Liệu pháp đốt điều trị loạn nhịp tim

Nếu bạn bị loạn nhịp tim và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hoặc gây nguy hiểm đến sức khỏe, bác sĩ có thể sẽ điều trị với thủ thuật đốt (ablation).

Một số rối loạn nhịp do sự bất thường khu trú trong hệ thống dẫn truyền của tim. Trong những trường hợp này, thủ thuật đốt có thể loại bỏ sự bất thường trong dẫn truyền. Mục đích của thủ thuật đốt thường để thoát khỏi tình trạng loạn nhịp hoàn toàn.

Thủ thuật đốt thực hiện thế nào?

Thủ thuật đốt có thể thực hiện trong phòng phẫu thuật trong quá trình mổ mở tim, nhưng đến nay thủ thuật đốt phổ biến nhất thường được thực hiện cùng với những dạng thủ thuật đặc biệt của thông tim, được gọi là nghiên cứu sinh lí điện tim (EP).

Nghiên cứu sinh lí điện tim được thực hiện bởi chuyên gia sinh lí điện tim- là các nhà tim mạch được đào tạo đặc biệt trong điều trị loạn nhịp tim. Một nghiên cứu EP có thể thực hiện như thủ thuật chẩn đoán khi cần tìm ra chính xác những cơ chế dẫn đến loạn nhịp, để quyết định thủ thuật đốt có thể điều trị loạn nhịp không. Ngày nay, nhiều nghiên cứu EP được phối hợp với các xét nghiệm chẩn đoán với thủ thuật đốt.

Trong thủ thuật đốt, một ống thông đặc biệt với điện cực ở đầu sẽ được đặt ở những vị trí khác nhau trong tim, và toàn bộ hệ thống điện tim được nghiên cứu và vẽ lại.

Nếu một khu vực bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến nhịp tim bất thường, đầu ống thông sẽ được đặt vào vùng bất thường này, và thủ thuật đốt được thực hiện qua ống thông. Thủ thuật đốt đi kèm với truyền một số dạng năng lượng thông qua ống thống (nhiệt năng, năng lượng đông lạnh hoặc năng lượng sóng ngắn), để làm tổn thương mô ở đầu ống thông.

Trong những năm gần đây, thủ thuật đốt bắt đầu được nâng cao và có hệ thống hình ảnh tinh vi trên máy tính cho phép sử dụng hình ảnh 3D và bản đồ điện để xác định vị trí đốt chính xác

Liệu pháp đốt điều trị loạn nhịp tim

Loại loạn nhịp nào có thể đốt?

Trong một số trường hợp loạn nhịp có thể do sự tập trung tế bào cơ tim với nguyên nhân nào đó bắt đầu tạo nên nhịp ngoại lai, tạo nên phức hợp nhĩ chưa trưởng thành (PACs) hoặc phức bộ thất chưa trưởng thành (PVCs). Phụ thuộc vào nơi tập trung của tế bào, việc đốt có thể thực hiện được. Tuy nhiên, do PACs và PVCs thường không đe dọa đến tính mạng, hầu hết những người có loạn nhịp không cần đến thủ thuật đốt.

Sự đốt PACs và PVCs thường được thưc hiện chỉ khi loạn nhịp tạo nên những triệu chứng khó chịu, hoặc trong trường hợp chúng kích thích nhịp nhanh vào lại.

Nhịp nhanh vào lại thường do sự kết nối điện bất thường trong tim. Nếu sự kết nối bất thường có thể được vẽ lại chính xác, nó có thể được đốt thành công.

Loạn nhịp vào lại thường được đốt với khả năng thành công lớn bao gồm nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất, nhịp nhanh vào lại nhĩ thất (hội chứng Wolff-Parkinson-White) và cuồng nhĩ.

Thủ thuật đốt với mục đích là loại bỏ rung nhĩ kéo dài trong nhiều năm, nhưng đốt thành công loạn nhịp đã được chứng minh là rất khó. Điều này là do sự ngắt điện liên quan đến rung nhĩ thường không khu trú, mà bao gồm toàn bộ nhĩ trái và phải. Nhiều cách tiếp cận được sử dụng trong nhiều năm, một số cho thấy thành công hơn. Nhưng nhìn chung, kết quả của đốt rung nhĩ còn chưa rõ ràng

Tuy nhiên, một loại thủ thuật đốt khác có hiệu quả trong kiểm soát hậu hầu hết triệu chứng của rung nhĩ ở những bệnh nhân chọn lọc, không tự thoát khỏi rung nhĩ .

Liệu pháp đốt điều trị loạn nhịp tim

Biến chứng

Mặc dù thủ thuật đốt thường khá an toàn, nhưng biến chứng có thể xảy ra. Nguy cơ biến chứng phụ thuộc vào sự mở rộng trong loại loạn nhịp được đốt-nguy cơ điều trị rung nhĩ thường cao hơn những dạng loạn nhịp khác.

Những ai cân nhắc thủ thuật đốt nên đặt những lợi ích của việc loại bỏ loạn nhịp ảnh hưởng đến cuộc sống, có thể yêu cầu sử dụng thuốc độc chống loạn nhịp, chống những nguy cơ của thủ thuật đốt.

Biến chứng của đốt có thể bao gồm tạo nên block tim (cần máy tạo nhịp), chảy máu, cục máu đông có thể gây nên đột quỵ và chấn thương tim do đốt. Do những nguy cơ này đa dạng phụ thuộc vào loại loạn nhịp được điều trị, điều quan trọng là mọi người nghĩ về thủ thuật này cần được thảo luận rõ ràng những mặt lợi và hại với bác sĩ tim mạch.

- 28-05-2018 -