khớp. Một tác dụng phụ rất hiếm gặp là hoại tử xương.

Hormone tuyến cận giáp

  • Hormone tuyến cận giáp được tiêm hàng ngày ngay dưới da, có tác dụng làm tăng sự hình thành xương và hấp thu canxi từ ruột và thận.
  • Canxi và vitamin D có thể cần thiết với điều trị hormone tuyến cận giáp và phải được giám sát của bác sĩ chuyên khoa hoặc nội tiết.
  • Ở Úc, điều trị hormone tuyến cận giáp được giới hạn đến một đợt 18 tháng, và có những hạn chế đặc biệt để sử dụng trong bệnh loãng xương. Điều trị đem lại lợi ích rõ ràng trong việc làm giảm tất cả các loại gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh, trừ gãy xương hông.

- 28-05-2018 -